KTS Trần Thanh Vân – TÔI BIẾT GÌ VỀ TRUNG QUỐC? – kỳ cuối: ĐỊA MẠCH

long-machSau khi đã biết quá rõ mục tiêu truyền kiếp của nhà cầm quyền Trung Hoa suốt mấy ngàn năm là trấn áp nội bộ, tranh chấp quyền lực và chiếm bằng được đất nước ta, tôi quyết định xin về hưu từ năm 1992 với nhiều lý do riêng, một lý do trong đó là muốn tập trung thời gian vào nghiên cứu các lý thuyết về phong thủy địa mạch, thứ lý thuyết mà từ năm 1955 tôi đã “không may” bị tận mắt chứng kiến.
Chúng ta phải cám ơn các nhà truyền giáo Phương Tây, đặc biệt là các giáo sĩ Bồ Đào Nha có công đầu về việc sử dụng chữ gốc La-tinh để phiên âm tiếng Việt trong việc truyền đạo vào nước ta ở thế kỷ XVI-XVII như Francisco de Pina, đến người biên soạn cuốn từ điển Việt-Bồ-La đầu tiên là Alexandre de Rhodes (1651) và nhất là người có công hoàn chỉnh chữ quốc ngữ ở thế kỷ XIX để trở thành chữ viết chính thống của nước ta đầu thế kỷ XX là Bá Đa Lộc – Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine. Cám ơn các vị Giáo sĩ đã góp phần giúp ta thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch Trung Hoa. Nhưng đây cũng là một sơ hở khiến lớp trí thức trưởng thành trong thế kỷ XX đã lãng quên một số cơ sở quan trọng của khoa học Phương Đông, trong đó có Phong thủy, Địa mạch và Kinh Dịch.

Sau 17 năm nghỉ việc ở Bộ Xây dựng, tôi đã cố bù lại những lỗ hổng mà lớp trí thức ở lứa tuổi của tôi đã mắc phải. Lúc này tôi đã có nhiều thời gian để hiểu rõ trong cấu trúc phong thủy địa mạch của nước ta có một thứ mà nhà cầm quyền Trung Cộng rất thèm muốn. Họ thèm muốn vì họ không có và họ hiểu rằng làm chủ được cái đó là họ chiếm được nước ta và chiếm được nước ta là họ làm chủ được cả thế giới. Tôi nói nhà cầm quyền thèm muốn chứ không phải nhân dân, bởi vì thực hiện mộng bá quyền, người dân lương thiện Trung Cộng không hề được hưởng lợi. Tiếp tục đọc

KTS Trần Thanh Vân – TÔI BIẾT GÌ VỀ TRUNG QUỐC? (kỳ 02): THỜI KỲ ĐÃ TRƯỞNG THÀNH

long-machChúng tôi về đến nhà đúng vào lúc máy bay Mỹ đang đánh phá Miền Bắc ác liệt. Không khí cả nước có chiến tranh cuốn hút chúng tôi, khiến chúng tôi tạm quên đi những cảm giác khó chịu của những ngày cuối cùng sống trên đất Thượng Hải. Ngày ấy sinh viên từ nước ngoài về vẫn chưa nhiều, nên hôm đầu tiên về nhận công tác ở Bộ Kiến trúc, chúng tôi đã được Bộ trưởng Bùi Quang Tạo đón tiếp ân cần. Bộ trưởng khuyên chúng tôi vứt bỏ lối sống cậu ấm cô chiêu ở nước ngoài và sớm thích nghi với khẩu hiệu “Ba sẵn sàng” của thanh niên thời chiến.
Sau đó, mỗi người đến nơi sơ tán ở các làng quê theo địa chỉ riêng của từng đơn vị công tác. Viện Quy hoạch đô thị của tôi ở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên.
Vĩnh Tường của bà Hồ Xuân Hương rất đẹp, nhưng chỉ đẹp ban ngày. Còn đêm đến, khi ngồi tư lự một mình bên ngọn đèn dầu trong nhà dân, những ký ức thời trẻ thơ và những kỷ niệm ở Thượng Hải lại ập về khiến tôi suy nghĩ nhiều lắm.
Lúc này đã đủ lớn để có những chính kiến của riêng mình, nhưng tôi không thể nói ra với ai. Tôi ở cùng nhà với một chị tốt nghiệp ở thành phố Kiev về, chúng tôi quý nhau và luôn giúp đỡ nhau, còn “Liên Xô xét lại” và “Trung Cộng giáo điều” thì mặc kệ họ, miễn là họ vẫn đang giúp ta những chiếc máy bay Mic bay trên bầu trời và những phong lương khô để chống đói.
Dù sao, 5 năm ở Thượng Hải cũng để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp hơn kỷ niệm xấu, tôi cố tự lý giải rằng sự cố đã xẩy ra là do sự quá đà của một nhóm người hãnh tiến nào đó. Khoảng 10 năm tiếp theo, không thể liên lạc thư từ với bạn học cũ, nhưng tôi theo dõi và nuôi trong lòng chút hy vọng đổi thay của một đất nước đã nuôi tôi ăn học thời sinh viên, ở đó tôi từng có những thầy giáo và bạn học thân thiết. Khi nghe tin ông Đặng Tiểu Bình được phục chức, tôi những tưởng tình hình sẽ khá hơn, nhưng tôi chưa kịp mừng thì liền xẩy ra cuộc tấn công biên giới đầu năm 1979 do ông Đặng Tiểu Bình chỉ huy để “Cho Việt Nam một bài học”. Không chỉ có thế, mười năm sau lại thấy cuộc tàn sát đẫm máu nội bộ của Sự kiện Thiên An Môn cũng do Đặng Tiểu Bình chỉ huy, tôi thực sự thất vọng và hiểu rằng những người cầm đầu nhà nước Trung Cộng thời nào cũng vậy, họ chống nhau, phá nhau chỉ vì tranh cướp quyền lực và càng lộ rõ thói cường quyền, tàn bạo kiểu thời Trung cổ của họ mà thôi. Tiếp tục đọc

KTS Trần Thanh Vân – TÔI BIẾT GÌ VỀ TRUNG QUỐC?

long-machLTS: Đây là một bài viết của kiến trúc sư Trần Thanh Vân, một trí thức  từng đi du học ở Trung Quốc và từng sống, làm việc ờ Bắc Việt từ thời “Cải cách Ruộng đất” cho đến nhiều năm sau này.

Bà có rất nhiều kinh nghiệm về địa lý, kiến trúc, thổ nhưỡng và nhất là phong thuỷ của Trung Quốc và Việt Nam.

Theo bà thì lý do chính mà các thế hệ cầm quyền của Trung Hoa luôn muốn chiếm Việt Nam vì họ cho rằng Việt Nam có vịnh Hạ Long là cái đuôi khổng lồ của một con rồng và đầu của nó là dãy núi Hymalaya, còn Tây Tạng, đỉnh Hoàng Liên Sơn và vùng mỏ bô-xít Tây Nguyên của Việt Nam là thân mình của con rồng khổng lồ ấy.

Người Trung Hoa tin rằng nếu họ chiếm lĩnh được “con rồng” này, họ sẽ thống trị thế giới!

Và hiện nay họ đang cố gắng thực hiện tham vọng ấy.

Bài viết này do một độc giả gởi cho tôi qua E.mail và sẽ được đăng trên Blog Lề Trái 03 kỳ, mời quý vị thưởng thức.

(kỳ 01): NHỮNG KỶ NIỆM THỜI THƠ ẤU VÀ THỜI SINH VIÊN

Lâu nay mọi người vẫn nghĩ rằng tôi là một Kiến trúc sư cảnh quan có hiểu chút ít về phong thủy Thăng Long, âu cũng là chuyện bình thường, cho nên những vấn đề gì liên quan đến phong thủy của Kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội mở rộng ngày nay thì họ hay hỏi tôi, ngoài ra tôi không biết điều gì khác. Tôi cũng tự nghĩ như vậy, nên không muốn chen vào những lĩnh vực nhạy cảm mà tôi không thông thạo như kinh tế, xã hội, đặc biệt là các vấn đề an ninh, chính trị và thời sự quốc tế!

Cách đây vài tháng, khi xây dựng chương mục Địa linh của Chương trình văn hóa 1000 năm Thăng Long, một nhóm nghiên cứu của Ban khoa giáo Đài truyền hình trung ương đến gặp tôi để lấy tài liệu về Địa mạch và Hồn cốt Thăng Long. Giữa chừng câu chuyện, họ hỏi tôi “Chị nghiên cứu đề tài này lâu chưa?” Tôi lưỡng lự giây lát, rồi trả lời họ: “Khoảng chừng đã 55 năm”

– “Cái gì? 55 năm?”
– “Vâng! từ ngày còn là con bé con”.
Thế rồi tôi kể cho họ nghe những câu chuyện khiến tôi phải chứng kiến, phải tìm hiểu từ ngày tôi còn nhỏ.. Vào đại học, tôi làm đơn thi Bách khoa vô tuyến điện hoặc Tổng hợp Lý toán, nhưng lại bị phân công theo ngành Kiến trúc. Sau này, tôi học phong thủy cho biết để hành nghề kiến trúc sư, càng ngày tôi càng ý thức được đó là cái nghiệp đời người của tôi. Vâng, đúng là nghiệp đời người đặt tôi vào tình huống liên tiếp phải va chạm với những sự thật và tôi không thể không theo đuổi đến cùng sự thật đó. Xin nhắc lại rằng kiến thức của tôi bắt nguồn từ những sự thật, từ những điều mắt thấy tai nghe, không phải từ lý thuyết. Tiếp tục đọc

CÁ CHẾT: Nhận định rùng mình của 3 nhà khoa học VN ở nước ngoài

13043263_838922896235092_945307700059603366_nTrong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để dự đoán khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.

Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước… có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết .

Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.

Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được.

Tuy nhiên không hiểu lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh.

Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể đưa ra nguyên nhân cá chết do nhiễm độc kim loại nặng. Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRẦN SÂM – Cá biển chết… Thế là hết!

ongthang-1461588309349-0-9-459-633-crop-1461588322690Khoảng 20 năm trước, khi những nhà chăn nuôi bắt đầu dùng bột tăng trọng, một người bạn đã nói với tôi:

“Ăn uống bây giờ sợ thật. Rau thì phun thuốc sâu, thuốc kích thích, thịt lợn thịt gà thì nhiễm thuốc tăng trọng. May ra chỉ còn thịt bò. Bò ăn cỏ là chính, ăn thịt bò thì đỡ hơn.”

Mươi năm gần đây thì còn ghê gớm hơn. Vài năm nay, người ta nói về chất tạo nạc. Đặc biệt, trong mấy tháng gần đây thì tìm đâu cũng thấy những cơ sở chăn nuôi dùng salbutamol (mà nhiều khả năng là được phân phối bởi ngành y tế!).

Nhưng mấy năm nay thì ngay cả thịt bò cũng không còn an toàn nữa. Bò cũng được nuôi bằng bột tăng trọng. Cỏ cũng bị phun thuốc kích thích. Lại còn thịt bò quá hạn, có chỗ quá ba bốn mươi năm. Rồi thịt bò giả, làm từ thịt trâu hoặc thịt lợn, tất nhiên là “chế biến” bằng những hóa chất độc hại.

Mấy hôm trước, trong bữa ăn, bà xã tôi nói:

“Ăn chay mãi cũng không chịu được. Lại phải mua thịt, cá. Thịt bẩn thì khỏi nói, cá cũng bẩn. Tôm, cá cũng nuôi bằng các hóa chất. Rồi còn thuốc sâu ngấm từ ruộng ra ao hồ. Rồi chất thải từ hàng triệu nhà vệ sinh, từ các nhà máy, làng nghề…” Tiếp tục đọc