Bên NỘI (họ Đào)
ĐÀO DOÃN ĐỊCH
(Ông cố, thân sinh của ông nội Đào Hiếu)
Thời Pháp thuộc, dân chúng Bình Định tham gia kháng chiến rất mạnh mẽ. Tháng 7/1885, vua Hàm Nghi truyền hịch Cần Vương kêu gọi toàn dân vùng dậy. Tổng đốc Bình Định là Đào Doãn Địch liền từ quan, cầm đầu các Văn Thân chống quân Pháp. Lúc bấy giờ, làng Phú Lạc, quận Bình Khê, có người thanh niên 25 tuổi Mai Xuân Thưởng, văn võ song toàn, chiêu mộ những người nghĩa dũng, đem quân về đứng dưới lá cờ khởi nghĩa của ông Đào Doãn Địch.
Tháng 9/1885, ông Đào Doãn Địch mất, Mai Xuân Thưởng lãnh đạo phong trào kháng chiến tại Bình Định.
Ông Đào Doãn Địch sinh năm Quý Tỵ (1833) mất năm Ất Dậu (1885), thọ 52 tuổi.
CHÚ THÍCH ẢNH: đường Đào Doãn Địch tại TP Qui Nhơn
SẮC PHONG CỦA VUA HÀM NGHI
PHIÊN ÂM :
Phụng, Thiên Thừa Vận
Hoàng đế chế viết: Trẫm duy lập chánh dụng nhơn, nghi cử khảo công chi điển, lượng tài định vị, dụng sinh trị sự chi năng.
Tư nhĩ.
Trước tác sung Long- võ- Dinh Kiếm Biện Đào Doãn Địch, văn học túc quan, tài khí khá thủ, hữu du, hữu vi, hữu thủ; chánh thuật du nghi. Viết thanh, viết thận, viết cần, quan châm thị địch, mẫn cán tuân khâm thành tích, tiến dương nghi giản tại đình.
Tư đặc thăng thọ Phụng Nghị Đại Phu, Hường Lô Tự Thiếu Khanh, sung các Bảo tịnh Kỳ Võ Dinh Kiểm Biện Tích chi các mệnh thượng kỳ vô khoáng khuyết ty, miển hàm cần ư xu sự. Thức khâm thành mệnh, vĩnh vô dịch ư thừa hưu. Khâm tai !
Hàm Nghi nguyên niên, tam nguyệt, thập thất nhật .
DỊCH:
Thừa Thiên hưng vận
Hoàng đế ban chế thơ rằng :
Trầm nghĩ : chính thể dùng người, phải tùy theo công việc, định phong chức vi, cốt xét ở tài năng.
Nay Đào Doãn Địch, hiện hàm Trước Tác sung chức Kiểm Biện ở dinh Long Võ xét thấy văn học khả quan, tài năng khả thủ, đủ mưu kế, thao thủ, hành vi hiệp theo chánh trị, được thanh liêm, thận trọng, cần mẫn, giữ đúng quan châm, có thành tích siêng năng nên Triều đình cử dụng.
Nay đặc cách thăng thọ chức Phụng Nghị Đại Phu (hàm Hồng Lô Thiếu Khanh), sung chức Kiểm Biện Các Bảo và dinh Kỳ Võ, khuyên nên chăm chỉ thừa hành, cho khỏi sở ty khoáng phế, long trọng vâng theo thánh mạng này, sẽ hưởng ân trạch vĩnh viễn.
Khâm thử.
Cao thơ này ban ngày 17 tháng 3 niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên.Có ấn Sắc mạng chi bảo (01- 5 – 1885).
(Bản này do cụ cử Nguyễn Tạo, 109 Phương Sài, Nha Trang dịch.)
*
MẶT TRƯỚC VĂN BIA Từ Đường họ ĐÀO Phú Phong
Họ ĐÀO Phú Phong, cũng như họ Đào Kim Trì, họ Đào Phú Thành, đều là chi nhánh của họ Đào Gò Bồi và đều có nguồn gốc từ Hà Tĩnh do ông tổ Đào Đại Lang khai sáng cách đây hơn 300 năm.
Ngài gốc xã Nhược Thạch, huyện Kỳ Ba, tỉnh Hà Tĩnh. Vì binh cách loạn lạc đời Lê, ngài di cư vào xứ Quảng Nam rồi sau cùng là xứ Gò Bồi, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay. Ông tổ Đào Đại Lang lập gia đình và sinh ra nhiều thế hệ con cháu tính đến nay (năm 2012) là được 17 đời.
Trong số hàng trăm con cháu đó đã xuất hiện những nhà trí thức nổi tiếng và có cả những anh hùng dân tộc được ghi danh vào sử sách, được đặt tên đường.
Sáng lập cánh họ ĐÀO Phú Phong là cụ ông Đào Doãn Địch (tức Đào Tăng Sắt) và cụ bà Huỳnh Thị Yến.
Ông Đào Doãn Địch sinh năm Quý Tỵ (1833) mất năm Ất Dậu (1885), thọ 52 tuổi. Ông là một trí thức được vua Hàm Nghi sắc phong “Thượng nghị Đại phu” “Hồng Lô Thiếu Khanh” (hiện bản chính sắc phong đang được lưu giữ trong nhà từ đường này)..
Khi vua Hàm Nghi xuất bôn, ông Đào Doãn Địch đã hưởng ứng hịch cần vương chuẩn bị lực lượng chống Pháp. Trong một trận đánh ác liệt với thực dân Pháp tại Trường Úc (Tuy Phước, Bình Định) ông đã bị thương phải rút quân về cố thủ tại căn cứ An Khê và đã qua đời tại đó. Trước khi mất ông đã trao quyền lại cho ông Mai Xuân Thưởng tiếp tục đánh Pháp. Sinh thời ông đã có công xây dựng và phát triển làng Tùng Giản ở Gò Bồi và thôn Chí Công ở An Khê. Hiện nay chính quyền TP Quy Nhơn đã dành một con đường rất đẹp ở nội thành mang tên Đào Doãn Địch.
Bà Huỳnh Thị Yến là vợ thứ ba của ông, gốc ở Phú Thọ, thị trấn Phú Phong ngày nay. Bà tái giá với ông vào khoảng 1872. Lúc bấy giờ bà ước độ 25 tuổi.
Công đức của bà đối với con cháu họ Đào nhánh Phú Phong rất lớn. Ngày nay nhánh Phú Phong chỉ còn lại con cháu của bà mà thôi, vì con của các bà vợ khác của ông Đào Doãn Địch đều chết sớm, vô tự.
Lịch sử nhà từ đường họ ĐÀO Phú Phong được ghi ở mặt sau tấm bia này.
Hôm nay, nhân kỷ niệm 12 năm ngày trùng tu từ đường họ ĐÀO Phú Phong, chúng tôi lập bia này để con cháu đời sau hiểu rõ nguồn gốc của nhánh họ ĐÀO Phú Phong, để ghi nhớ công ơn và những thành tích hiển hách mà các bậc tiền nhân đã ghi dấu trong lịch sự dân tộc Việt Nam để mãi mãi giữ vững niềm tự hào họ tộc và sống xứng đáng với truyền thống họ Đào.
Kính ghi
TRÙNG TU VÀ LẬP BIA
Tập thể con cháu nội ngoại đời thứ 14 và bà con họ Đào trong và ngoài nước cùng lập bia.
Phú Phong, ngày 15 tháng 04 năm 2012
*
MẶT SAU VĂN BIA Từ Đường họ ĐÀO Phú Phong
(chi nhánh họ ĐÀO Tùng Giản, Gò Bồi)
Do ông Đào Doãn Địch (Đào Tăng Sắt) và vợ thứ ba là bà Huỳnh Thị Yến xây cất trong khoảng từ năm 1875 đến năm 1880.
Năm 1938 nhà bị hư hại, con cháu nội ngoại cất tạm một ngôi nhà nhỏ để bà quả phụ Đào Tăng Liên (con dâu ông Đào Doãn Địch) về ở cùng con cháu thờ cúng ông bà.
Sau năm 1955 từ đường này lại bị đổ nát lần nữa, bà Đào Tăng Liên phải ra ở tại Phú Phong.
Đến năm 1999 tập thể con cháu nội ngoại đời thứ 14 và bà con xa gần ở trong nước cũng như hải ngoại đã hiệp sức xây dựng lại từ đường này, đến năm 2000 thì hoàn tất và giao cho Đào Tăng Vinh (đời thứ 14) thừa tự cúng giỗ hằng năm và bảo quản đến nay.
NGUYỄN TRỌNG TRÌ
(Ông cố, thân sinh của bà nội Đào Hiếu)
Nguyễn Trọng Trì (1854–1922), hiệu Tả Am, là nhà thơ và cũng là nhà yêu nước kháng Pháp tiêu biểu trong phong trào Cần Vương ở Bình Định.
Nguyễn Trọng Trì, quê ở làng Vân Sơn, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tại trường thi Bình Ðịnh khoa Bính Tý, Tự Ðức thứ 29 (1876), ông trúng cử nhân thứ 8. Nhưng trước cảnh nước nhà loạn lạc, nền nho học suy vi, ông không còn muốn lập thân bằng khoa cử nữa, cho nên kỳ thi Hội tiếp theo không có mặt ông.
Năm Mậu Dần (1878), triều đình Huế chọn những cử nhân đỗ cao bổ làm quan, trong đó có Nguyễn Trọng Trì. Thấy ông dùng dằng, bạn bè xúm lại khuyên, bất đắc dĩ ông phải đi nhậm chức.
Năm Quý Mùi (1883), vua Tự Đức thăng hà, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chuyên quyền phế lập. Triều đình Huế ký hoà ước nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ. Làm quan giữa lúc vận nước ngửa nghiêng, hận vì tài sức mình không góp được gì cho cuộc cải biến, ông luôn nghĩ đến chuyện bỏ quan về làng. Ít lâu sau ông trốn về thật.
Cuối tháng 5 năm 1885, Pháp lấn chiếm nước Việt. Kinh thành Huế bị thất thủ, vua Hàm Nghi theo Tôn Thất Thuyết chạy ra phía Quảng Trị xuống chiếu Cần Vương. Đào Doãn Địch vốn người Bình Định đang làm quan tại Kinh, mang chiếu về quê tụ nghĩa. Sau trận Trường Úc, chủ tướng họ Đào bị thương nặng rồi chết, trao binh quyền cho Mai Xuân Thưởng. Cả ba anh em Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Quý Luân cùng lúc lên đường đến Bình Khê ứng nghĩa.
Ông, các anh em ông và Nguyễn Duy Cung được Mai chủ tướng đặc biệt kính trọng, thường giữ ở bên, để cùng nhau bàn định kế sách và dự các trận đánh lớn ở Cẩm Văn, Thủ Thiện, Phú Phong… Ðến khi lực lượng Cần vương của Mai Xuân Thưởng bị liên quân Pháp – Trần Bá Lộc đánh tan rã, chủ tướng họ Mai bị bắt rồi bị chém vào tháng 6 năm 1887, Nguyễn Trọng Trì và Nguyễn Phong Mậu ở vào số những người chạy thoát, đến ẩn náu ở núi Thuận Ninh. Sau, Nguyễn Phong Mậu không chịu nổi gian khổ đã ra hàng, khiến Nguyễn Trọng Trì phải bỏ nơi ẩn cũ, tiếp tục đi trốn.
Tám năm sau (1895), khi lãnh tụ Phan Đình Phùng qua đời, triều Thành Thái cho bãi lệnh truy tầm “dư đảng Cần Vương”, đến lúc ấy, Nguyễn Trọng Trì mới dám trở về. Khi còn nương náu ở núi rừng, Nguyễn Trọng Trì vẫn ngầm nuôi chí phục thù báo quốc. Lúc về nhà, ông mới hiểu rằng giấc mộng hưng quốc khó mà thực hiện được. Rất nhiều “dư đảng” Cần Vương đã quy thuận chính quyền để mưu cầu hai chữ bình an, có kẻ trở mặt hại đồng đội như Vũ Phong Mậu. Với những người có khí tiết như ông, tuy nhà cầm quyền không hoạnh họe gì, nhưng họ vẫn ngấm ngầm theo dõi ông.
Nguyễn Trọng Trì sum họp với gia đình chưa bao lâu thì em là Nguyễn Thúc Mân mất, cha mất. Nhà cửa sa sút, ông để cho anh cả là Nguyễn Bá Huân trông coi từ đường, còn mình thì dẫn vợ con về quê mẹ ở Bình Đức mở trường dạy học.
Năm Đinh Dậu (1897), cuộc tụ nghĩa ở Phú Yên do Trần Cao Vân và Võ Trứ lãnh đạo ảnh hưởng lan tới Bình Định. Nguyễn Trọng Trì phấn chấn vui mừng. Nhiều học trò của ông theo lời khuyên của thầy đã trốn vào Phú Yên ứng nghĩa. Nhà cầm quyền đánh hơi được, liền bắt ông giam ở thành Bình Định để phòng ngừa.
Gần một năm, ông mới được thả. Sau khi ra tù, ông càng uống rượu nhiều, rất ít khi ở nhà. Người ta thường gặp ông ở các đám hát bội. Có lẽ sau men rượu, những đêm hát là nơi ông có thể tìm được nguồn an ủi, khi xem các vở tuồng phò chính diệt tà.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Quí Địch cho biết, khi chủ tướng họ Mai phải ra nộp mình cho Pháp thì ông cũng bị Pháp bắt, nhưng chỉ bị tước mất học vị cử nhân rồi đuổi về làng giao cho địa phương quản lý.
Ông mất ngày mười sáu tháng Giêng năm Nhâm Tuất (1922) thọ 68 tuổi, mộ táng tại thôn Tân Ðức, nay thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn. Vì ông bị tước mất học vị cử nhân, nên trên mộ chí chỉ thấy ghi hai chữ “tú tài”.
Văn nghiệp
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trọng Trì, do thời gian và hoàn cảnh chiến tranh đã không thể tìm lại đủ, nên nay chỉ còn:
Tác phẩm chữ Hán: “Tả Am thi tập”, “Tây Sơn danh tướng chinh Nam”, “Tây Sơn lương tướng ngoại truyện” và hai tập ký do ông và Nguyễn Bá Huân chép lại các giai thoại phường hát bội.
Cũng như anh ông là Nguyễn Bá Huân, ngay trong thời buổi triều đình Huế còn thâm thù nhà Tây Sơn đến cùng cực, vậy mà ngòi bút của cả hai người dám viết và truyền bá đề tài này nhằm cổ vũ, nuôi dưỡng ý chí quật cường của nhân dân, thì rõ ràng là hành động quá dũng cảm.
Và cũng nhờ thế mà ta biết được ít nhiều chi tiết về cuộc đời, về sự nghiệp của 15 danh tướng nhà Tây Sơn.
Nguồn: Wikipedia
CHÚ THÍCH ẢNH: đường Nguyễn Trọng Trì tại TP Qui Nhơn.
*
ĐÀO HIẾU
ĐÀO HIẾU, nhà văn Việt Nam, sinh tại Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tốt nghiệp cử nhân văn chương, đại học Văn khoa Sài Gòn 1972.
Sau năm 1975, công tác tại báo Tuổi Trẻ và nhà xuất bản Trẻ.
Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: truyện dài, hồi ký, truyện ngắn, tạp bút, tiểu luận chính trị, phê bình văn học, thơ, ký sự nhân vật… phần lớn được in tại Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ông cũng là một cây bút rất quen thuộc trên các trang mạng xã hội.
E.mail: bukhutiensinh@gmail.com
Blog: daohieu.wordpress.com – FB: daohieuwriter
*
BẢNG TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC TÁC PHẨM ĐÀO HIẾU
1/.Vua Mèo
Vua Mèo là một người đàn ông trung niên, một kẻ lạc lõng trong cuộc đời, một nhà thơ kỳ quặc, không biết mình sống để làm gì. Quá khứ của ông là những mối tình ngẫu nhiên, dang dở. Ngày nọ ông gặp một cô gái rất hồn nhiên tên là Lọ Lem trong một tai nạn xe hơi. Lọ Lem cảm thấy bị sự bí ẩn của người đàn ông này thu hút. Nhưng mỗi người có cuộc sống khác nhau. Vua Mèo vào rừng sống với bầy rắn độc, Lọ Lem thì ở ngoài phố. Ngày kia Vua Mèo bỏ rừng, bơi ra biển, đến tận hòn đảo xa. Lọ Lem cũng bơi ra biển để tìm ông.
(NXB Trẻ ấn hành năm 1989)
Sách dày 180 trang, khổ 14x20cm.
2/.Vượt Biển
Ông Thịnh là một thương gia giàu có, đi học tập cải tạo về thì không còn nhà cửa. Đứa con trai duy nhất tên Phúc đang ở tu viện, sắp thành linh mục. Ngày kia, Phúc về thăm nhà giữa lúc song thân chàng đang cùng một cô gái trẻ tên Tuyết bàn chuyện đi vượt biên. Ông Thịnh rủ con cùng đi nhưng Phúc từ chối. Sau đó anh trở về tu viện. Tuy nhiên khi trở về với bốn bức tường lạnh lẽo của tu viện, Phúc thấy nhớ Tuyết đến độ anh phải bỏ nhà tu leo rào trốn về thành phố. Phúc và Tuyết sống những ngày rất thơ mộng bên nhau. Phúc yêu cuồng nhiệt, say đắm nên quyết định theo Tuyết đi vượt biên. Một cuộc đắm tàu kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử vượt biên. Họ đã chết trên biển.
(NXB Trẻ 1988)
Sách dày 200 trang khổ 14x20cm
3/.Hoa dại lang thang
Phượng là con nhà giàu, có học thức nhưng sống rất bạt mạng, uống rượu, đánh bạc, đua xe. Ngày nọ cô theo một phái đoàn đi Duyên Hải chơi. Lúc đó Duyên Hải còn là một làng chài xơ xác. Phượng gặp một bí thư xã trẻ nhưng rất khinh bạc và cô độc. Trước đây anh ta là một du kích. Sau giải phóng anh được cử làm bí thư xã nhưng không thích công việc này, anh thích sống tự do nên bỏ nhiệm sở.
Phượng chơi với đám bạn buôn lậu nên bị công an rượt đuổi, cô chạy trốn vô rạp xiếc và gặp một thằng hề cứu cô chạy thoát vào một vườn trái cây ở Long Khánh giữa đêm khuya. Sáng hôm sau, khi mặt trời lên, cô nhận ra thằng hề đó chính là anh chàng bí thư xã ngày nọ. Họ trở thành một đôi tri kỷ chuyên đi chọc phá những cán bộ tham nhũng, những tệ nạn xã hội trong đó có ba của Phượng và các bạn bè quan chức của ông này.
Những tham quan này bị lộ nên tìm cách vượt biên. Họ cưỡng ép Phượng đi theo, bỏ anh hề lại một mình trên bờ biển.
(NXB Văn Học 1990)
Sách dày 200 trang khổ 14x20cm
4/.Vòng tay người khác
Huệ là một người đàn bà đã có chồng con nhưng yêu Duy, một họa sĩ. Duy bị đánh ghen khiến cho mặt anh biến dạng. Huệ bị chồng nhốt vào một đồn điền cà phê xa cách thành phố. Duy thất tình, đi tìm Huệ và giả dạng một người giúp việc cho đồn điền của Huệ. Vì mặt anh bị biến dạng nên Huệ không nhận ra. Nhưng cuối cùng Huệ cũng nhận ra người yêu. Họ định trốn đi nhưng những đứa con đã giữ được người mẹ ở lại.
(NXB Tác Phẩm Mới 1990)
Sách dày 250 trang khổ 14x20cm
5/.Dù đến rồi đi
Chương thi rớt đại học nên buồn tình nhập ngũ, trở thành sĩ quan công an. Thục, bạn gái của Chương đi Đà Lạt học đại học. Trên chuyến bay, Thục quen với Vẩn Thạch và một người đàn bà Pháp tên là Monique. Máy bay trục trặc phải hạ cánh khẩn chấp và bốc cháy, Vẩn Thạch cứu Thục ra khỏi đán cháy. Họ quen nhau. Vẩn Thạch là một người đàn ông sống bất cần đời nhưng rất lặng lẽ, không phá phách, không buông thả. Ông ta sống như một kẻ lạc lõng giữa đời.
Hai người có những ngày rất lãng mạn ở Đà Lạt. Sau đó họ chia tay về quê ăn Tết.
Thục bị người anh rể cưỡng hiếp. Cô trở lại Đà Lạt. Cô tìm Vẩn Thạch nhưng hắn đã đi Cam Ranh.
Thục tìm thấy Vẩn Thạch ở trong một vườn trái cây và phát hiện ra hắn là một kẻ buôn lậu má túy và xe hơi.
Tuy nhiên hắn làm công việc ấy để giết thì giờ chứ không phải để làm giàu vì hắn tiêu tiền rất phung phí. Tài sản hắn không có gì ngoài vài bộ đồ cũ. Hai người yêu nhau.
Trong một phi vụ hắn và Thục bị bắt. Người bắt họ là thiếu úy Chương. Chương thả Thục và cưới cô làm vợ. Vẩn Thạch vượt ngục.
Ngày kia hắn nhận lời sang Lào tải thuốc phiện về Việt Nam. Sau nhiều ngày vượt rừng, hắn đem được thuốc phiện về biên giới thì bị biên phòng bắt. Vẩn Thạch mở đường màu chạy trốn vô khu cư xá sĩ quan công an và lọt vô nhà Thục. Thục đề nghị đưa hắn đi trốn nhưng Vẩn Thạch từ chối và ra đứng hút thuốc ngoài ban-công rồi bị bắn chết.
(NXB Văn Nghệ 1990)
Sách dày 200 trang khổ 14x20cm
6/.Một chuyến đi xa
(giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam)
Mẫn là một cậu bé tỉnh lẻ nhà nghèo vô Sài Gòn kiếm sống, ở đó em gần gũi với những người dân lao động đô thị như anh Hợi, Lý và chia sẻ những khốn cùng, những áp bức bất công với họ. Ngày kia anh gặp sinh viên Tuấn, Tuấn giảng cho Mẫn nghe tình hình thời sự ở Việt Nam, chiến tranh Việt Nam…
Hợi trốn quân dịch để lo cho mẹ già nhưng cuối cùng mẹ anh cũng chết. Hợi đưa mẹ đến nghĩa trang và bị xét giấy tờ quân dịch. Hợi bỏ chạy và bị bắn chết.
Mẫn phẫn uất bỏ thành phố đi theo kháng chiến.
(NXB TRẺ 1994)
Sách dày 150 trang khổ 14x20cm
7/.Người tình cũ
Nguyễn là một thanh niên khát khao lý tưởng, muốn tìm ý nghĩa trong cuộc đời hữu hạn, anh bị cái chết ám ảnh thường trực. Ngày nọ anh gặp Long, người thầy dạy Văn và khám phá ra ông này là một Việt cộng nằm vùng. Nguyễn đã cùng Long và các bạn tổ chức một cuộc biểu tình rộng lớn tại Quy Nhơn để phản đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đàn áp Phật giáo. Họ bị bắt. Long bị đánh gãy chân.
Lúc Nguyễn và Long nằm bệnh viên thì đặc công đánh sập một đại bản doanh của quân đội Mỹ tại Quy Nhơn. Chánh quyền phản ứng bằng cách cho máy bay giết nhiều ngư dân ở đầm Thị Nại.
Thời gian này Nguyễn có yêu Tiểu Phượng nhưng chỉ là cuộc tình đơn phương. Nguyễn vào Sài Gòn học đại học và hoạt động CM trong phong trào sinh viên. Anh không gặp Tiểu Phượng nữa.
Tại SG, Nguyễn gặp Oanh, con chủ nhà anh thuê phòng. Sau đó Nguyễn vào chiến khu học vũ khí chuẩn bị cho trận Mậu Thân.
Lúc ở chiến khu về, anh theo Oanh lên Đà Lạt để dự đám cưới. Nguyễn nổi cơn ghen trong tiệc cưới dẫn tới việc anh bị các sĩ quan QLVNCH đánh tơi tả, ném ra đường.
Nguyễn bị đuổi ra khỏi nhà Oanh, về sống ở cư xá sinh viên. Cư xá bị lục soát để tìm người trốn quân dịch và Việt cộng nằm vùng.
Nguyễn thất tình, một mình vào chiến khu rồi xin ở lại luôn trong chiến khu.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, Nguyễn bị thương cụt một chân, anh trở nên vô dụng, bị người yêu bỏ, bị “ngồi chơi xơi nước”.
Đôi lần Nguyễn gặp lại Oanh ôn lại kỷ niệm cũ nhưng chỉ gây thêm đau buồn. Oanh đã là vợ của một người đồng chí của Nguyễn.
Ngày nọ khi Nguyễn đang làm việc ở tòa báo thì Tiểu Phượng đến. Họ dẫn nhau đi xem phim, Phượng kể rằng chồng của cô đã chết ở trại cải tạo.
Đêm giáng sinh Phượng rủ Nguyễn đi chơi tại nhà một người bạn, Phượng hát rất hay làm sửng sốt mọi người. Hai người đều buồn nên uống rượu rất say. Trên đường về nhà họ phải ngồi nghỉ mệt trên hè phố. Ờ đó có nhiều gái điếm hành nghề và họ bị bắt chung với gái điếm và khách làng chơi.
Nguyễn bị làm nhục ở cơ quan và anh tìm đến một làng chài, nơi có Dã Nhân, bạn anh, đang sống. Anh trở thành một người dân chài.
(NXB Văn Nghệ 1989)
Sách dày 253 trang khổ 14x20cm
8/.Giữa cơn lốc
(Tiểu thuyết về đề tài sinh viên học sinh trước 1975 tại các đô thị miền Nam.Tác phẩm được giải thường Hội Nhà Văn TPHCM 1976)
Hữu sống trong một gia đình tan vỡ: đứa em trai nghện ngập, cô em gái đi bán quán bar cho Mỹ, người em kế đi lính Sài gòn.
Khi Hữu vào SG học đại học thì cuộc chiến tranh Việt Nam đến hồi cao điểm. Hữu gia nhập phong trào sinh viên cách mạng khu Sài Gòn Gia Định. Hữu gặp Hạnh và công tác chung trong tổ vũ trang tuyên truyền của Thành đoàn. Sau nhiều chuyến công tác bí mật khá hiểm nghèo họ đã hiểu nhau và yêu nhau.
Chiến tranh leo thang. Người em trai đi lính SG của Hữu tử trận, cô em gái bán bar có bầu và bị lính Mỹ bỏ rơi, thằng em nghiện thuốc phiện chỉ còn là bộ xương khô.
Chiến dịch HCM nổ ra. Nguyễn và Hạnh vẫn làm công tác đô thị. Họ bám trụ ở khu Bảy Hiền, ở đó vẫn còn những ổ kháng cự lẻ tẻ. Hạnh đã trúng đạn chết trong một trận đụng độ ở đó.
Nguyễn mang niềm vui của kẻ chiến thắng và nỗi buồn về một gia đình tan nát trở về quê. Anh gặp lại những đứa em và giúp họ làm lại cuộc đời.
(NXB TP.HOCHIMINH 1978)
Sách dày 250 trang khổ 14x20cm
9/.Qua sông
Chuyện kể về cuộc đời khốc liệt và mối tình đau khổ của một anh du kích Củ Chi. Trong chiến đấu anh bị cụt cả tứ chi. Huệ là người yêu của anh bị chết trong một cuộc đụng độ ở Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân.
Tác phẩm phản ánh sự khốc liệt chưa từng có trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đó là mặt trận Củ chi trong trận càn Cedar Falls của Mỹ. Chưa có người chiến sĩ nào phải chịu đựng một cuộc chiến khốc liệt, tàn bạo và phi thường như nhân vật Phan Thành Lợi trong tác phẩm này. Chưa có mối tình nào ngậm ngùi, đau khổ và nghiệt ngã như mối tình của Lợi và Huệ. Đây là một thiên ký sự nhân vật có thật, hùng vĩ và bi thảm nhất trong tình sử chiến tranh VN.
(NXB Văn Nghệ 1986)
Sách dày 200 trang khổ 14x20cm
10/.Thung lũng ảo vọng
Một Tổng đội thanh niên xung phong được gởi đến trồng lúa ở một vùng rừng ven sông thuộc tỉnh Dak Nông. Tuy nhiên đây là một thung lũng đầy đá ngầm. Họ đã thất bại nhưng trong thất bại ấy họ tìm thấy tình đoàn kết và phát hiện những con người ưu tú đồng thời qua lao động gian khổ, những người xuất thân là xã hội đen đã tự chuyển biến trở thành người tốt.
(NXB Trẻ 1989)
Sách dày 150 trang khổ 14x20cm
11/.Vùng biển mất tích
Truyện xây dựng trên bối cảnh Trị An trong giai đoạn khảo sát địa chất trước khi xây đập thủy điện.
Một mối tình thơ dại giữa một câu thiếu niên làm rẫy và một chị sinh viên khoa địa chất, thành viên trong đoàn khảo sát địa chất do giáo sư TKT hướng dẫn. Xung đột trong gia đình cậu bé giữa việc dời nhà đi hay không? Những xung đột khác trong các gia đình khác. Chị sinh viên đã dùng kiến thức của mình, tình cảm của mình chuyển hóa được những con người nông dân chất phác. Chuyện truyền tải nhiều thông tin có giá trị về địa chất, về xây dựng hồ nước, về thủy điện VN và trên thế giới và về thổ nhưỡng Trị An cách đây hơn 200 triệu năm.
Những kiến thức ấy được lồng trong một mối tình thơ dại, trong sáng hồn nhiên.
(NXB Đồng Nai 1987 – NXB Trẻ tái bản năm 2013)
Sách dày 100 trang khổ 13x19cm
12/.Nữ quái
Chuyện có ba tuyến nhân vật:
-Nữ Quái và đồng bọn chuyên đánh ghen, đòi nợ mướn, từng gây nhiều vụ án táo bạo trên đường phố Sài gòn nhưng không gây chết người.
-Tên bịt mặt, gây án một mình, chuyên chặn đầu xe, bắn bể lốp xe, gây mê tài xế rồi bỏ đi. Không cướp tài sản.
-Sĩ quan công an Duy thụ lý vụ án Nữ Quái. Anh này có vợ chưa cưới là Vân, con gái của ông Đặng Trí, một cựu diễn viên điện ảnh.
Giữa lúc Duy đang loay hoay chưa tìm ra manh mối của Nữ Quái thì Vân bị Nữ Quái bắt cóc. Duy đem quân giải cứu nhưng bất thành. Bất ngờ nữ quái quyết định thả Vân và hẹn Duy đến nhận người.
Duy chưa kịp đến thì ”tên bịt mặt” xuất hiện và bắt Vân khỏi tay Nữ Quái. Trong trận đụng độ, Nữ Quái đâm tên bịt mặt trúng vai, hắn mang theo Vân, bỏ chạy trên mô-tô. Nữ Quái đuổi theo, tên bịt mặt đuối sức vì vết thương ra nhiều máu nên tấp vô cái chòi giữa đường. Nữ Quái lái xe vô chòi. Ba người gặp nhau. Nữ Quái sơ cứu cho tên bịt mặt và nhận ra đó là người tình cũ của mình, và ông ta cũng chính là diễn viên điện ảnh Đặng Trí, ba của Vân. Duy cũng vừa đến, kinh ngạc vì sự có mặt của ba vợ tương lai.
Đặng Trí giải thích rằng sở dĩ ông bắn các lốp xe vì những xe đó xả khói mù mịt đường phố. Trước đây chính vợ ông (mẹ của Vân) đã bị khói xe phun vào mặt ngã xuống đường và chết. Ông là một diễn viên điện ảnh chuyên đóng phim hành động nên muốn giải quyết nạn ô nhiễm môi trường theo kiểu điện ảnh.
Vì thế mặc dù ông gây án nhưng không có hậu quả nghiêm trọng và động cơ của ông là bảo vệ môi trường nên bản án có thể giảm nhẹ.
Duy chỉ còn một việc là phá vụ án Nữ Quái.
(NXB Lề Trái 2012)
Sách dày 150 trang khổ 13×19 cm
13/.Lạc Đường
Hồi ký về cuộc đời hoạt động cách mạng của Đào Hiếu từng gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước các năm 2008, 2009, 2010.
(NXB Giấy Vụn 2008 – NXB Kim Thư Production USA 2010 – Tái bản 2011)
Sách dày 250 trang khổ book size.
14/.Mạt Lộ
Bi kịch của một phu nhân, cán bộ cao cấp của Việt cộng và một cô gái trẻ con của một sĩ quan chế độ cũ đi theo kháng chiến và tự sát trong rừng vì bị VC nghi ngờ. Tác phẩm đã được dịch ra tiếng Anh với nhan đề “A Lady from “R”.
(NXB Kim Thư Production USA 2010)
Sách dày 200 trang khổ BookSize
15/.Bù Khú Tiên Sinh
Bản lý lịch chi tiết của một lão già không biết mình là ai, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, một trí thức, một kẻ phóng đãng hay một gã bụi đời?
(NXB Kim Thư Production USA 2010)
Sách dày 200 trang khổ BookSize
16/.Nổi Loạn
Chuyện tình bi thảm của một cô văn công miền Bắc và một sĩ quan quân lực VNCH. Tác phẩm gây dư luận xôn xao năm 1994 suýt nữa đưa tác giả vào tù vì bị chụp mũ phản động và đồi trụy. Tuy nhiên báo Diễn Đàn Paris đã thực hiện một cuộc phỏng vấn tác giả và giới thiệu trên số báo 28 phát hành tháng 3/1994 tại Pháp. Sau đó Đào Hiếu được mời sang du lịch châu Âu.
(NXN Hội Nhà Văn 1993)
Sách dày 200 trang khổ 13×19 cm
17/.Kẻ tử đạo cuối cùng
Tác phẩm mang tính ngụ ngôn. Những người trí thức, nghệ sĩ và một thằng điên yêu say mê một cô gái đẹp mà sau này họ mới biết chỉ là một kẻ tầm thường. Tình yêu đó đã đem lại cái chết cho họ. Người chết cuối cùng là một nhà văn, kẻ đã phản tỉnh và tự sát vì ê chề về sai lầm của mình.
(NXB Trẻ 1989)
Sách dày 190 trang khổ 13×19 cm
18/.A lady from “R”
Bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Mạt Lộ, do Bích Nga dịch, Trịnh Y Thư hiệu đính.
(NXB Lề Trái 2012)
Sách dày 200 trang khổ 13×19 cm
19/.Hồi ký Kim Cương
Cuộc đời và sự nghiệp sân khấu của nữ nghệ sĩ Kim Cương, Đào Hiếu ghi theo lời kể của bà.
(Chưa xuất bản)
20/.Tuyển tập truyện ngắn
Gồm các truyện ngắn viết từ năm 1976 đến nay
(NXB Lề Trái 2012)
Sách dày 250 trang khổ 13×19 cm
21/.Tuyển tập thơ
Gồm 2 tập: “Đường Phố Và Thềm Nhà” và “Tín Hiệu Bị Thất Lạc”
Một số bài thơ lẻ mới sáng tác.
(NXB Lề Trái 2012)
Sách dày 200 trang khổ 13×19 cm
22/.Tạp văn
Tập bút ký văn học, tạp văn, phê bình văn học, ký sự nhân vật… gồm đủ mọi đề tài.
(NXB Lề Trái 2012)
Sách dày 250 trang khổ 14×20 cm
23/.Tiểu luận
Tuyển tập các bài tiểu luận chính trị và thời sự nổi tiếng của Đào Hiếu từng gây xôn xao dư luận trên các diễn đàn Talawas, BBC, Da Màu, Tiền Vệ và các diễn đàn khác trong nước và ngoài nước.
(NXB Lề Trái 2012)
Sách dày 300 trang khổ 14x20cm
*
GIA PHẢ
Bên NGOẠI (họ Nguyễn)
Bản phân chia phả hệ tộc NGUYỄN HỮU này do một người em họ của tôi đem từ Huế vào. Tôi không chuyên về sử và cũng có ít tài liệu về Nguyện Trãi nên việc tra cứu, xác minh chỉ dựa vào tài liệu trên Internet. Theo đó thì Nguyễn Trãi có đến 5 bà vợ, có nghĩa là đã có 5 dòng con cháu mang họ Nguyễn của ông.
Theo bản phả hệ mà người em họ của tôi cung cấp thì các cụ kế tiếp Nguyễn Trãi không thấy có tên trong các tài liệu mà tôi đọc được, ví dụ như: Nguyễn Sùng, Nguyễn Nghĩa, Nguyễn Hoằng, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Hữu Vĩnh, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Hữu Nhẫn, Nguyễn Huyền Đức.
Từ Nguyễn Triều Văn (ông nội Nguyễn Hữu Cảnh) tới Nguyễn Hữu Cảnh thì khá rõ ràng.
Tài liệu trong Wikipedia ghi rằng:
“Theo gia phả họ Nguyễn, Nguyễn Trãi có năm người vợ:
- Bà họ Trần: Sinh ra Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng, Nguyễn Phù.
- Bà họ Phùng: Sinh ra Thị Trà, Nguyễn Bảng, Nguyễn Tích.
- Bà Thị Lộ: Không có con.
- Bà Phạm Thị Mẫn: Sinh ra Nguyễn Anh Vũ (sau vụ án Lệ Chi Viên).
- Bà họ Lê: Sinh ra con cháu ở chi Quế Lĩnh, Phương Quất – huyện Kim Môn, Hải Dương.
Sau vụ án Lệ Chi Viên, dòng họ Nguyễn Trãi ở Chi Ngại, Nhị Khê gần như bị thảm sát hết. Trong các phả hệ ghi lại số ít thoát nạn là:
- Nguyễn Phi Hùng, em thứ ba của Nguyễn Trãi chạy về Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh;
- Nguyễn Phù con Nguyễn Trãi chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn.
- Bà họ Lê vợ thứ năm của Nguyễn Trãi mang thai chạy về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương.
- Bà Phạm Thị Mẫn vợ thứ tư của Nguyễn Trãi có mang ba tháng, được người học trò cũ của Nguyễn Trãi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào xứ Bồn Man (phía Tây Thanh Hóa); sau lại về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tại đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ.”
Theo tài liệu này thì chỉ có 3 người con của Nguyễn Trãi thoát chết đó là Nguyễn Phù, một cái bào thai của bà vợ thứ 5 và Nguyễn Anh Vũ con bà thứ 4. Còn con của hai bà phu nhân họ Trần và họ Phùng không thấy nói đến. Ba người con sống sót ấy về sau, khi Nguyễn Trãi được giải oan, đã tiếp nối dòng tộc Nguyễn Trãi như thế nào?
Tuy nhiên ta có thể tin rằng từ đời Nguyễn Triều Văn (ông nội Nguyễn Hữu Cảnh) trở về sau đều là con cháu của Nguyễn Trãi. Tài liệu trong Wikipedia (mục Nguyễn Hữu Cảnh) ghi rằng:
Nguyễn Hữu Cảnh là cháu 9 đời của Nguyễn Trãi. Ông nội của ông là Nguyễn Triều Văn (dòng Nguyễn Hữu, tước Triều Văn hầu, phò triều Lê và Nguyễn sơ), trước ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau theo chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) di cư vào đất Thuận Hóa.
Con ông Triều Văn là Nguyễn Hữu Dật sinh nhiều con trai, trong đó có bốn người là tướng giỏi, kể theo thứ tự: Nguyễn Hữu Hào (tước Hào Lương hầu, tác giả truyện nôm Song tinh bất dạ), Nguyễn Hữu Trung (tước Trung Thắng hầu), Nguyễn Hữu Cảnh (tước Lễ Thành hầu) và Nguyễn Hữu Tín (tước Tín Đức hầu).”
Với kiến thức hạn hẹp về sử học và với sự dè dặt cần thiết, tôi chỉ có thể post chút tài liệu này lên mạng như một sự LƯU TRỮ TƯ LIỆU mà thôi.
Đào Hiếu
PHẢ HỆ HỌ NGUYỄN, THEO TÀI LIỆU CỦA TỪ ĐƯỜNG HỌ “NGUYỄN HỮU” TẠI HUẾ
(tài liệu này cần tham khảo thêm)
1. NGUYỄN – TRÃI
Nhị Khê – Trung Tín
(1380= 1442)
2. NGUYỄN – SÙNG
Thái sư
3. NGUYỄN – NGHĨA
Thái sư
4. NGUYỄN – HOẰNG
Hoằng quốc công
5. NGUYỄN ĐỨC TRUNG
Trịnh quốc công
Con: NGUYỄN VĨNH ĐỘ – NGUYỄN TRIỀU HỘI
6. NGUYỄN HỮU VĨNH
Hoằng quốc công
Con: NGUYỄN HỮU TÙNG
NGUYỄN THỊ NGỌC
7. NGUYỄN HỮU TÙNG
Tùng dương hầu
Phu nhân: TỪ CHÁNH
Con: NGUYỄN HỮU NHẪN
NGUYỄN HỮU CHÍN
8. NGUYỄN HỮU NHẪN
Cẩm ba hầu
vợ: TRƯƠNG THỊ YẾN
con: NGUYỄN HUYỀN ĐỨC
9. NGUYỄN HUYỀN ĐỨC
Phó tường
Vợ: TRƯƠNG THỊ NGỌC
9. NGUYỄN TRIỀU VĂN
Triều văn hầu
(ông nội Nguyễn Hữu Cảnh)
10. NGUYỄN HỮU DẬT
(cha Nguyễn Hữu Cảnh)
11. NGUYỄN HỮU HÀO
Hào Lương Hầu
(anh Nguyễn Hữu Cảnh)
11. NGUYỄN HỮU TRUNG
Trung Thắng hầu
(anh Nguyễn Hữu Cảnh)
11. NGUYỄN HỮU CẢNH
Lễ Thành Hầu
(1650-1700)
Quảng Ninh, Quảng Bình
12. NGUYỄN HỮU KHÁNH
Khánh vân hầu
13. NGUYỄN HỮU HOÁN
Hoán dương hầu
14. NGUYỄN HỮU THÙY
Đô úy –Thùy dương hầu
15. NGUYỄN HỮU TOÀN
16. NGUYỄN HỮU THÁI
Thừa Thiên đô đốc
17. NGUYỄN HỮU HIỀN
Lãnh binh
vợ: NGÔ ĐỨC THỊ THI
con: NGUYỄN HỮU ÂN – NGUYỄN HỮU KHÁNH
NGUYỄN HỮU CHÁNH – NGUYỄN HỮU MÂN – NGUYỄN THỊ THÔNG
17. NGUYỄN HỮU THƯỜNG
Quan Án sát
(ông cố ngoại Đào Hiếu)
Con: NGUYỄN HỮU LƯỢNG
NGUYỄN HỮU ĐỊNH
NGUYỄN HỮU ĐÀI – NGUYỄN HỮU TẦN – NGUYỄN HỮU YẾN
NGUYỄN THỊ LIÊN OANH
18. Nguyễn Hữu Lượng (ông ngoại Đào Hiếu)
Vợ: Lê Thị Trước
Con: Nguyễn Thị Mai (mẹ của Đào Hiếu) – Nguyễn Thị Quyến – Nguyễn Thị Quế
– Nguyễn Thị Bê – Nguyễn Hữu Xiêm
Nguyễn Hữu Nhâm – Nguyễn Hữu Vĩnh – Nguyễn Hữu Mên
Nguyễn Hữu Thoại – Nguyễn Hữu Thọ
18. Nguyễn Hữu Định
Con: Nguyễn Hữu Long – Nguyễn Hữu Tài- Nguyễn Hữu Phúc
– Nguyễn Thị Hạt – Nguyễn Thị Kim Diệp
18. Nguyễn Hữu Yến
Vợ: Nguyễn Kim Cúc
Con: Nguyễn Hữu Dũng
Nguyễn Hữu Châu
Nguyễn Thị Linh – Nguyễn Thị Chi
18. Nguyễn Thị Bích
(Túy Oanh)
Chồng: Hoàng Văm Sum
Con: Hoàng Văn Hựu
Hoàng Văn Tú – Hoàng Thị Bích Vân- Hoàng Thị Bích Thủy – Hoàng Thị Bích Hà
19. Nguyễn Thị Mai
(1903-1971 mẹ của Đào Hiếu, cháu nội của quan Án sát Nguyễn Hữu Thường)
Chồng: Đào Duy Hòa (1902 – 1979 cháu nội Tổng đốc Bình Định Đào Doãn Địch)
Con: Đào Chí Trung – Đào Duy Liêm – Đào Chí Hiếu (Đào Hiếu)
– Đào Thị Trinh – Đào Thị Tường – Đào Thị Vân
19. Nguyễn Hữu Vĩnh
Vợ: Đỗ Thị Màn
Trần Thị Anh
Con: Nguyễn Thị Nga – Nguyễn Hữu Dũng – Nguyễn Hữu Nam
Nguyễn Mạnh Bằng – Nguyễn Hữu Hưng – Nguyễn Hữu Thành
Nguyễn Thị Thảo – Nguyễn Thị Phượng – Nguyễn Thị Trang.
19. Nguyễn Thị Quế
Chồng: Lê Văn Nhỏ
Con: Lê Đen – Lê Trắng – Lê Thị Thu
19. Nguyễn Hữu Mên
Con: Nguyễn Hồng Ngọc
19. Nguyễn Hữu Thọ
Vợ: Nguyễn Thị Hòa
Con: Nguyễn Hữu Vinh – Nguyễn Thị Hoa
Nguyễn Thị Hiển – Nguyễn Thị Thủy.
20. Nguyễn Hữu Nam
Vợ: Nguyễn Thị Hà
Con: Nguyễn Thị Như Trúc
Nguyễn Thị Như Thanh
20. Nguyễn Mạnh Bằng
Vợ: Lâm Thị Sinh
Con: Nguyễn Mạnh Thường
Nguyễn Hữu Phước
20. Nguyễn Hữu Hưng
Vợ: Nguyễn Thị Cảnh
Con: Nguyễn Hồng Nguyên
20. Nguyễn Thị Thảo
Chồng: Nguyễn Thái Sơn
con: Nguyễn Thị Thảo Quyên
Nguyễn Minh Giang – Nguyễn Tuấn Vũ
20. Nguyễn Thị Phượng
Chồng: Lý Quốc Tiến
Con: Lý Thanh Diệu
GIA PHẢ HỌ ĐÀO (Gò Bồi)
ĐÀO TĂNG ĐĨNH
biên soạn
(từ Đời Thứ 1 đến Đời Thứ 13)
Nguyên tác chữ Hán: ĐÀO DOÃN MẠI
Dịch thuật: ĐÀO DUY HÒA – ĐÀO TĂNG NGHỊ
Biên tập và hiệu đính: ĐÀO HIẾU
MẤY LỜI TÂM SỰ CÙNG BÀ CON TRONG HỌ
Nhờ sự giúp đỡ và cộng tác nhiệt thành của bà con trong họ, chúng tôi đã thu thập được tài liệu cho tập gia phả thứ hai này. Chúng tôi tự nguyện ghi chép, in ra để tặng cho các chi phái trong họ. Chúng tôi chỉ mong những ai quan tâm đến dòng họ, đến nguồn gốc ông bà xin hãy tùy hỷ giúp cho nhà Từ Đường chính tại Gò Bồi mua sắm đồ thờ cúng bên trong vì mặc dầu nhà thờ đã được tu sửa, đồ thờ cúng bên trong còn thiếu nhiều.
Những gì bà con tặng xin trao cho ông Đào Trọng Bửu, đời thứ 14, hiện trú ở 687 Trần Hưng Đạo – Quy Nhơn, ghi sổ để chuyển về nhà Từ Đường và công bố rõ ràng vào ngày tế hiệp 20 tháng giêng Âm lịch hàng năm. Địa chỉ này thuận tiện.
Xin chân thành cám ơn.
ĐÀO TĂNG ĐĨNH
MỤC LỤC
Trang
MẤY LỜI TÂM SỰ 5
BẢN TƯỜNG TRÌNH CỦA NGƯỜI CHÉP PHẢ 8
Đời thứ 1 20
Đời thứ 2 21
Đời thứ 3 22
Đời thứ 4 23 – 25
Đời thứ 5 26
Đời thứ 6 27
Đời thứ 7 29
Đời thứ 8 30 – 36
Đời thứ 9 37 – 40
Đời thứ 10 41 – 59
Đời thứ 11 60 – 111
Đời thứ 12 112 – 164
Đời thứ 13 165 – 235
Các bản ghi chú và phụ lục:
* Chú thích về nhánh họ Đào Kim Trì 32
* Tiểu sử ông Đào Doãn Địch 65
* Tiểu sử bà Đào Doãn Địch 70
* Ghi chú về ông Đào Tăng Thi 78
* Ghi chú về ông Đào Tăng Viên
( di bút của ông Đào Duy Hòa ) 119
* Tiểu sử ông Đào Tăng Liên 123
* Tiểu sử bà Đào Tăng Liên 127
* Tiểu sử ông Đào Tăng Dương 174
* Tiểu sử ông Đào Duy Hòa 180
* Tiểu sử ông Đào Tăng Nghị 186
* Phụ lục về các bà Đinh Thị Thiên Hộ,
Trương Thị Sự và Đào Thị Vân Khanh 236
*
BẢN TƯỜNG TRÌNH CỦA NGƯỜI CHÉP PHẢ
Năm 1906, ông nội tôi là Đào Tăng Liên, tự Doãn Mại, hiệu Thế Anh (1876 – 1907), đời thứ 12, đã ghi chép gia phả họ Đào từ đời ông thủy tổ cho đến đới thứ 12. Năm 1960, chú tôi là Đào Tăng Phưởng, tự Duy Hòa, (đời 13), đã dịch ra Việt văn bản gia phả ấy và bổ túc một số tài liệu về đời thứ 13.
Căn cứ theo những tài liệu nói trên, năm 1961, tôi đã chép gia phả họ Đào Gò Bồi chúng tôi, đóng thành nhiều tập, gởi tặng các chi phái trong họ.
Bản gia phả ấy còn nhiều thiếu sót. Lúc bấy giờ tình hình chiến sự chưa yên cho nên không thể đi đến tận nơi tiếp xúc với các bậc trưởng lão và bà con trong họ để tìm hiểu và xin thêm tài liệu được. Ngày nay, các cụ đời thứ 13 không còn mấy người, tài liệu riêng của các gia đình thất lạc gần hết, việc bổ túc gia phả cũng gặp nhiều khó khăn.
Tuy vậy, nhờ sự giúp đỡ và cộng tác nhiệt tình của bà con trong họ, ở Gò Bồi có các anh Đào Hoành, Đào Trọng Bửu, đời thứ 14, ở Phú Thành có chú Đào Công Danh đời thứ 13, ở Kim Trì có người anh em Đào Thành Phụng đời thứ 14 và ông bạn Tình Phố Trần Long Trung…… Chúng tôi đã tìm tòi thăm hỏi khắp nơi, phiên dịch, góp nhặt tài liệu để chép lại tập gia phả mới này gồm có 148 họ và 13 đời (gia phả năm 1961 chỉ có 81 họ mà thôi). Gia phả này sẽ được phổ biến rộng rãi đến các chi phái họ Đào, con cháu ông thủy tổ Đào Đại Lang. Kể từ đời thứ 14 trở đi, các chi phái sẽ ghi chép tiếp cho chi phái và gia đình mình. Mục đích của chúng tôi là giữ lấy phần gốc để các thế hệ sau có tài liệu tra cứu, tham khảo.
Được như vậy trước hết là nhờ ở tập tài liệu cơ bản đầu tiên của cố Đào Doãn Mại để lại từ năm 1906. Tài liệu ấy tuy có ít nhiều thiếu sót nhưng cũng được ghi chép hết sức công phu, khúc chiết. Không có tài liệu ấy không thể hiểu biết đến tận gốc nguồn được. Thứ, phải nói đến công lao của hai ông Đào Tăng Phưởng, tự Duy Hòa, và Đào Tăng Phất, tự Tăng Nghị, đời thứ 13, năm 1960, và sau cùng là cố Đào Tuyên tục danh là Hương Lỗ Thám, đời thứ 13, nhánh Kim Trì với tập tài liệu bằng Hán văn để lại.
*
Thủy tổ của chúng tôi là cố Đào Đại Lang. Ngài gốc ở Đồng Hôn Thôn, Nhược Thạch xã, Kỳ Ba huyện, Thừa Tuyên Hà Ba phủ, Nghệ An tỉnh. Vì binh cách loạn lạc đời Lê, ngài di cư vào xứ Quảng Nam rồi xứ Quy Nhơn, tức Quy Nhơn thành, Quy Nhơn phủ, Tuy Viễn huyện, Hội An thôn, Tân Giản Thượng ấp tức là xứ Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay.
Tài liệu không ghi rõ là Ngài ra đi năm nào, đã ở những đâu năm nào, bao lâu và định cư ở Gò Bồi năm nào. Cũng không chép được năm sinh, năm mất của ngài, chỉ biết mộ phần ở thôn Nho Lâm, huyện Tuy Phước mà thôi. Con cháu của ngài truyền nối đến nay đã 17 đời. Nếu tính trung bình mỗi đời người cách nhau 20 năm thì đã hơn 300 năm. Đối chiếu với Việt sử, lúc bấy giờ có thể vào đời vua Lê Chân Tông (1643 – 1649) hoặc vua Lê Thần Tông (1649 – 1662).
Sau đời ông thủy tổ, cố Đào Doãn Mại đã ghi chép được gần hết năm sinh, ngày mất, mộ phần của các đời kế tiếp. Về con gái, theo quan niệm trọng nam thời trước, những hộ nào có con gái chỉ ghi hữu nữ chứ không cho biết tên tuổi, chồng con ở đâu và không biết bao nhiêu người. Ngày nay còn nhiều nhà chưa quan tâm đúng mức ở điểm này, thật đáng tiếc.
Để dễ tra cứu, trong tập gia phả này, tôi ghi thêm năm dương lịch bên cạnh năm âm lịch và theo phong tục ta, tôi vẫn giữ ngày sinh, ngày mất theo âm lịch. Chỗ nào được biết tôi ghi thêm tên con gái, tên chồng và quê chồng. Mỗi hộ đều có ghi rõ là thuộc nhánh nào, các hộ không ghi chú thuộc phái chính Gò Bồi.
Đối với những nhân vật có công đức, tài năng đặc biệt tôi ghi thêm những nét chính yếu về đời sống, công lao, nghề nghiệp hoặc có tiểu sử kèm theo, ghi lại vài áng văn thơ nếu có.
Theo di chúc của ông bà nội tôi, ở phần phụ lục tôi cũng ghi lại công đức của Bà Đinh Thị Thiên Hộ, tức bà Bốn Miêng ở Kim Trì, là người đã giúp đỡ, nuôi nấng ông nội tôi ăn học lúc thiếu thời, để sau này con cháu nhánh Phú phong nhớ ngày kỵ lạp bà.
Như đã trình bày, trên gia phả này có 148 hộ, 13 đời. Tất cả đều tập trung trong bốn chi phái sau đây:
* Thứ nhất: phái chính tại Gò Bồi gồm có 55/148 hộ. Nơi đây có nhà thờ đến đời ông thủy tồ. Hàng năm tế hiệp ngày 20 tháng giêng âm lịch. Các nhánh khác đều về dự trong dịp này.
* Thứ hai: nhánh Kim Trì có 45/148 hộ, tách ra từ đời thứ 8. Có nhà thờ riêng.
* Thứ ba: nhánh Phú Thành có 40/148 hộ, tách ra từ đời thứ 10. Có nhà thờ riêng.
* Thứ tư: nhánh Phú Phong có 08/148 hộ, tách ra từ đời thứ 11. Có nhà thờ riêng.
Nhịp độ phát triển của các đời như sau:
– Từ đời thứ 1 đến đời thứ 8 có 11 hộ
– Đời thứ 9 03 hộ
– Đời thứ 10 15 hộ
– Đời thứ 11 34 hộ
– Đời thứ 12 37 hộ
– Đời thứ 13 48 hộ
……………………………………………………………
Cộng 148 hộ
Theo bản kê trên thì từ đời thứ 1 đến đời thứ 8, sự phát triển chậm, không đều và thất lạc nhiều. Có một số con cháu cùng một hệ, có danh tánh ghi lại, nhưng không biết đích xác là con ông anh hay ông em nào. Về sau phần lớn số người này đều thất tung, không kê cứu được. Ở giai đoạn tiếp theo sự ghi chép được rõ ràng và đều. Bắt đầu có phát triển mạnh. Ba hộ đời 9 sinh được 15 hộ đời 10 và cứ thế tăng dần lên cho tới đời thứ 13 có tất cả 48 hộ. Trong 4 chi phái, chia ra như sau:
* Gò Bồi : 10 hộ
* Kim Trì : 11 hộ
* Phú Thành : 23 hộ
* Phú phong : 4 hộ
Số con trai thành nhân trong các hộ này ( đời thứ 4 ) là 101 người phân ra như sau:
* Gò Bồi : 22 người
* Kim Trì : 17 người
* Phú Thành : 50 người
* Phu Phong : 12 người
Tỷ lệ Kim Trì tương đối thấp vì cánh họ này có nhiều người hy sinh trong cuộc chiến hơn các nhánh khác.
NHẬN XÉT CHUNG
* Nói về tuổi thọ thì các bà sống lâu hơn các ông nhiều, nhánh Phú Thành có nhiều người cao niên hơn các nhánh khác. Nhánh Kim Trì cũng vậy. Phái nam nhánh Phú Phong thường không được thọ.
* Về đời sống vật chất thì nhánh Phú Thành ở tập trung gần nhau đông đảo và có vẻ hưng vượng hơn cả. Nhánh Kim Trì cũng vậy. Phái chính Gò Bồi con cháu đi làm nơi khác nhiều, một số khá đông ở vùng Quy Nhơn, phần lớn khá giả. Số còn lại ở địa phương có mức sống thấp hơn. Nhánh Phú Phong ít người, lại tản mác nhiều nơi, đời sống tương đối khá và ổn định.
* Về mặt văn hóa thì vào các đời 11 và 12 có một số khoa bảng. Đặc biệt đời 11 có ông Đào Tăng Sắt, tự Doãn Địch, hiệu Cao Mô (1833-1885) đã đứng ra lãnh đạo phong trào Cần Vương kháng Pháp ở tỉnh Bình Định. Công tích của ông được ghi trong Việt Nam danh nhân tự điển của Nguyễn Huyền Anh, nhà sách Khai Trí Sài Gòn xuất bản năm 1967, ở trang 52, nguyên văn như sau: “Đào Doãn Địch: nhà lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp, người làng Tùng Giản, quận Tuy Phước, tỉnh Bình Định (Trung phần).”
Trước làm quan tại triều. Sau khi kinh đô thất thủ (1885) ông bỏ về hợp tác với các văn thân trong vùng để khởi nghĩa chống Pháp. Nhóm nghĩa binh do ông chiêu mộ gồm chừng 600 người, phần đông phải dùng giáo, sào và lưỡi mác.
Trong trận giao phong đầu tiên với quân Pháp tại Cần Úc (Tuy Phước – Bình Định( nghĩa quân phải thất bại nặng nề.
Sau vì lâm bệnh nặng ông giao quyền chỉ huy nghĩa quân cho Mai Xuân Thưởng (xin xem thêm phần ghi chép về ông Đào Doãn Địch ở trang 35(.
Trở lại vấn đề văn hóa chung, có thể nói rằng ở tất cả chi nhánh đều có những người thông minh, học rộng có tiếng một thời vì nghĩa khí, vì văn tài, giỏi âm nhạc, làm thuốc, dạy học, những nhà công nghệ xuất sắc có óc sáng tạo, am thạo kỹ thuật, những thợ giỏi trong nhiều ngành nghề, những binh sĩ can trường, những nông dân chất phác…
Nói tóm lại, dù lao động trí óc hay chân tay, con cháu họ Đào đều tỏ ra giỏi giang, cần cù làm ăn và sống lương thiện, tư cách đạo đức tốt, có ích cho đời, có tình đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Ngày nay các đời thứ 14, 15, 16, con cháu họ Đào tiến bộ nhiều về văn, cũng như võ. Có những người đậu tiến sĩ, kỹ sư và nhiều cấp bằng cao khác, trong nhiều ngành học vấn khác nhau, những nhà văn, nhà báo, những sĩ quan các cấp v.v… Tiếc rằng chưa thu thập đủ tài liệu nên không thể liệt kê ra đây được.
Một số đông thanh niên khác đã đi du học hoặc lập nghiệp ở nước ngoài, bên khối Đông cũng như khối Tây, chưa kiểm nhận được hết.
” Hậu sanh khả úy”, “con hơn cha nhà có phúc”, dám mong con cháu sau này mỗi ngày thành đạt một nhiều hơn, tài giỏi hơn để phục vụ cho xứ sở, cho đất nước, cho đời…
*
Trước khi kết thúc bản tường trình này tôi xin đề cập đến nạn thất tung trong họ. Đây là một vấn đề lớn. Rải rác ở các hộ, các đời, đều có con cháu không để lại tung tích. Họ bỏ xứ đi làm ăn xa, lập gia thất nơi quê người, sanh con, đẻ cái, không liên lạc về rồi biệt tích.
Trong gia phả này ở đời thứ 11, trang 43, có hộ Ông Đào Tăng Của (1865 – 1909), ông này có hai vợ, tên tuổi, ngày sinh, ngày mất, mộ phần ghi chép đầy đủ, rõ ràng. Hộ này có 5 trai thành nhân và 1 chết nhỏ. Không biết về sau thất lạc đi đâu mà đời 12 không có tiếp nối. Có thể một vài người con ấy đến lập nghiệp ở một địa phương nào đó và một nhánh họ Đào nảy sinh nơi đây, đông đúc, thịnh vượng, mà họ cũng như chúng ta, đều không hay biết là đều cùng chung một gốc mà ra.
Mới đây, cũng trong dịp đi sưu tầm tài liệu cho gia phả này, chúng tôi có tiếp một người họ Đào ở QNĐN. Họ đến liên lạc với chúng tôi, cho hay họ là con cháu ông Đào Văn An, ông bà của họ gốc từ Nghệ An vào lập nghiệp và truyền nối đã mười mấy đời rồi, có ghi chép đầy đủ.
Trong gia phả này có tên ông Đào Văn An, một nhân vật từ đới thứ 5, trang 6. Ông thủy tổ Đào Đại Lang cũng gốc từ Nghệ An. Có một thời gian ngài ở Quảng Nam trước khi định cư ở Gò Bồi. Phải chăng có liên hệ huyết thống giữa họ và chúng ta? Thực hư ra sao, sẽ còn phải tiếp xúc nhiều lần để so chiếu tài liệu rồi mới biết được.
Họ Đào vốn là một họ có tư thế riêng, không làm vua, làm quan lớn hoặc đại công thần đời nọ đời kia. Trong lịch sử thời Trịnh Nguyễn phân tranh chỉ thấy có ông Đào Duy Từ là một bậc thầy lớn, một học giả, một chiến lược gia. Thuở hàn vi ông thường ngâm bài “Ngọa Long cương” để tự ví mình với Khổng Minh Gia Cát Lượng đời Tam Quốc bên Tàu. Về sau ông giúp chúa Nguyễn xây “Lũy Thầy” ở Đồng Hới, dựng nên cơ nghiệp ở miền Nam, đến nay di tích vẫn còn. Vì vậy, họ Đào ít có trường hợp pha trộn hoặc vay mượn. Đã là họ Đào có thể có liên hệ bà con với nhau, ngặt là rất khó tìm ra manh mối, càng về sau càng khó khăn cho nên ta luôn đối xử thân tình với người cùng họ.
Sau cùng tôi tha thiết xin các bậc trưởng lão, những bậc đàn anh nhìn xa, thấy rộng, những anh em quan tâm đến dòng họ, nếu thấy có điều gì chưa ổn, có chỗ thiếu sót, những lỗi lầm hay sai trái trong gia phả này hoặc giả có những tài liệu có thể làm sáng tỏ một vài điều gì hữu ích, xin hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi luôn mong mỏi được chỉ giáo, cùng thảo luận để làm cho gia phả này được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm tạ những cô bác, anh em bà con trong họ, những người bạn đã hợp tác giúp đỡ chúng tôi trong việc ghi chép gia phả này.
Nha Trang, ngày 10 / 09 / 1988
Người chép phả
ĐÀO TĂNG ĐĨNH
(đời thứ 14 nhánh Phú Phong )
*
ĐỜI THỨ NHẤT
Đào Đại Lang
(xin xem gốc tích ở bảng tường trình)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Thôn NhoLâm, Tuy Phước
Chánh thất : không rõ tên họ
Sanh hạ : Đào Nhất Lang
*
ĐỜI THỨ HAI
Đào Nhất Lang
(Con ông Đào Đại Lang – tên mẹ không rõ)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Chánh thất : không biết tên họ
Sanh hạ : Đào Văn Bồng
*
ĐỜI THỨ BA
Đào Văn Bồng
(Con ông Đào Nhất Lang – tên mẹ không rõ)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Chánh thất : không biết tên họ
Sanh hạ : Đào Tấn Sĩ
Đào Văn Tá
*
ĐỜI THỨ TƯ
(CHÍNH PHÁI)
Đào Tấn Sĩ
(Con ông Đào Văn Bồng – tên mẹ không rõ)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 17 – 11 Âm lịch, giờ Mùi, không rõ năm nào
Mộ phần : không rõ
Chánh thất : Bà Cân, (không biết họ)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 02 – 06 Âm lịch, giờ Mùi, không rõ năm nào
Mộ phần : không rõ
Sanh hạ : Đào Văn An
Ngoài ra còn 10 ông có tên sau đây, gia phả ghi lại có thể là con ông Đào Tấn Sĩ (nghi vấn(, ngày sinh, ngày mất….. mộ phần đều không rõ.
1. Đào Văn Can 6. Đào Văn Hồng
2. Đào Văn Bằng 7. Đào Văn Dịch
3. Đào Văn Ngại 8. Đào Văn Lâm
4. Đào Vô Danh 9. Đào Văn Trư
5. Đào Tấn Triêu 10. Đào Văn Nhang
*
ĐỜI THỨ TƯ
(chính phái)
Đào Văn Tá
(Con ông Đào Văn Bồng – tên mẹ không rõ)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Chánh thất : không biết họ tên
Sau đây có ghi 13 người phỏng đoán là con ông Đào Văn Tá (nghi vấn) ngày sinh, ngày mất, mộ phần, và vợ con….. đều không rõ
1. Đào Văn Tự 6. Đào Bá Long
2. Đào Bá Tho 7. Đào Bá Hiệp
3. Đào Văn Trung 8. Đào Văn Cảnh
4. Đào Văn Chiết 9. Đào Bá Phú
5. Đào Văn La 10.Đào Bá Trường
11. Đào Văn Lạng 12. Đào Văn Sáu
13. Đào Văn Ất
*
ĐỜI THỨ NĂM
(chính phái)
Đào Văn An
(Con ông Đào Tấn Sĩ và Bà Cân không biết học)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 11- 7 âm lịch – không rõ năm
Mộ phần : không rõ
Chánh thất : Nguyễn Thị Thế
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 15- 9 âm lịch – không rõ năm
Mộ phần : không rõ
Sanh hạ : Đào Văn Long
*
ĐỜI THỨ SÁU
(Chính Phái)
Đào Văn Long
(1728 – 1805)
(Con Ông Đào Văn An và Nguyễn Thị Thế)
Ngày sinh : Năm Mậu Thân (1728)
Ngày mất : Mồng 3 tháng 1 năm Ất sửu (1805) giờ mùi
Mộ phần : Thôn (Lục Bình, Phước Quang, Tuy Phước)
Chánh thất : Mai Thị Hạnh
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 14tháng 9 âm lịch, không rõ năm.
Mộ phần : Thôn Lực Bình – Xứ Chân bèo.
Kế thất : 1. Thị Tỏ
2. Thị Đô
3. Thị Quế
4. Thị Hồng
Không rõ họ, ngày sinh, ngày mất,và mộ phần của 4 bà này.
Sinh Hạ:
1. Đào Tăng Kê 11. Đào Tăng Thuyết
(Thị Hạnh Sanh) 12. Đào Tăng Châm
2. Đào Tăng Đấu 13. Đào Tăng Dõng (Thị Tiêu Sanh) 14. Đào Tăng Cẩn
3. Đào Tăng Đô 15. Đào Tăng Đa
4. Đào Tăng Tuộc 16. Đào Tăng Hẹo
5.Đào Tăng Cuộc 17. Đào Tăng Biệt
6. Đào Tăng Mọi 18. Đào Tăng Tao
7.Đào Tăng Tam 19. Đào Võ Danh
8. Đào Tăng Lang
9. Đào Tăng Lãnh
10. Đáo Tăng Thôi
Tất cả đều con ông Đào Văn Long. Về sau đa số mồ mả, kỵ lạp đều không biết được.
*
ĐỜI THỨ BẢY
(Chính Phái)
Đào Tăng Kế (tự Phúc)
(1756 – 1810)
(Con Ông Đào Văn Long và Mai Thị Hạnh)
Ngày sinh : 14 – 9 Năm Bính Tý (1756), giờ Mẹo
Ngày mất : Mồng 3 tháng 9 năm Canh Ngọ (1810)
Mộ phần : Hữu Thành, Phước Hòa
Chánh thất : Nguyễn Thị Nòng
( 1771 – 1831 )
Ngày sinh : Tân Mẹo (1771 )
Ngày mất : 28 tháng 10, Tân Mẹo (1831)
Mộ phần : Hữu Thành, Phước Hòa
Sanh hạ: Đào Tăng Đức
Có con gái, không ghi tên
*
ĐỜI THỨ TÁM
(Chính Phái)
Đào Tăng Đức
(tự Điển)
(Con Ông Đào Tăng Kế và Nguyễn Thị Nòng)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 22 tháng 8 Âm lịch, không rõ năm nào
Mộ phần : Lực Bình
Chánh thất : không biết tên họ
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 18 tháng 9, không rõ năm
Mộ phần : Thôn Lực Bình
Sanh hạ: 1 Đào Tăng Khiển
2 Đào Tăng Trừng
3 Đáo Tăng Siêu
Có con gái không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ TÁM
Con các ông em
Đào Tăng Kế:
1. Đào Tăng Quảng
2. Đào Tăng Huề
3. Đào Tăng Hư
4. Đào Vô Danh
Mồ mả, vợ con, ngày sinh, ngày mất của 4 ông này đều không được rõ.
(Xem phần chú thích liên hệ đến trang này)
*
NHÁNH HỌ ĐÀO Ở KIM TRÌ
Ông Đào Tiên húy là Diễn, tự là Tuyên, tục danh Hương Lễ Thám (1887 – 1970), người chép phả hệ của nhánh họ Đào ở Kim Trì ghi rằng: Ông Đào Văn Hè, người đứng đầu nhánh ấy là con cháu ông thủy tổ Đào Đại Lang và là Tằng tổ thúc của ông Đào Doãn Địch, đời thứ 11 họ Đào Gò Bồi (phả hệ này nay vẫn còn). Như thế có nghĩa là ông Đào Văn Hè là em ông cố ông Đào Doãn Địch và thuộc đời thứ 8 của họ Đào Gò Bồi.
Gia phả họ Đào Gò Bồi do ông Đào Doãn Mại (đời 12) ghi chép rất công phu từ năm 1906, ở đời thứ 8 (xem trang 10), có ghi tên họ 4 người con của các ông em ông Đào Tăng Kế (đời 7( mà không biết là con của ông nào là:
1. Đào Tăng Quảng
2. Đào Tăng Huề
3. Đào Tăng Hư
4. Đào Vô Danh
Em của ông Đào Tăng Kế có những 18 người, ông thân sinh ông Đào Tăng Kế có 6 vợ nên đông con (xin xem gia phả). Trong 4 tên ghi trên có tên ông Đào Tăng Huề là gần với tên Đào Văn Hè. Ngày trước, những chữ lót thường thay đổi dễ dàng. Riêng lối phiên âm từ Hán ra Việt đôi khi không chính xác vì các cụ thường không thạo chính tả tiếng Việt, giọng nói của mỗi nơi khác nhau chút ít, cho nên Huề có thể là Hoè, Hoè có thể là Hè hay ngược lại, cũng như có những trường hợp “ba”, “hoa”, “huề”, “uế”, “duyên”, “diên”, “tuyên’, “tiên”…..
Vì vậy, sau khi tham khảo ý kiến của anh em cùng hệ và trao đổi cùng người dịch (Tình Phố Trần Long Trung ở Kim Trì) và nghiên cứu hai tập gia phả, chúng tôi thấy có thể nói ông Đào Tăng Huề và Đào Văn Hè là một người mà thôi. Không dám nói chắc là hoàn toàn chính xác, nhưng có những cơ sở khá rõ ràng. Xin trình bày minh bạch điểm này để tiện việc tra cứu về sau và những ai quan tâm đến gia phả này thông cảm.
Đây là đầu mối của nhánh họ Đào đông đảo ở Kim Trì ngày nay. Cũng xin nói thêm rằng từ nhiều đời, họ Đào Kim Trì và Gò Bồi vẫn gắn bó ruột thịt với nhau. Ngày tế hiệp, ngày giỗ tổ, các húy nhật lớn, hai bên đều đứng trước một bàn thờ, một bài vị. những dịp hiếu hỷ, kỵ lạp hai bên vẫn đi lại với nhau một cách thân tình.
Tuy vậy, lớp trẻ ngày nay, sau khi các bậc lão thành không còn, không biết cái mối liên hệ bắt đầu. Theo lời dặn của ông bà để lại và cũng trùng hợp với thứ tự trong gia phả, nhánh Kim Trì vẫn gọi những người đồng hệ thuộc nhánh gò Bồi là anh, chị. Đến nay vẫn như vậy.
Tuy nhiên cũng có vài người ( rất ít thôi) đồng hệ bên Gò Bồi lại gọi bên Kim Trì là anh là chị, không biết vì sao và như vậy là đúng hay sai. Theo tinh thần mới ngày nay, thiết tưởng điều này không quan trọng. Cùng một hệ, nhiều tuổi hơn là anh là chị, ít tuổi hơn là em cũng hợp lý thôi, xin đừng quá câu nệ.
Sau cùng xin nói thêm là trong di bút ông Đào Tiên có một đoạn ghi rằng ông Đào Văn Hè là cháu 6 đời của ông Thủy tổ Đào Đại
Lang, tức đời thứ bảy. Điều này không đúng vì chính ông đã minh xác rằng ông Đào Văn Hè là em ông cố ông Đào Doãn Địch mà ông Đào Doãn Địch thuộc đời mười một thì ông Đào Văn Hè chỉ có thể thuộc đời thứ 8 mà thôi. Ông Đào Tiên thuộc đời 13 mới ghi chép sau này nên không biết rõ về những đời trước bằng Ông Đào Doãn Mại, đời 12, đã ghi chép từ năm 1906 được. Vì vậy không có gì nghi vấn về điểm này nữa.
Kim Trì, ngày 15 tháng 8 năm 1988
Người chép phả.
Đào Tăng Đĩnh
*
ĐỜI THỨ TÁM
( Nhánh Kim Trì )
Đào Tăng Huề
hay Văn Hè
tự Tăng Nghiêm
(con một Ông em của Ông Đào Tăng Kế, xin xem phần chú thích)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 26 tháng giêng không rõ năm
Mộ phần : Vườn chùa Ông Tùng Giản
Chánh thất : Nguyễn Thị Nhạt
Ngày sinh : không rõ.
Ngày mất : 11 tháng 3 không rõ năm
Mộ phần : Gò Trường Gà Dĩnh Xuyên
Sinh hạ : Đào Tăng Trang
*
ĐỜI THỨ CHÍN
( chính phái )
Đào Tăng Trừng
tự Hải (1765- 1820)
(con ông Đào Tăng Đức – không rõ tên mẹ), trước có làm Cai Đội
Ngày sinh : Ất Dậu (1756)
Ngày mất : 3- 7 năm canh Thìn (1820)
Mộ phần : Thôn Hữu Thành
Chánh thất : Đỗ Thị Đàm
Ngày sinh : Canh Dần (1770)
Ngày mất : 4 tháng 11 Tân Hợi (1851)
Mộ phần : Hữu Thành.
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Trị 7. Đào Tăng Sanh
2. Đào Tăng Sở 8. Đào Tăng Tiếp
3. Đào Tăng Học 9. Đào Tăng Tử
4. Đào Tăng Hay 10.Đào Tăng Điển
5. Đào Tăng Điểm 11.Đào Tăng Tư
6. Đào Tăng Triệt 12.Đào Tăng Chánh
Có con gái không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ CHÍN
Đào Tăng Siêu
(con ông Đào Tăng Đức – không rõ tên mẹ)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 24 tháng 4 không rõ năm
Mộ phần : Dĩnh Xuyên – Tuy Phước
Chánh Thất : Nguyễn Thị Thống
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 15 tháng 9 không rõ năm
Mộ phần : Lộc thuận, Tuy Phước
Sinh hạ: 1. Đào Tăng Tại
2. Đào Tăng Vị
3. Đào Tăng Châu
4.Đào Tăng Chiêm
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ CHÍN
( nhánh Kim Trì )
Đào Tăng Trang
(con ông Đào Văn Hè – và Nguyễn thị Nhặt)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 6 tháng 3 không rõ năm nào
Mộ phần : Gò Bồng – Hữu Thành
Chánh Thất: Trần Thị Yết
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 14 tháng 4 không rõ năm
Mộ phần : Thổ Ương, Hữu thành.
Sanh hạ:
1. Đào Văn Vẽ 5. Đào Khuyết Danh
2. Đào Văn Vang 6. ĐàoVăn Lưỡng
3. Đào Văn Hiễn 7. ĐàoVăn Lự
4. Đào Văn Hữu.
GHI CHÚ: Sinh được con đầu lòng là Đào Văn Vẻ, ông Đào Tăng Trang bỏ nhà vào ở Bình Thuận. Tại đây ông có 1 bà thứ nhất (không biết tên) sinh hạ hai con trai (Đào Khuyết Danh và Đào Văn Lạng). Sau 10 năm bà chánh thất đi tìm ông về đem theo 2 người con nói trên. Bà thứ thất không đi theo.
Ông bà lại sinh tiếp 6 người con nữa (ghi tên). hai người con bà thứ nhất về sau lại bỏ về Bình Thuận, bặt tin luôn.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
Đào Tăng Trị
(tự Khoa)
( con ông Đào Tăng Trừng và Đỗ Thị Đạt)
(Lễ Phòng Bát Phẩm Thơ Lại)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 07 tháng 10 không rõ năm
Mộ phần : Lục Lễ – Tuy Phước
Chánh Thất : Lê Thị Miêu (1793 – 1871)
Ngày sinh : 16 – 5 năm Quý Sửu, giờ Dần (1793)
Ngày mất : 25 tháng 9 năm Tân Vị (1871)
Mộ phần : Thuận Thới, xứ Gò Trù
Kế thất: Lương Thị Sự (1976 – 1831)
Ngày sinh : Bính Thìn (1796)
Ngày mất : 26 tháng 8 năm Tân Mẹo, giờ Tị (1831)
Mộ phần : Hữu Thành – Bà xá Xứ
Kế thất : Đặng Thị Bôi (1796 – 1837)
Ngày sinh : 14 – 11, năm Bính Thìn, giờ Tuất (1796)
Ngày mất : 5 tháng 8 năm Đinh Dậu, giờ Thìn (1837)
Mộ phần : Thôn Lương Lộc
Kế thất: Mai Thị Nhiều (1810 – 1887)
Ngày sinh : Canh Ngọ (1810)
Ngày mất : 4 tháng 2 năm Đinh Hợi, giờ Mùi (1887)
Mộ phần : Tùng Giản
Sinh hạ:
1. Đào Tăng Chấn (con bà Thị Sự)
2. Đào Tăng Diện (con bà Thị Nhiều)
3. Đào Tăng Nhất (con bà Thị Nhiều)
Có con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
Đào Tăng Sở
tự Thái ( 1795 – 1846 )
(con ông Đào Tăng Trừng và Đỗ Thị Đàm)
Ngày sinh : 8 tháng 10, năm Ất Mão, giờ Tuất (1795)
Ngày mất : 22 tháng 11 năm Bính Ngo (1846), giờ Sửu
Mộ phần : Xứ Hóc Giờ – Phú Phong (quê vợ)
Chánh Thất: Võ Thị Sở (1800 – 1870)
Ngày sinh : Canh Thân
Ngày mất : 15 tháng 10 năm Canh Ngọ (1870), giờ Tuất
Mộ phần : Xứ Hóc Giờ – Phú Phong
Sanh hạ: 1. Đào Tăng Tòng
2. Đào Tăng Đá
3. Đào Tăng Sắt
4. Đào Tăng Cung
5. Đào Tăng Cống
ĐỜI THỨ MƯỜI
Đào Tăng Học
(con ông Đào Tăng Trừng và Đỗ Thị Đàm)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 16 tháng 09, giờ Mùi, không rõ năm nào
Mộ phần : Lực Bình
Chánh Thất: Võ Thị Hy
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 25 tháng 4, giờ Mùi, không rõ năm
Mộ phần : Tùng Giản
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Thi
2. Đào Tăng Thời
3. Đào Tăng Ty
Có con gái, không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
Đào Tăng Hay (tự Thọ)
(con ông Đào Tăng Trừng và Đỗ Thị Đàm)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 19 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Thôn lạc Hòa, Xứ Hà Gạch
Chánh Thất: Trần Thị Mai
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 10 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Thôn liêm Trực
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Dũ
2. Đào Tăng Viện
Có con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
Đào Tăng Điểm
tự Huy
(1805 – 1835)
(con ông Đào Tăng Trừng và Đỗ Thị Đàm)
Ngày sinh : Ất Sửu (1805)
Ngày mất : 24 tháng 06, năm Ất Vị, giờ Thìn (1835)
Mộ phần : Thôn Hữu Thành, xứ Bà Xá
Không con
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
Đào Tăng Tại
(con ông Đào Tăng Siêu và Nguyễn Thị Thông)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Thôn Vĩnh Xuyên – Phước Hòa
Không con
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
Đào Tăng Vị
(con ông Đào Tăng Siêu và Nguyễn Thị Thống)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 4 tháng 2, Mậu Dần (1878)
Mộ phần : Lực Bình
Chánh Thất: Lê Thị Vĩnh
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 4 tháng 6, không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng Giản
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Của
Có con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Châu
(con ông Đào Tăng Siêu và Nguyễn Thị Thống)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 15 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành – Phù Cát
Chánh Thất : Nguyễn Thị Tính
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 12 tháng 3, giờ Mùi, không rõ năm nào
Mộ phần : Thôn Phú Thành, xứ Thời Lộc
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Vỏ 4. Đào Tăng Diện
2. Đào Tăng Văn 5. Đào Tăng Duyệt
3. Đào Tăng Vinh 6. Đào Tăng Ý
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
Đào Tăng Chiêm
(con ông Đào Tăng Siêu và Nguyễn Thị Thống)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Kim Giản
Không con
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Vẽ
(con ông Đào Tăng Trang và Trần Thị Yết)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 22 tháng 9, không rõ năm
Mộ phần : Gò Bồng – Hữu Thành
Ghi chú: Ông Đào Văn Vẽ đầu quân ra đồn trú ở Bắc Việt, mất ngoài ấy. Đồng đội đưa hài cốt về quê mai táng.
Chánh Thất: Võ Thị Giàu
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 15 tháng 8, không rõ năm
Mộ phần : Gò trong nhà thờ Tam Bình
Sanh hạ:
1. Đào Văn Thư
2. Đào Văn Danh
3. Đào Văn Đồn (chết sớm) 4. Đào Thị Lũy (chết sớm)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Vang
(con ông Đào Tăng Trang và Trần Thị Yết)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 18 tháng 2, không rõ năm
Mộ phần : Gò Một – Kim Trì
Chánh Thất : Nguyễn Thị Hạnh
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 6 tháng 10, không rõ năm nào
Mộ phần : Đám thồ mộ Hữu Thành
Sanh hạ:
– 1 gái là Đào Thị Tiến, có chồng ở Vân Tộc, Cát Chánh.
– Không có con trai
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Hiển
(con ông Đào Tăng Trang và Trần Thị Yết)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 1 tháng 9, không rõ năm nào
Mộ phần : Đám mả Hữu Thành
Chánh Thất: Phạm Thị Hậu
(chánh quán Háo Lễ – Phước Hưng)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 12 tháng 1, không rõ năm
Mộ phần : Đám mả Hữu Thành
Sanh hạ:
Trai: 1. Đào Văn Tánh (chết sớm) 2. Đào Văn Đăng
3. Đào Văn Hơn 4. Đào Văn Cảnh (vô hậu)
5. Đào Văn Nguyên (vô hậu) 6. Đào Văn Hùng [chết sớm)
7. Đào Văn Gián 8. Đào Văn Khoa (chết sớm)
Gái:
1. Đào Thị Tài, có chồng là Tú Tài Nguyễn Diệu ở Kim Trị
2. Đào Thị Đắc
3. Đào Thị Đô
4. Đào Thị Đốc
5. Đào Thị Tri
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Hữu
(con ông Đào Tăng Trang và Trần Thị Yết)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 28 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Đám mả Hữu Thành
Chánh Thất : Nguyễn Thị Sương
(nguyên quán Bình Lâm, Phước Hòa. Trú quán Xuân phương, Phước Sơn)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 11 tháng 1, không rõ năm
Mộ phần : Gò Ông Ngô Kim Trì
Sanh hạ:
1. Đào Văn Bửu (tuyệt tự)
2. Đào Thị Bởi (có chồng nhà họ Mang ở Lộc Ngãi)
Kế thất: Nguyễn Thị Lý (Quan Hy – Phước Nghĩa)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 11 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Đám mả Hữu Thành
Sanh hạ:
1. Đào Văn Giới (tự Chuẩn)
2. Đào Văn Cu (tự Đạo)
3. Đào Văn Bốn (tự Chất)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Lưỡng
(con ông Đào Tăng Trang và Trần Thị Yết)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 29 tháng 4, không rõ năm
Mộ phần : Đám vườn Kim Trì
Chánh Thất: Nguyễn Thị Duyên
(nguyên quán Lạc Điền, Phước Thắng)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 3 tháng 11, không rõ năm
Mộ phần : Đám vườn Kim Trì
Sanh hạ: 1. Đào Văn Bình
2. Đào Văn Ngô (tuyệt tự)
3. Đào Văn Từ
4. Đào Văn Tạ
5. Đào Văn Tu
Gái: 1. Đào thị Hưng ( chồng là xã Phúc Tú Thủy Phước Hiệp)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Lự
tức là Bá Hộ Học
(con ông Đào Tăng Trang và Trần Thị Yết)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 18 tháng 6, không rõ năm
Mộ phần : Đám Ông Lường Kim Trì.
Chánh Thất: Nguyễn Thị Lũy (Kim Trì)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 14 tháng 6, không rõ năm
Mộ phần : Vườn tư của Nguyễn Tiến Kim Trì.
Sanh hạ:
*Đào Thị Lẫm (chồng là Tú Tài là Nguyễn Can ở Kỳ Sơn)
Kế thất: Huỳnh Thị Liểu( Bình Lâm)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 29 tháng 11, không rõ năm
Mộ phần : Đất thổ Mỹ Thành thôn Hữu Thành
Sanh hạ: – Đào Văn Truyền
Trắc thất: Huỳnh Thị Thể (em bà Liễu Bình Lâm)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 16 tháng 11, không rõ năm
Mộ phần : Đám Tán Tượng Hữu Thành
Sanh hạ: Đào Văn Luân (chết sớm)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(chính phái)
Đào Tăng Chấn
(1820 – 1860)
(con ông Đào Tăng Trị và Lương thị Sự)
Ngày sinh : Canh Thìn (1820)
Ngày mất : 21tháng giêng, Canh Thân (1860)
Mộ phần : Tùng Giản
Chánh Thất: Phạm Thị Liêm (Tư Cung)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 7 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Lục Lẽ
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Hưởng (chết sớm vô tự)
2. Đào Vô Danh
3. Đào Vô Danh
4. Đào Tăng Tuân
5. Đào Tăng Bố
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
Đào Tăng Điện
(Con Ông Đào Tăng Trị và Mai Thị Nhiều )
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 6 tháng 4 không rõ năm nào
Mộ phần : Hữu Thành.
(không con)
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
Đào Tăng Nhất
( con Ông Đào Tăng Trị và Mai Thị Nhiều )
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 25 tháng 6 không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng Giản
Chánh thất: Võ Thị Đạo
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 11 tháng 4 không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng giản
Sanh hạ:
– Đào Tăng Đích
Có con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
Đào Tăng Tòng
(Con Ông Đào Tăng Sở và Võ Thị Sở)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 25 tháng 6 không rõ năm nào Mộ phần : Xứ Hóc Giờ Phú Phong
Chánh thất: Đạng Thị Tuân (Mỹ Đức)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 15 tháng 11 không rõ năm nào Mộ phần : thất lạc
Không con
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
Đào Tăng Đá
(tự Hưng(
(Con Ông Đào Tăng Sở và Võ Thị Sở(
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 6 tháng 9 không rõ năm nào
Mộ phần : Xứ Hóc Giờ, Phú Phong
Chánh thất: Nguyễn Thị Chơi
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 24 tháng 1, năm Mậu Dần (1842( Mộ phần : Xứ Hóc Giờ, Phú Phong
Sanh hạ: Đào Tăng Giao
*
ÔNG ĐÀO TĂNG SẮT (1833 – 1885)
(Tự Doãn Địch, hiệu Cao Mô)
Là con ông Đào Tăng Sở và Bà Võ Thị Sở. Ông Đào Tăng Sắt sinh năm Quý Tỵ (1833) mất năm Ất Dậu (1885), thọ 52 tuổi.
Ông đậu tú tài khóa Mậu Dần (1878) niên hiệu Tự Đức 31. Là người khẳng khái, cương trực và có chí lớn, ông được bổ làm quan tại triều, thưởng thọ Hàn Lâm Trước Tác, sau thăng Hồng Lô Thiếu Khanh. Theo gia phả ông là Bắc Kỳ Khâm Sai, Quản Thứ Tán Tương, Hồng lô Thiếu Khanh, lãnh Thập Bảo Kiếm Biện, cáo thọ Phụng Nghị Đại Phu (hiện bản chính sắc phong còn được con cháu lưu giữ).
Năm Ất Dậu 1885, sau khi kinh đô Huế thất thủ, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương chạy về Bình Định phối hợp với quan tỉnh lúc bấy giờ, lấy thành Bình Định làm căn cứ, lãnh đạo phong trào chống Pháp. Ông chiêu mộ thêm nghĩa binh, phối hợp với quân triều đình chận đánh quân Pháp ở Cần Úc (Tuy Phước). Đại bại trận này và bị thương nặng, ông rút quân về đóng tại Văn Chỉ An Nhơn, tức phủ cũ An Nhơn, nay thuộc xã Nhơn Phúc huyện An Nhơn.
Quân Pháp đuổi theo, ông chạy lên đóng căn cứ tại xứ An Khê, lập ra Thôn Chí Công, chiêu mộ nghĩa binh, tính kế lâu dài. Tại đây bệnh tình trầm trọng, ông biết mình kho sống lâu nên tìm người trao trọng trách. Được các sĩ phu đương thời giới thiệu, ông bèn mời Mai Xuân Thưởng, là người có chí lớn đến trao quyền chỉ huy. Lúc đầu ông Mai Xuân Thưởng không nhận, chỉ giữ chức Tán Tương Quân Vụ. sau khi ông mất đi, Mai Xuân Thưởng mới đứng ra chỉ huy công cuộc chống Pháp (tài liệu này do ông Quách Tấn ghi chép theo lời kể của cụ Đào Phan Duân ở Biểu Chánh).
Trùng hợp với những điểm trên, trong Việt Nam danh Nhân Tự Điển của Nguyễn Huyền Anh, nhà sách Khai Trí Sài Gòn xuất bản năm 1967, trang 52 có ghi về cụ Đào Doãn Địch, nguyên văn như sau:
“Đào Doãn Địch: nhà lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp ở Bình Định. Người làng Tùng Giản, quận Tuy Phước, tỉnh Bình Định (Trung Phần). “
Trước làm quan tại triều, sau khi kinh đô Huế thất thủ (1835) ông bỏ về hợp tác với các văn thân trong vùng để khởi nghĩa chống pháp. Toán nghĩa binh do ông chiêu mộ gồm chừng 600 người, phần đông phải dùng giáo, sào,lưỡi mác.
Trong trận giao tranh đầu tiên, với quân pháp tại Cần Úc (Tuy Phước, Bình Định) nghĩa binh phải thất bại nặng nề.
Điểm tương đồng chính yếu là việc lãnh đạo phong trào Cần vương chống pháp ở Bình Định.
Ông chết vì thương tích hay bệnh tật đến nay chưa rõ.
Đối với địa phương, nơi sinh quán khi còn làm quan tại triều, ông đã có công xây dựng cho làng Tùng Giản được phồn vinh. Nhân dân rất thương mến và nhớ ơn ông. Tại An Khê nơi ông đóng quân trước khi ông mất, ông 1ã lập thôn Chí Công. Các bậc lão thành nơi đó còn nhớ đến công ơn ông. Trước đây theo tục lệ cổ truyền, trong các dịp xuân kỳ, thu tế công đức ông vẫn còn được nhắc đến…
BẢN PHIÊN ÂM VÀ BẢN DỊCH SẮC PHONG Cố Đào Doãn Địch
PHIÊN ÂM:
Phụng, Thiên Thừa Vận. Hoàng đế chế viết: Trẫm duy lập chánh dụng nhơn, nghi cử khảo công chi điển, lượng tài định vị, dụng sinh trị sự chi năng.
Tư nhĩ.
Trước tác sung Long- võ- Dinh Kiếm Biện Đào Doãn Địch, văn học túc quan, tài khí khá thủ, hữu du, hữu vi, hữu thủ; chánh thuật du nghi. Viết thanh, viết thận, viết cần, quan châm thị địch, mẫn cán tuân khâm thành tích, tiến dương nghi giản tại đình.
Tư đặc thăng thọ Phụng Nghị Đại Phu, Hường Lô Tự Thiếu Khanh, sung các Bảo tịnh Kỳ Võ Dinh Kiểm Biện Tích chi các mệnh thượng kỳ vô khoáng khuyết ty, miển hàm cần ư xu sự. Thức khâm thành mệnh, vĩnh vô dịch ư thừa hưu. Khâm tai!
Hàm Nghi nguyên niên, tam nguyệt, thập thất nhật.
Dịch:
Thừa Thiên hưng vận. Hoàng đế ban chế thơ rằng:
Trầm nghĩ: chính thể dùng người, phải tùy theo công việc, định phong chức vi, cốt xét ở tài năng.
Nay Đào Doãn Địch, hiện hàm Trước Tác sung chức Kiểm Biện ở dinh Long Võ xét thấy văn học khả quan, tài năng khả thủ, đủ mưu kế, thao thủ, hành vi hiệp theo chánh trị, được thanh liêm, thận trọng, cần mẫn, giữ đúng quan châm, có thành tích siêng năng nên Triều đình cử dụng.
Nay đặc cách thăng thọ chức Phụng Nghị Đại Phu (hàm Hồng Lô Thiếu Khanh, sung chức Kiểm Biện Các Bảo và dinh Kỳ Võ, khuyên nên chăm chỉ thừa hành, cho khỏi sở ty khoáng phế, long trọng vâng theo thánh mạng này, sẽ hưởng ân trạch vĩnh viễn.
Khâm thử.
Cao thơ này ban ngày 17 tháng 3 niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên.Có ấn Sắc mạng chi bảo ( 01- 5 – 1885)
( Bản này do cụ cử Nguyễn Tạo,
109 Phương Sài, Nha Trang dịch)
*
Bà ĐÀO TĂNG SẮT (1847- 1935)
(nhũ danh là HUỲNH THỊ YẾN)
Bà Huỳnh Thị Yến là vợ thứ ba của ông Đào Tăng Sắt tự Doãn Địch hiệu Cao Mô. Bà là một góa phụ gốc ở Phú Thọ, thôn phú Phong, xã Bình Phú ngày nay.
Bà tái giá với ông vào khoảng 1872. Lúc bấy giờ bà ước độ 25 tuổi. Đời chồng trước của bà ở xứ Phú Mỹ thôn Phú Phong, xã Bình Phú nay con cháu vẫn còn.
Năm 1876, bà sinh được một con trai là Đào Tăng Liên tự Doãn Mại hiệu Thế Anh. Năm 1885, sau khi lãnh đạo phong trào Cần vương chống Pháp thất bại ông Đào Doãn Địch mất, lúc bấy giờ bà được 38 tuổi và con bà 09 tuổi. Gia tài sự nghiệp của chồng bà do con trai lớn và bà chánh thất quản thủ.
Bà sống riêng nuôi con.
Ông con lớn tư chất thông minh, văn chương lỗi lạc, đậu tú tài năm 19 tuổi. Ông là người phóng túng. Sau khi thân phụ mất, ông ham chơi ăn xài hoang phí và lần hồi cầm bán hết ruộng đất để lại. Sau đó cùng túng ông phải về nương thân nơi quê vợ ở Phú Phong. Ông bèn tìm đến bà Huỳnh Thị Yến là kế mẫu xin ký thác cái vườn nhà còn lại ở xứ Gò Bồi thôn Tùng Giản mời mẹ con bà về ở đó để lo việc hương khói ông bà.
Bà thấy trước gánh nặng và muôn vàn khó khăn, nhưng vì không nỡ để cho cơ nghiệp nhà chồng mai một, bà đã khẳng khái nhận lời.
Bà thường kể lại rằng, lúc mẹ con bà dọn về nơi đây thì cảnh tượng tiêu điều, trước sau hiu quạnh, cỏ mọc đầy sân, một đống tro tàn trước cửa. Một con chó và một con mèo đói đi xiu vẹo lang thang (nguyên văn)
Bà tiếp tục sống trong cảnh thanh bần, nhà nghèo mẹ góa con côi, ngày đêm dệt vải nuôi con, thờ chồng và lo việc hương khói.
Ông Đào Tăng Liên lớn lên là một người con chí hiếu. Ông cố công học hành và nhờ ở tư chất thông minh, dày công đèn sách, ông sớm nổi tiếng là chữ tốt văn hay. Năm 18 tuổi, ông đi thi lần thứ nhất, không đậu. Lần thứ hai, năm 1897, ông đậu tú tài. Trong các khoa thi ông giúp văn bài cho một số bạn bè thân thiết. Những người này quý mến ông và giúp đỡ mẹ con ông lần hồi chuộc lại số ruộng đất của ông cha để lại (Anh ông đã trót đem cầm cố nhiều nơi). Do đó cảnh nhà hưng vượng dần, phần lớn nhờ sự tần tảo cần kiệm và đường lối khôn ngoan của bà.
Lúc bấy giờ bà dọn về Phú Phong là nơi chôn cất rất nhiều mộ phần của ông bà đời trước và là quê của bà.
Bà thu vén mọi việc xây cất nhà cửa khang trang, lập nơi thờ phụng, tạo mãi ruộng đất. Gia đình từ đây không còn túng thiếu nữa và ông Đào Tăng Liên có phương tiện tiếp tục học hành để xây dựng sự nghiệp lớn hơn.
Chẳng những bà có công với họ Đào mà bà còn đùm bọc cả con cháu nhà họ Lê, đời chồng trước giúp đỡ họ một cách tận tình, gầy dựng cho từng người, ngày nay con cháu nhà họ Lê vẫn nhớ ơn bà.
Ông Đào Tăng Liên không may mất sớm (1907). Bà cùng con dâu lo cho các cháu. Bà sống đến 1935 mới mất.Công đức của bà đối với con cháu họ Đào nhánh Phú Phong rất lớn. Ngày nay nhánh này chỉ còn lại con cháu bà thôi vì con của các vợ khác của Ông Đào Tăng Sắt đều chết sớm, vô tự.
Nếu trong cảnh gia biến bà không đứng ra đảm nhận trách nhiệm dựng lại cơ đồ thì chắc chắn nhánh họ Đào này không được như ngày nay, con cháu đông đảo, hưng vượng. Một số khá nhiều đã thành đạt, có sự nghiệp nhiều nơi trong nước và ở cả nước ngoài nữa.
Vì vậy xin chép lại công đức của bà để con cháu về sau đời đời nhớ đến bà, nêu gương tốt trong họ.
Ông Đào Duy Hòa, cháu nội bà, đời thứ 13 có hai câu thơ sau:
Mấy lời nhắn nhủ cháu con
Dù cho biển cạn non mòn chớ quên.
Để nhắc đến công ơn của Bà.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
( Nhánh Phú Phong)
Đào Tăng Sắt
(tự Doãn Địch, hiệu CaoMô 1833 – 1885)
(Con ông Đào Tăng Sở và Võ Thị Sở)
Ngày sinh: Quý Tỵ
Ngày mất : 19 tháng 9 Ất Dậu ( 1885)
Mộ phần : Xứ Hóc Giờ – Phú Phong.
GHI CHÚ: – Đậu Tú Tài năm Mậu Dần ( 1887) đời vua Tự Đức Thưởng Thọ Hàn Lâm tác sau thăng Hồng Lô Thiếu Khanh.
Chánh thất: Nguyễn Thị Minh (Kiên Mỹ)
( 1839 – 1882)
Ngày sinh: Kỷ Hợi ( 1839)
Ngày mất : 16 tháng 6 Nâm Ngũ ( 1882) giờ Thìn
Mộ phần : Phú Phong
Trắc thất : Nguyễn Thị Chiêu
Ngày sinh: Không rõ
Ngày mất : Không rõ
Mộ phần : Xứ An Khê, Thôn Chí Công
Trắc thất : Huỳnh Thị Yến (1847 – 1935)
Ngày sinh: 12 tháng 9 Đinh Vị, giờ Mùi (1847)
Ngày mất : 16 tháng 10 Ất Hợi
Mộ phần : Xứ Đồng do- Phú Mỹ – Phú Phong
Tiểu thiếp: Nguyễn thị Vinh(cải giá)
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Viên (Thị Minh Sanh)
2. Đào Tăng Giãi (Thị Chiêu Sanh)
3. Đào Tăng Liên (Thị Yến Sanh)
4. Đào Thị Cân (Thất tích)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
ĐÀO TĂNG CUNG
(con ông Đào Tăng Sở và Võ Thị Sở(
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 24 tháng 4 không rõ năm nào
Mộ phần : Xứ Hóc giờ, Phú Phong
Chánh thất: Không rõ tên họ (cải giá(
Sanh hạ : Đào Vô Danh
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
Đào Tăng Cống
(con ông Đào Tăng Sở và Võ Thị Sở(
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 20 tháng 3 không rõ năm nào
Mộ phần : Xứ Hóc giờ, Phú Phong
( Không con)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
Đào Tăng Thi
(con ông Đào Tăng Học và Võ Thị Hy)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : thất lạc
*
Lược Sử
Ông ĐÀO TĂNG THI cùng một hệ với ông Đào Tăng Sắt (1833 -1885), không biết sanh năm nào, mất năm nào, là một nhân vật lỗi lạc của họ Đào lúc bấy giờ.
Theo ghi chép để lại. Ông thông minh cực điểm, văn chương hừng tuấn, tính tình ông phóng khoáng chỉ thích túi thơ bầu rượu, ngoại du sơn thủy, tịnh không màng đến công danh phú quý. Nay ở tỉnh này, mai ở tỉnh nọ, ông giao du mật thiết với các danh tài đương thời ở miền Bắc và là bạn xướng họa của danh sĩ Phạm Trường Phát.
Thương vì nết, trọng vì tài, các bậc nho sĩ lúc bấy giờ thường mời ông ở lại nhà một hai năm để thưởng thức các tài xuất khẩu thành thi của ông. Những bài phú “chung hồ, Phụng hề chế Nghĩa nhất thiên” hoặc “Tùng xích, tòng tử du phú”… của ông còn được truyền tụng lại tại các tỉnh Nghệ Tĩnh.
Ông Đào Tăng Thi không chịu thi cử. Mỗi khóa đến, ông chỉ đi coi chơi bên ngoài trường thi mà thôi. Khi đầu đề lọt ra thì ông ngâm suốt một bài như đã thuộc lòng sẵn vậy. Người đương thời gọi ông là “sách trời sanh”. Thường ngày ai xin câu đố hay thơ phú gì cứ đem viết mực theo rồi chờ lấy liền.
Sau mỗi bận đi chơi xa, một vài năm ông cũng về Tùng Giản (Gò Bồi) thăm bà con. Mãi đến chuyến Bắc Du lần cuối (không biết năm nào( không thấy ông trở về nữa. Nghe ra, ông ở xứ Phần Ma, chợ Kỳ Hà miền Bắc chớ không biết tỉnh nào.
Ông Đào Tăng Thi là một bậc văn tài xuất chúng của dòng họ Đào. Tiếc rằng những tài liệu để lại không được đầy đủ, rõ ràng nên không thể tìm hiểu thêm được.
(Dịch và chép lại theo bản văn của ông Đào Doãn Mai, năm 1906 lúc lập gia phả)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
Đào Tăng Thời
(con ông Đào Tăng Học và Võ Thị Hy)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 29 tháng 11, không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng Giản
Không con.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
Đào Tăng Viện
(tự Trực 1838 – 1895)
(con ông Đào Tăng Hay, 2 vợ là Trần Thị Mai và Trần Thị Thanh, không rõ bà nào sanh)
Ngày mất : 24 tháng 2, năm Ất Vị (1895)
Ngày sinh: 18 – 7, năm Mậu Tuất (1838)
Mộ phần : Tùng Giản
Chánh thất: Trần Thị Quý (An Lộc)
Ngày sinh: Nhâm Dần
Ngày mất : 7 tháng 1, không rõ năm nào
Mộ phần : Thôn Lạc Điền
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Chỉ
2. Đào Tăng Huy
3. Đào Tăng Bảo
4. Đào Tăng Hiệp
Có con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
Đào Tăng Của
(1865 – 1909)
(con ông Đào Tăng Vị và Lê Thị Vĩnh)
Ngày sinh: Ất Sửu
Ngày mất : 25 tháng 10, năm Kỷ Dậu (1909)
Mộ phần : Tùng Giản
Chánh thất: Phạm Thị No
Ngày sinh: Không rõ
Ngày mất : 7 tháng 12, giờ Thìn, không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng Giản
Kế thất: Tô Thị Trang (1866 – 1906)
Ngày sinh: thánh giêng, năm Bính Dần (1866), giờ Mùi
Ngày mất : 22 tháng 6, giờ Sửu, năm Bính Ngọ
Mộ phần : thôn Tùng Giản
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Tân (Thị No sanh)
2. Đào Tăng Trương (Thị No sanh)
3. Đào Vô Danh (Thị No sanh)
4. Đào Tăng Sầm (Thị Trang sanh)
5. Đào Tăng Trì ( nt )
6. Đào Tăng Chí ( nt )
Ghi chú: Những ông con này về sau không thấy ghi chép gì nữa, không biết đi ở nơi đâu mà thất lạc, chưa tìm kiếm được.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Võ
(1836 -?)
(con ông Đào Tăng Châu và Nguyễn Thị Tính)
Ngày sinh: tháng 2, năm Bính Thân (1836)
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : thất lạc
Chánh thất: Nguyễn Thị Thanh
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 22 tháng 2, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc
Sanh hạ:
Đào Tăng Ngô.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Văn
(tức Đào Doãn Văn, Cửu Phẩm Bá Hộ
con ông Đào Tăng Châu và Nguyễn Thị Tính)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 6 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Đĩnh Xuyên
Chánh thất: Cáp Thị Bảo (không con)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 20 tháng 8, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành
Kế thất: Đặng Thị Sanh
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 9 tháng 1, không rõ năm
Mộ phần : Thôn Tây Thuận
Kế thất: Phạm Thị Dự
Ngày sinh: Đinh Tỵ (1867)
Ngày mất : 8 háng 9, không rõ năm
Mộ phần : thôn Tây Thuận, xứ Bầu Môn.
Sanh hạ:
1. Đào Thị Vô Danh
2. Đào Thị Vô Danh
3. Đào Tăng Tải (Thị Dự sinh(
4. Đào Vô Danh
5. Đào Thị Thủ
6. Đào Thị Tài
7. Đào Tăng Lời
8. Đào Thị Nhiều
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Vịnh (tự Thái)
(con ông Đào Tăng Châu và Nguyễn Thị Tính)
Ngày sinh: Nhâm Thìn
Ngày mất : 23 tháng 7, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc.
Chánh thất: Nguyễn Thị Vạn
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 2 tháng 8, không rõ năm
Mộ phần : thôn Xuân An
Kế thất: Nguyễn Thị Đờn
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 22 tháng 9, không rõ năm
Mộ phần : thôn Phú Thành, xứ Thời Lộc
Sanh hạ:
Đào Tăng Nhung
Co con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Diệu
(tự Tấn, Bá Hộ)
(con ông Đào Tăng Châu và Nguyễn Thị Tính)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 20 tháng 12, Giáp Ngọ (1894)
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc.
Chánh thất: Trần Thị Đình
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 3 tháng 9, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc.
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Vô Danh
2. Đào Thị Vô Danh
3. Đào Thị Bốn (chết nhỏ)
4. Đào Tăng Giai
Kế thất: Trần Thị Y
Ngày sinh: Nhâm tuất (1862)
Ngày mất : 19 tháng 3, không rõ năm
Mộ phần : thôn Phú Thành, xứ Thời Lộc.
Sanh hạ:
1. Đào Thị Tám
2. Đào Tăng Thông
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Duyệt
( 1838 -? )
(con ông Đào Tăng Châu và Nguyễn Thị Tính)
Ngày sinh: tháng 7, năm Mậu Tuất (1836)
Ngày mất : 25 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc.
Chánh thất: Bùi Thị Truyện
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 17 tháng 11, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc.
Không con
Trắc thất: Nguyễn Thị Thành
Ngày sinh: 09 tháng 12, năm Kỷ Tỵ (1869)
Ngày mất : 25 tháng 5, không rõ năm
Mộ phần : thôn Phú Thành, xứ Thời Lộc.
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Nhơn
2. Đào Tăng Chí
3. Đào Tăng Trọng
4. Đào Tăng Chú
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Ý
(1841 – 1911)
(con ông Đào Tăng Châu và Nguyễn Thị Tính)
Ngày sinh: Tân Tiểu (1841)
Ngày mất : 26 tháng 9, năm Tân Hợi
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc.
Chánh thất: Nguyễn Thị Hộ
Ngày sinh: Giáp Dần (1854)
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : thất lạc
Sanh hạ:
Không có con trai
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Tăng Thử
(con ông Đào Văn Vẻ và Võ Thị Giàu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 30 tháng 1, không rõ năm
Mộ phần : Gò bếp tập, Kim Trì
Chánh thất: Trần Thị Chương (Quảng Điền)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 10 tháng 9, không rõ năm
Mộ phần : Quảng Điền
Sanh hạ:
1. Đào Thị Lãnh (chồng là con của Tám Đắc, Kim Trì)
2. Đào Văn Điền
Kế thất: Nguyễn Thị Tước (Thanh Giang)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 22 tháng 11, không rõ năm
Mộ phần : Gò bếp tập, Kim Trì
Sanh hạ:
Đào Văn Ninh, tự Trọng Khang
Đào Văn Dinh, tự Văn Đính
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Doanh
(con ông Đào Văn Vẻ và Võ Thị Giàu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 16 tháng 2, không rõ năm
Mộ phần : Gò Bồng, Hữu Thành
Chánh thất: Nguyễn Thị…….
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Phương Phi, Cát Chánh
Sanh hạ:
Đào Thị Huyệt (có chồng ở Huỳnh Giản)
Kế thất: Đào Thị ……….. (đồng họ)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 16 tháng 9, không rõ năm
Mộ phần : Gò Ông ngôn, Kim Trì
Sinh hạ:
1. Đào Văn Vô
2. Đào Văn Động (chết sớm)
3. Đào Văn Khoáng
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Đồn
(con ông Đào Văn Vẽ và Võ Thị Giàu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 25 tháng 1, không rõ năm
Mộ phần : Gò Bà Việt, Kim Trì
Chết sớm, chưa lập gia thất.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Hơn
(con ông Đào Văn Hiển và Phạm Thị Hậu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Chánh thất: không rõ
Sanh hạ:
1. Đào Văn Vinh, tự Tân
2. Đào Văn Mai (chết sớm)
3. Đào Văn Liệt (chết sớm)
4. Đào Văn Hớn, tự Tùng
5. Đào Thị Tề
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Giản, tự Trạch
(con ông Đào Văn Hiển và Phạm Thị Hậu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Chánh thất: không rõ
Sanh hạ:
1. Đào Văn Quỹ
2. Đào Văn Đĩnh (chết sớm)
3. Đào Văn Trương (chết sớm)
4. Đào Văn Thiêm, tự Dương, (làm ăn xa, mất tích)
5. Đào Thị Huyên
6. Đào Thị Hiện ( chồng ở Tân Lộc)
Cả hai đều không có con.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Đăng
(con ông Đào Văn Hiển và Phạm Thị Hậu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Chánh thất: không rõ
Sanh hạ:
1. Đào Văn Đô
2. Đào Văn Quế
3. Đào Thị Nhẫn (tuyệt tự(
4. Đào Thị Huy (mất tích)
5. Đào Thị Sở (ở An Khê)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Chuẩn
(con ông Đào Văn Hữu và Nguyễn Thị Lý)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 18 tháng 7, không rõ năm nào
Mộ phần : Đám mã Hữu Thành
Chánh thất: Nguyễn Thị Bá (Bình Liêm, Phước Hòa)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 21 tháng 8, không rõ năm
Mộ phần : Đám mã Hữu Thành
Sanh hạ:
1. Đào Văn Cừ, tự Phong
2. Đào Văn Khôi, tự Vân
3. Đào Văn Hoành (vô tự)
4. Đào Văn Cương (vô tự)
5. Đào Văn Cường (vô tự)
6. Đào Thị Bích
7. Đào Thị Tôn
8. Đào Thị Tú
9. Đào Thị Viễn
10. Đào Thị Phú (Bà Giáo Tám ở Kim Trì)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Đạo
(Bá Hộ Đạo
con ông Đào Văn Hữu và Nguyễn Thị Lý)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 4 tháng 5, không rõ năm nào
Mộ phần : Đám mã Hữu Thành
Chánh thất: Phạm Thị Để (Tú Thủy, Phước Lộc)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 14 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Gò Bồng Hữu Thành
Sanh hạ:
Đào Thị Thuần (chồng là Xã Ban Mỹ Trung)
Kế thất: Phạm Thị Quý (Phổ Đồng – Phước Thắng)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 28 tháng 12, không rõ năm
Mộ phần : Gò Bồng Hữu Thành
Sanh hạ:
1. Đào Văn Hổ, tự Tìm
2. Đào Văn Ngũ (chết sớm)
3. Đào Thị Thể (vợ của quản Thương Tượng)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Chất
(con ông Đào Văn Hữu và Nguyễn Thị Lý)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 11 tháng 7, không rõ năm nào
Mộ phần : Sướng mạ Hữu Thành
Chánh thất: Văn Thị Ký (cùng xóm)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 28 tháng 1, không rõ năm
Mộ phần : Đám mã Hữu Thành
Sanh hạ:
1 con gái, mẹ và con đều mất sớm
Kế thất: Đặng Thị Cư
(Con gái Tri Phủ Lộc Thuận)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 22 tháng 2, không rõ năm
Mộ phần : Sướng mạ – Hữu Thành
Sanh hạ:
Đào Thị Yến (chồng là Phạm Thê ở Hữu Thành)
Đào Thị Vu (chết sớm)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Bình
(con ông Đào Văn Lưỡng và Nguyễn Thị Duyên)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Chánh thất: không rõ
Sanh hạ:
1. Đào Văn Tấn (chết sớm)
2. Đào Văn Sỹ (chết sớm)
3. Đào Thị Sửu (có chồng ở Lộc Ngãi)
4. Đào Thị Nghĩa (có chồng ở Tú Thủy)
5. Đào Thị Bút (có chồng làm Ấm Biên ở Lương Tài)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Từ
(con ông Đào Văn Lưỡng và Nguyễn Thị Duyên)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 28 tháng 4, không rõ năm
Mộ phần : Đám vườn Kim Trì
Chánh thất: Ngô Thị……….. (ở Lực Bình, Phước Quang)
Về sau tái giá.
Sanh hạ:
Đào Văn Luyện, tự Bích
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Tạ
(con ông Đào Văn Lưỡng và Nguyễn Thị Duyên)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Chánh thất: không rõ
Sanh hạ:
1. Đào Thị Hạnh (có chồng đi biệt tích)
4. Đào Thị Trưng (có chồng ở Phụ Ngọc)
Kế thất: không rõ
Sinh hạ:
Đào Văn Lai (đi vào Nam làm ăn, biệt tích)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Tư
(Bá Hộ Thương
con ông Đào Văn Lưỡng và Nguyễn Thị Duyên)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Chánh thất: Nguyễn Thị Thiện
(con của Hương Văn, cùng làng)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Sanh hạ:
1. Đào Văn Mô (chết sớm)
2. Đào Văn Khiết (chết sớm)
3. Đào Thị Lựu (có chồng họ Văn Hòa Bình)
4. Đào Thị Tồn (chết sớm)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI (chánh phái)
Đào Tăng Toàn
(1851 – 1906)
(con ông Đào Tăng Chấn và Phạm Thị Liêm)
Ngày sinh: 14 tháng 7, năm Tân Hợi (1851), giờ Sửu
Ngày mất : 4 tháng 4 nhuần, Bính Ngũ (1906)
Mộ phần : Hữu Thành
Chánh thất: Ngô Thị Anh (người Minh Hương, Kiên Mỹ)
Ngày sinh: Ất Mão (1855)
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : thất lạc
Trắc thất: Nguyễn Thị Cưu (Bình Thạnh)
Ngày sinh: Giáp Tý (1864)
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : thất lạc
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Hoán 5. Đào Tăng Thăng
2. Đào Tăng Toản 6. Đào Tăng Chiểu
3. Đào Tăng Thiệp (Hiệu) 7. Đào Tăng Đàm
4. Đào Tăng Chuẩn 8. Đào Tăng Nhược
Tài liệu cũ không ghi rõ bà nào sinh những ông con này. Đã hỏi những người hiện còn sống, không ai biết chắc.
Có con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Bố (1855 -?)
(con ông Đào Tăng Chấn và Phạm Thị Liêm)
Ngày sinh: Ất Mẹo (1855)
Ngày mất : 14 tháng 4, không rõ năm
Mộ phần : Tùng Giản
Vô tự
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Đích (1866 – 1892)
(con ông Đào Tăng Nhất và Võ Thị Đạo)
Ngày sinh: Mậu Dần (1866)
Ngày mất : 10 tháng 9, Nhâm Thìn (1892)
Mộ phần : Tùng Giản
Chánh thất: Nguyễn Thị Hào (Gốc Thông Hòa)
Ngày sinh: Mậu Thìn (1868 -?)
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Sanh hạ:
Đào Tăng Khôi
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Giao (1859 – 1937)
(con ông Đào Tăng Đá và Nguyễn Thị Chơi)
Ngày sinh: Kỷ Vị (1859)
Ngày mất : 11 tháng 3, năm Đinh Sửu (1937)
Mộ phần : Tùng Giản, xứ Nhà Thương
Chánh thất: Võ Thị Oai (Gốc Thanh Danh)
Ngày sinh: Quý Hợi (1863)
Ngày mất : 21 tháng 03, Đinh Dậu (1897)
Mộ phần : Phú Phong, xứ Đồng Do
Trắc Thất: Lý Thị Vy (gốc Kim Hương)
Ngày sinh: Kỷ Vị (1859)
Ngày mất : 5 tháng 12, không rõ năm
Mộ phần : Tùng Giản
Trắc Thất: Phùng Thị Hạnh
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 6 tháng 7, không rõ năm
Mộ phần : Tư Cung
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Thưởng
2. Đào Tăng Thư
3. Đào Tăng Bô
4. Đào Tăng Hộ
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
( Nhánh Phú Phong)
Đào Tăng Viên (1866-?)
(con ông Đào Tăng Sắt tự Doãn Địch, hiệu Cao Mô và Nguyễn Thị Minh)
Ngày sinh: 15 tháng 10 Bính Dần (1866)
Ngày mất : 13 tháng 6, không rõ năm nào
Mộ phần : Thôn Phú Phong – Xứ Hóc Giờ
Đậu Tú Tài đời Hàm Nghi năm Ất Dậu ( 1885)
Chánh thất: Văn Thị Hồng (1864-?)
Ngày sinh : Giáp Tý (1864)
Ngày mất : 3 tháng 11, không rõ năm nào.
Mộ phần : Thôn Phú Phong, xứ Hóc Giờ
Sanh hạ:
1. Đào Vô Danh
2. Đào Vô Danh
3. Đào Tăng Ủng
4. Đào Tăng Chùy
Có con gái, không ghi tên.
*
Tiểu Sử: Ông ĐÀO TĂNG VIÊN là con trưởng nam trong gia đình, thông minh, học giỏi, ông đậu tú tài rất sớm, năm 19 tuổi, khóa Ất Dậu (1885).
Lúc còn nhỏ ông rất được nuông chiều. Lớn lên, sau khi ông thân sinh mất, ông sống rất hào hoa, phóng túng và do đó trở nên nghèo túng, bệnh hoạn, mất sớm (không rõ năm nào).
Trong các con ông chỉ còn lại ông Đào Tăng Chùy, có vợ sinh được một gái mà thôi (xem đời 13).
Ông Đào Tăng Viên mất sớm, văn chương thất lạc hết.Thật đáng tiếc cho một đời tài hoa.
( Ghi theo di bút của Ông Đào Duy Hòa- 1960)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(Nhánh Phú Phong)
Đào Tăng Giải (1866-?)
(con ông Đào Tăng Sắt tự Doãn Địch, hiệu Cao Mô và Nguyễn Thị Chiêu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 15 tháng 5, không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng Giản
Vô tự
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
( Nhánh Phú Phong)
Đào Tăng Liên
(tự Doãn Mai, hiệu Thế Anh 1876 – 1907)
(con ông Đào Tăng Sắt tự Doãn Địch hiện Cao Mô và Huỳnh Thị Yến)
Ngày sinh: 4 tháng 5, Bính Tý (1876(, giờ Dần.
Ngày mất : 26 tháng 10, năm Đinh Vị (1907)
Mộ phần : Thôn Phú Phong – Xứ Hóc Giờ
Đậu Tú Tài khóa Đinh Dậu (1897), đời Thành Thái
Chánh thất: Nguyễn Thị Trấp (tự là Thục Khanh( (1880-1969, con ông Nguyễn Trọng Trì, ở Vân Sơn)
Ngày sinh: 29 tháng 9, Canh Thìn (1880)
Ngày mất : 25 tháng 1, Ất Dậu (1969), giờ Dần
Mộ phần : Thôn Phú Mỹ ở xã Bình Phú
Sanh hạ:
1. Đào Thị Vân Khanh (có chồng là Bùi Huê, ở Xuân Hòa, bình Phú)
2. Đào Tăng Nhiêm, tự là Tăng Dương
3. Đào Tăng Phưởng, tự là Duy Hòa
4. Đào Tăng Tủng
5. Đào Tăng Phất, tự là Tăng Nghị
(xem phần lược sử)
*
Ông ĐÀO TĂNG LIÊN
(1876 – 1907)
(Tự Doãn Mại – Hiệu là Thế Anh)
Ông Đào Tăng Liên là con thứ của ông Đào Tăng Sắt, tự Doãn Địch, hiệu Cao Mô và bà kế thất là Huỳnh Thị Yến. Người ta thường gọi ông là Tú Năm.
Ông mồ côi sớm lúc 9 tuổi, không được thừa hưởng tài sản của cha để lại. Mẹ ông tần tảo nuôi ông khôn lớn trong cảnh nghèo, và với sự giúp đỡ của bà Đinh Thị Thiên Hộ ở Kim Trì, cho ăn học nơi cụ Nghè Vân Sơn, tức là cụ Nguyễn Trọng Trì – một nhà ái quốc, một danh sĩ thời bấy giờ (1854 – 1922).
Yêu vì nết, trọng vì tài, cụ Nghè đã gả con gái cho ông vào năm Đinh Dậu (1897) ông thi đậu Tú Tài, lúc bấy giờ ông 21 tuổi. Ông nổi tiếng rất sớm vì tài học, chí khí và vì cương trực, hào hiệp.
Không màng đến danh hoa phú quý, ông giao du rất rộng với các sĩ phu đương thời, dạy học trò, nuôi chí lớn và rất được nể trọng.
Trong gia đình ông là một người con có hiếu. Ông phụng dưỡng mẹ và tận tụy với bà con trong họ. Ông có công xây dựng lại cơ nghiệp họ Đào, nhánh Phú Phong, vì cơ nghiệp của cha để lại không may đã do ông anh hoang phí hết khi còn nhỏ tuổi.
Năm Bính Ngọ (1906), ông đã về quê ở Gò Bồi, đến từ đường chính, thu thập tài liệu, tham khảo bà con trong họ, viết thành quyển gia phả đầu tiên của họ Đào Gò Bồi. Tài liệu này đã được kê cứu công phu, trình bày rõ ràng, khúc chiết. Tuy có một vài điểm nghi vấn nhưng những tài liệu ông để lại vô cùng quý giá. Chính nhờ đó mà con cháu ngày nay biết được nguồn gốc ông bà đã truyền nối liên tục hơn 300 năm.
Ông mất sớm, năm 31 tuổi, trong khi nhiều người kỳ vọng nơi ông. Cái chết của ông là một cái tang lớn cho gia đình và để lại sự luyến tiếc cho sĩ phu trong tỉnh.
Văn thơ của ông vì mất sớm nên thất lạc một phần lớn. Ông có một bài vịnh chữ Hán nhan đề: “Cù Mông tức cảnh”, sáng tác nhân dịp đi chơi Phú Yên, khả dĩ có thể tiêu biểu cho tâm sự của ông. Xin chép lại nguyên văn:
CÙ MÔNG TỨC CẢNH
Tiên long tằng phủ xuất kỳ gian
Đoài vịnh danh truyền hải dữ sang
Phong đối cù nham diêu tuyệt đỉnh
Thái thông Mã chữ đặng tằng lang,
Hiểu hôn tiều tích nhiêu lai khứ,
Đoán mộ ngư ông kỹ vãng hoài
Canh điếu thoảng phùng Y nhược Lỡ
Khả nhơn hòa cảnh túc xuân nhàn.
Con của ông là ĐÀO DUY HÒA dịch nôm như sau
VỊNH CÙ MÔNG
Tiên rồng trong đó có hay không?
Sao cảnh non sông ngắm lạ lùng
Ngoảnh lại đỉnh Cù cao chót vót
Nhìn qua suối Ngựa nhảy lung tung
Mai chiều đủng đỉnh tiều đôi chú
Sớm tối nghêu ngao lưới mấy ông
Cảnh điếu cảnh cày, Y với Lỡ
Non sông thú nọ mới thung dung.
Về thơ nôm, ông có bài tự thuật sau đây:
TỰ THUẬT
(1905)
Hủng hỉnh ăn chơi, năm lụn năm
Cũng quên mồng một, cũng quên rằm
Tiệc cơm đã sẵn bồ câu đất
Cuộc rượu còn thêm cá diếc dăm
Xáo thỏ đánh lưng bầu rượu thuốc
Gỏi gà trộn hết rãnh rau răm
Trò con vui nhủ năm ba đứa
Thong thả lên giường xuống võng nằm
*
Bà ĐÀO TĂNG LIÊN
(1880 – 1969)
Nhũ danh: NGUYỄN THỊ TRẤP (tự là Thục Khanh, thường gọi là bà Tú Năm)
Bà là trưởng nữ của cụ Nghè Vân Sơn, Nguyễn Trọng Trì. Cụ là một nhà ái quốc có thành tích chống Pháp, một danh sĩ đương thời đang mở trường dạy học.
Năm 16 tuổi (1896), bà vâng lệnh cha (mẹ bà mất sớm) kết duyên cùng ông Đào Tăng Liên, một môn sinh xuất sắc của cụ Nghè, quê ở Gò Bồi, Tùng Giản, Tuy Phước. Gia cảnh họ Đào lúc bấy giờ rất thanh bần. Nhà nghèo, mẹ góa con côi.
Ở nhà với ba, bà được cưng chiều rất mực nhưng về đến nhà chồng, thay đổi nếp sống, bà hết sức đảm đang, thức khuya, dậy sớm cùng mẹ chồng canh cửi để góp sức nuôi chồng ăn học.
Năm sau, ông Đào Tăng Liên thi đậu tú tài khóa Đinh Dậu (1897). Ông là người thông minh xuất chúng, văn chương lỗi lạc và rất nghĩa khí. Các giới sĩ phu đương thời mến chuộng, kính nể ông vì tánh tình cương trực và hào hiệp.
Từ khi ông đỗ đạt, nhờ sự giúp đỡ của một số đông bạn và công khó tần tão, góp nhặt, dành dụm của mẹ và vợ, gia đình ông lần hồi chuộc lại số ruộng mà ông anh cả trong gia đình đã trót đem cầm thế nhiều nơi. Đời sống mỗi ngày một khá dần và hưng vượng hơn.
Gia đình bèn tính đến việc dời lên Phú Phong, nơi đây có mộ phần của nhiều ông bà đời trước và là quê của mẹ ông.
Tại Phú Phong, xứ Phú Mỹ, ông bà đã tạo lập được cơ nghiệp khang trang với một số ruộng đất có thể bảo đảm một đời sống khá phong lưu. Tuy vậy hạnh phúc không được lâu bền. Năm 1907, mặc dầu tuổi trẻ và tài năng đang lên, ông lâm bệnh nặng, mất đi một cách đột ngột để lại cho bà một mẹ già và một bầy con còn nhỏ, một gánh nặng trong cảnh góa bụa, giữa thời xuân sắc (27 tuổi).
Theo lễ giáo cổ truyền, bà tự nguyện thủ tiết thờ chồng, nuôi mẹ chồng, giáo dục con cái. Trên thực tế, bà đã gặp một số khó khăn vì lúc bấy giờ vua quan thân Pháp đang làm khó dễ một số gia đình sĩ phu yêu nước mà ông Đào Tăng Liên lúc sinh thời là một nhân vật có uy tín, được các giới nhân sĩ tin theo, đã từng “cắt tóc” trong một phong trào ái quốc địa phương lúc bấy giờ gọi là phong trào “đồng bào”.
Tuy vậy, nhờ kiên trinh, tần tảo, mọi khó khăn qua đi. Bà đã làm tròn chức trách dâu hiền, mẹ thảo nuôi dạy các con khôn lớn và thảy đều nên người.
Thông minh rất mực, thuộc sành nho sử, bà là một kho hiểu biết vô giá về cái tinh túy của cổ học và là một mẫu hiền phụ cổ truyền Đông phương, suốt đời hy sinh tận tụy vì chồng, vì con, vì gia đình. Bà thường kể những giai thoại, đọc lại văn thơ của ông Nội bà là cụ Tú Khuê, của chồng bà, của cha bà, và mấy người anh em lỗi lạc của cha bà là những danh sĩ nổi tiếng thời bấy giờ.
Ngoài công việc nhà chồng, bà cũng không quên lo đến việc thờ phượng bên phía bà, thường đi thăm viếng, nhắc nhở cháu con bên ấy, giúp đỡ họ một cách tận tình, lo xây dựng cho từng người.
Trong gia đình, ngoài nghề canh cửi rất thành thạo, bà là một nội trợ đảm đang có tài nấu nướng trong các đám tiệc, vá may, bánh trái. Bà ham tìm hiểu những tiến bộ văn minh của thời đại, không tin bói toán, không xem tuổi trong việc cưới hỏi cho con cháu hay xây dựng nhà cửa v.v… và rất mực đơn giản trong việc tang hôn tang tế, trong việc hiếu hỷ. Bà nghiêm khắc về đạo lý, nghiêm khắc để giáo dục dâu con, muốn cho họ nên người chớ không ghét bỏ.
Trong những năm kháng chiến khó khăn (1945- 1954), mặc dầu đã nhiều tuổi, bà vẫn lao động vất vả (dệt vải, kéo sợi, làm bánh), nhưng kham khổ bao nhiêu bà vẫn giữ được phong thái con nhà. Bà chịu thương chịu khó làm việc để nhẹ gánh cho con cháu và luôn luôn vui vẻ trong cảnh thiếu thốn.
Bà Tú Năm, người ta quen ta gọi bà như thế, được kính trọng, nể vì ở xứ Phú Mỹ là nơi bà ở để thờ phụng ông bà. Bà là một tấm gương sáng triết lý cổ truyền với những tư tưởng tiến bộ đời mới, giải thích những điểm tương đồng để giảng dạy cho con cháu điều hay, lẽ phải.
Bà mất năm 1969, thọ 89 tuổi, minh mẫn cho đến lúc lâm chung. Đó là một cái tang lớn cho gia đình và con cháu luôn nhớ đến hình ảnh của một bà mẹ, bà nội, bà ngoại, bà cố hiền diệu, khả kính, một phụ nữ của thế hệ trước, thông hiểu kim cổ, đầy lòng nhân hậu ít có thời nay.
Nha Trang, ngày 30tháng 8 năm 1988
Đào Tăng Đĩnh
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Hương
(con ông Đào Tăng Tỵ và Khống Thị Tại)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 29 tháng 11 không rõ năm nào.
Mộ phần : Dĩnh Xuyên
( vô tự )
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Thoại
( tự Suyền )
(con ông Đào Tăng Tỵ và Khổng Thị Tại)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 11 tháng 11 Canh Tỵ ( 1900)
Mộ phần : Dĩnh Xuyên
Chánh thất: Cải Giá
Kế thất : Phạm Thị Phụng
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : Kông rõ
Mộ phần : Thất lạc
Đào Tăng Niên (tức Chiếu quản Chảng)
Có con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Kết
(con ông Đào Tăng Dũ và Huỳnh Thị Tịnh)
Ngày sinh : 1 tháng 2 Bính Tý (1876) giờ Mùi
Ngày mất : Không rõ
Mộ phần : Thất lạc
Chánh thất: Đoàn Thị Thơ
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : Không rõ
Mộ phần : Thất lạc
Sanh hạ:
Đào Tăng Dễ
Có con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Yến
(tự Doãn Giai)
(con ông Đào Tăng Dũ và Mai Thị Triện)
Ngày sinh : Đinh Sửu
Ngày mất : 29 tháng 12, Ất Tỵ (1905)
Mộ phần : Bình Thuận
Chết trong khi đi mua bán ở Bình Thuận.
Chánh thất: Lâm Thị Khai (cải giá)
Sanh hạ:
Đào Tăng Ổn
Đào Tăng Ngưu (tức Cửu Khản, sau theo họ Lâm)
Đào Thị Mười (có chồng là Hồ Dụng Hàm,
tục danh Năm Uông)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Chỉ
(tự Doãn Chấp)
(con ông Đào Tăng Viên và Trần Thị Quý)
Ngày sinh : Canh Thân (1860)
Ngày mất : 15 tháng 5, Mậu Thân (1906), giờ Mùi
Mộ phần : Lạc Hòa
Chánh thất: Phạm Thị Cử
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 1 tháng 5 Mậu Thân (1908)
Mộ phần : Lạc Hoà
Chánh thất: Phan thị Cử
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 1 tháng 5 Ất Dậu (1885)
Mộ phần : Lạc Hoà
Kế thất: Nguyễn Thị Quản (cải giá)
Ngày sinh : Mậu Dần (1878)
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ.
Sanh hạ:
– Đào Tăng Cưu
– Đào Tăng Cư
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Huy
(tự Doãn Chất)
(con ông Đào Tăng Viện và Trần Thị Qúy)
Ngày sinh : Giáp Tý (1864)
Ngày mất : 7 tháng 9 không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng giản
Chánh thất: Nguyễn Thị Nhơn
(Gốc An- Lợi Phước Thắng)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 7 tháng 9 không năm nào.
Mộ phần : Thất lạc
( Về sau cải giá)
Sanh Hạ:
1. Đào Tăng Duy
2. Đào Tăng Nghi
3. Đào Tăng Mãi
Có con gái, không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Bảo
(1867- 1903)
(con ông Đào Tăng Viện và Trần Thị Quý)
Ngày sinh : Đinh Mẹo (1867)
Ngày mất : 2 tháng 2 Quý Mẹo (1903)
Mộ phần : Lạc Hòa
Vô Tự.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
Đào Tăng Hiệp
(con ông Đào Tăng Viện và Trần Thị Quý)
Ngày sinh : Không biết
Ngày mất : 15 tháng 10 không rõ năm nào
Mộ phần : Thôn Lạc Hòa
Vô Tự
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhành Phú Thành)
Đào Tăng Ngô
(con ông Đào Tăng Võ tức Đào Doãn Võ và Nguyễn Thị Thanh)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 7 tháng 12 không rõ năm nào.
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc
Chánh thất: Huỳn Thị Kiều
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 6 tháng 12, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Lập
2. Đào Tăng Tạo
3. Đào Tăng Mười (chết sớm)
4. Đào Tăng Lư (chết sớm)
5. Đào Tăng Cư (chết sớm)
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Tải
(con ông Đào Tăng Văn, tức Doãn Văn và Phan Thị Dự)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 24 tháng 11, không rõ năm
Mộ phần : Thông Tây Thuận, xứ Bầu Môn
Mất lúc 60 tuổi, không có vợ.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Lời
(con ông Đào Tăng Văn, tức Doãn Văn và Phan Thị Dự)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 28 tháng 12, năm Đinh Hợi (1887)
Mộ phần : Thôn Tây Thuận, xứ Bầu Môn
Chánh thất: Huỳnh Thị Thạc (tự Yến)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 29 tháng 07, năm Canh Tỵ (1900)
Mộ phần : Thôn Tây Thuận, xứ Bầu Môn
Sanh hạ:
1. Đào Thị Thân (chết sớm)
2. Đào Suý
3. Đào Thị Vô Danh
4. Đào Quang
5. Đào Cả Cư
6. Đào Thị Liễn (chết)
7. Đào Tăng Ba
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Nhung
(con ông Đào Tăng Vinh, tự Thác và Nguyễn Thị Vạn)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 12 tháng 3, không rõ năm
Mộ phần : Thôn Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Trần Thị Điệu
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 10 tháng 3, không rõ năm
Mộ phần : Thôn Phú Thành, Thời Lộc
Sanh hạ:
1. Đào Hoanh
2. Đào Quang
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Giai (1871 – 1935(
(con ông Đào Tăng Diệu và Trần Thị Đình)
Ngày sinh : Năm Tân Vị (1871)
Ngày mất : 01 tháng giêng, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc
Chánh thất: Phan Thị Cư
Ngày sinh: Nhâm Thân (1872)
Ngày mất : 3 tháng 3, năm Ất Vị (1955)
Mộ phần : Thôn Mỹ Hòa, xã Đập Đá
Kế thất: Đặng Thị Trùng
Ngày sinh: Kỷ Hợi (1899)
Ngày mất : 5 tháng 9, Đinh Sửu (1937)
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc
Sanh hạ:
1. Đào Cẩn (con Thị Cư)
2. Đào Tích (con Thị Trừng)
3. Đào Tổng (nt)
4. Đào Công Danh (nt)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Thông
(con ông Đào Tăng Diệu và Trần Thị Y)
Ngày sinh : Đinh Hợi
Ngày mất : 15 tháng 5, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành. xứ Thời Lộc
Chánh thất: Cáp Thị Quỳnh
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 12 tháng 09, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành. xứ Thời Lộc
Sanh hạ:
1. Đào Thống
2. Đào Cư
3. Đào Thất (chết nhỏ(
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Nhơn
(con ông Đào Tăng Duyệt và Nguyễn Thị Thành)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 04 tháng 12, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành – Thời Lộc
Không vợ, không con.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Chí
(con ông Đào Tăng Duyệt và Nguyễn Thị Thành)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 05 tháng giêng, không rõ năm
Mộ phần : thôn Phú Thành – xứ Thời Lộc
Chánh thất: Nguyễn Thị Bảy
Ngày sinh: Bính Thân (1896)
Ngày mất : 2 tháng giêng, không rõ năm
Mộ phần : thôn Phú Thành – xứ Thời Lộc Sanh hạ:
1. Đào Tăng Trang
2. Đào Thanh Duyên
3. Đào Tăng Cải (chết lúc nhỏ)
4. Đào Tăng Đống (chết lúc nhỏ)
5. Đào Tăng Ngà (chết lúc nhỏ)
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Trọng
(con ông Đào Tăng Duyệt và Nguyễn Thị Thành)
Ngày sinh : Kỷ Hợi (1899)
Ngày mất : 08 tháng 11, năm Canh Dần (1950)
Mộ phần : thôn Phú Thành – xứ Thời Lộc
Chánh thất: Nguyễn Thị Học
Ngày sinh: Ất Tỵ (1905)
Ngày mất : 22 tháng 11, không rõ năm
Mộ phần : thôn Phú Thành – xứ Thời Lộc Sanh hạ:
1. Đào Xuân Cảnh
2. Đào Trung
3. Đào Văn Thân
4. Đào Xuân Thanh
5. Đào Công Đinh
6. Đào Thiên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Chu
(con ông Đào Tăng Duyệt và Nguyễn Thị Thành)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : thất lạc
Chánh thất: không rõ (cải giá)
Sanh hạ:
1. Đào Thị Cò
2. Đào Tăng Cuốc
Ghi chú: ông này đi làm ăn xa thời Pháp Thuộc, phỏng đoán ở Xa Rinh hay Liêm Đầm, biệt tích luôn.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Điển
(con ông Đào Văn Thủ và Trần Thị Chương)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 07 tháng 3, không rõ năm
Mộ phần : Bình Thuận
Chánh thất: Không rõ họ tên (gốc Phương Phi Cát Chánh)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Thất lạc
Sanh hạ:
Đào Tăng Giao (chết sớm)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Ninh
(con ông Đào Văn Thủ và Nguyễn Thị Tước)
Ngày sinh : 19 tháng 04, năm Quý Hợi (1863)
Ngày mất : 01 tháng 11, năm Ất Tỵ (1905)
Mộ phần : Gò Bếp Tập – Kim Trì
Chánh thất: Nguyễn Thị Thuấn
(gốc Xuân Phương, Phước Sơn)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 26 tháng 06, không rõ năm
Mộ phần : Gò Ông Quê, Kim Trì
Sanh hạ:
1. Đào Văn Diễn, tự Tiên
2. Đào Văn Phán, tự Khoan
3. Đào Văn Thự, tự Cư
4. Đào Văn Tăng, tự Hoàn
5. Đào Thị Viên (chồng là Võ Phong, cùng làng)
6. Đào Thị Khánh (chồng ở Vân Quang, Phước Sơn)
7. Đào Thị Sáu (chồng là Tú Mười, ở Tú Thủy)
8. Đào Thị Hạo (chết sớm)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Đính
(con ông Đào Văn Thủ và Nguyễn Thị Tước)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 18 tháng 7, không rõ năm
Mộ phần : Gò Ông Quê, Kim Trì
Chánh thất: Nguyễn Thị Trưởng
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 20 tháng 4, không rõ năm
Mộ phần : đám trên vườn Nguyễn Tiến – Kim Trì
Sanh hạ:
1. Đào Văn Vằn (chết sớm)
2. Đào Văn Đốm, tự Hậu
3. Đào Văn Vền (chết sớm)
4. Đào Văn Minh
5. Đào Thị Thành (chồng là Tri Hình Cần, ở Gò Quang)
Có 2 con gái chết sớm không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Vô
(con ông Đào Văn Doanh và Đào Thị …)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 16 tháng 11, không rõ năm
Mộ phần : Gò Bông, Hữu Thành.
Chánh thất: Nguyễn Thị……. ( Nguyễn Thị …)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Thấc lạc
Sanh hạ:
1.Đào Thị Nhứt (có chồng ở Lạc Điền)
2. Đào Thị Nhị ( chồng là Âm Gia Tư Cung)
3. Đào Văn Đậu ( chết sớm)
4. Đào Thị Tranh ( – nt )
5. Đào Thị Thất ( – nt )
6. Đào Xuân Quá.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Khoáng
(con ông Đào Văn Doanh và Đào Thị …)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 25 tháng 9, không rõ năm
Mộ phần : Gò trên nhà Chung Lạc Điền
Chánh thất: Nguyễn Thị …
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Thấc lạc
Sanh hạ:
– Đào Thị Kiểm
– Đào Thị Biện.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Khôi (Tự Vân)
(con ông Đào Văn Chuẩn và Nguyễn Thị Bá)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 14 tháng 8, không rõ năm
Mộ phần : Không rõ
Chánh thất: Nguyễn Thị Thứ ( Hữu Phát)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Sanh hạ:
Đào Thị Thơ ( chồng là Hương Hào Hài ở Nho Lâm)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Hổ, tự Tìn
(con ông Đào Văn Đạo và Nguyễn Thị …)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 4 tháng 3, không rõ năm
Mộ phần : Hữu Thành.
Chánh thất: Lê Thị Quơ
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 19 tháng 8 không rõ năm nào
Mộ phần : Hữu Thành
Sanh hạ:
1. Đào Thị Hớt
2.Đào Thị Bốn
3. Đào Văn Năm ( lấy vợ ở Phước Sơn không liên lạc về)
4. Đào Thị Sáu.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Luyện (tự Bích)
(con ông Đào Văn Từ và Ngô Thị …)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 6 tháng 12, không rõ năm
Mộ phần : Lực Bình
Chánh thất: Lê Thị Nhớ (Lực Bình)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 6 tháng 12 không rõ năm nào
Mộ phần : Lực Bình
Sanh hạ:
Đào Trân.
Đào Diệm ( tuyệt tự)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Lệ
(con ông Đào Văn Tu – không biết tên)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 25 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Miếng Vườn Kim Trì.
Chánh thất: Không biết tên họ
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 1 tháng 6 không rõ năm nào
Mộ phần : Miếng Vườn Kim Trì
Sanh hạ:
– Đào Văn Dõng
– Đào Thị Dân (chết sớm)
– Đào Thị Sở (có chồng ở Tùng Giản)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Kỹ
(con ông Đào Văn Tu – không biết tên mẹ)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : Không rõ
Mộ phần : Không rõ
Chánh thất: Không biết tên họ
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Sanh hạ:
– Đào Văn Phò
– Đào Khuyết Danh
– Đào Thị Khuyết Danh
Ghi chú: Ông này lập nghiệp ở Kontum
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(chánh phái)
Đào Tăng Thiệp
( tức Xã Năm )
(con ông Đào Tăng Toàn và 2 vợ là Ngô Thị Anh và Nguyên Thị Cưu không rõ bà nào sanh)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 6 tháng 5, không rõ năm
Mộ phần : Tùng Giản.
Chánh thất: Trần Thị Mai ( gốc Kim Giản)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 10 tháng 3 không rõ năm nào
Mộ phần : Hữu Thành.
Sanh hạ:
– Đào Tăng Diệp, tự Thiếu Mai (tức Thong Hai)
– Đào Tăng Nhự (Tức Hương Kiếm Ba)
– Đào Tăng Hàn ( tự Tăng Đường )
– Đào Tăng Hồng ( chết sớm)
Có con gái không ghi tên.
Kế thất: Thị Liên
Sanh hạ:
– Đào Tăng Trông
– Đào Tăng Nông
– Đào Tăng Hương
– Đào Thị Nghiệp
– Đào Thị Thừa.
Trắc Thất:
Thị Khôi ( không biết ho, gốc Tùng Giản)
Sanh hạ: Đào Thị Hốc
Trắc thất : Bà Chanh ( không biết họ – Xuất Giá)
Sanh hạ: Đào Tăng Phần
( thất lạc trong chiến tranh 1945- 1954 )
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đào Tăng Thiệp (Tự Cát)
(con ông Đào Tăng Toàn và 2 vợ là Ngô Thị Anh và Nguyên Thị Cưu không biết bà nào sanh)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Thất lạc
Chánh thất: Nguyễn Thị Mười (Phú thành)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Thất lạc
Sanh hạ:
– Đào Tăng Niểu (tự Minh Công)
Có con gái không ghi tên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đào Tăng Đàm ( Đào Ân )
(con ông Đào Tăng Toàn và 2 vợ là Ngô Thị Anh và Nguyên Thị Cưu không biết bà nào sanh)
Ngày sinh : Không rõ
Ngày mất : 30 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Tùng Giản.
Chánh thất: Không rõ họ tên.
Sanh hạ:
– Đào Bán (chết)
– Đào Tiên
Kế thất: Huỳnh Thị Nguyệt
Sanh hạ:
Đào Tăng Mãng (chết)
Ghi chú: Bà chánh thất sinh hai con là Đào Bán và Đào Tiên. Đào Bán mất. Đào Tiên phiêu bạt làm ăn xa trong nam, mãi đến 1988 mới liên lạc về. Hiện có con cái ở Thủ Dầu Một thuộc Sông Bé.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đào Khôi (tự Tăng Sum)
(con ông Đào Tăng Đích và Nguyễn Thị Hào)
Ngày sinh : Tân Mão ( 1891)
Ngày mất : 23 tháng 8, Mậu Tý
Mộ phần : Vườn Miểu Hạ Tùng Giản.
Chánh thất: Nguyễn Thị Tiếp (Kim Trì)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 12 tháng 4 không rõ năm nào
Mộ phần : Vườn Miểu, Tùng Giản
Sanh hạ: Đào Tăng Phong
Kế thất: Lâm Thị Hậu
Ngày sinh: tháng 6 năm Quý Mão (1903)
Ngày mất : hiện còn sống
Sanh hạ:
Đào Thị Tám (có chồng Đinh Long, Chợ Gòn)
Kế Thất: Lý Thị Nghiêm (Tùng Giản)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 17 tháng 6 không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng Giản
Sanh hạ: Đào Thị Cước
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đào Tăng Thưởng
(Tục danh hương Bộ Kinh)
(con ông Đào Tăng Giao và 3 vợ: Võ Thị Oai, Lý Thị Vi, Phùng Thị Hạnh, không biết bà nào sanh)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 16 tháng giêng, không rõ năm
Mộ phần : Tùng Giản.
Chánh thất: Mai Thị Thân (Lộc Thượng(
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 9 tháng 6, không rõ năm nào
Mộ phần : Kim Giản
Sanh hạ:
Đào Tăng Dũng, tự là Thiếu Đồng
Đào Ấn (chết nhỏ)
Đào Tăng Chưởng
Đào Dư, tự Bính
Đào Ngưu (chết nhỏ)
Đào Thứ, tự Trinh
Kế thất: tục danh bà Khánh Địa
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 14 tháng 9, không rõ năm
Mộ phần : Càng rang, Cát Tháng
Sanh hạ: Đào Hoành
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đào Tăng Thự
(con ông Đào Tăng Giao và 3 vợ: Võ Thị Oai, Lý Thị Vi, Phùng Thị Hạnh, không biết bà nào sanh)
Ngày sinh : Ất Mùi (1895)
Ngày mất : 04 tháng 7, Kỷ Hợi (1959)
Mộ phần : Kim Giản.
Chánh thất: Trần Thị Diêu (Tùng Giản)
Ngày sinh: Bính Thân (1896)
Ngày mất : 13 tháng 2, năm Bính Ngọ (1966)
Mộ phần : Kim Trì
Sanh hạ:
Đào Thị Chân (chồng là Nguyễn Bá Tiên, ở Diêu Trì)
Đào Tăng Bồng (tức Tiếng)
Đào Tăng Sửu (tức Nghé) tự là Trọng Sửu.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Phong)
Đào Tăng Chùy
(con ông Đào Tăng Viên và Văn Thị Hồng)
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 19 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : thôn Phú Phong, xứ Gò Thị
Chánh thất: Nguyễn Thị Thư (Kim Giản)
Sanh hạ: Đào Thị Ngự
(có chồng là Nguyễn Khoa Tân, ở Phụng Sơn)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Phong)
Đào Tăng Nhiêm
(tự Tăng Dương 1898 – 1942)
(con ông Đào Tăng Liên và Nguyễn Thị Trấp)
Ngày sinh : Mậu Tuất ( 1898)
Ngày mất : 4 tháng giêng, Nhâm Ngọ (1942)
Mộ phần : Phú Phong, xứ Hóc Giờ
Chánh thất: Nguyễn Thị Kỉnh
(tự Bạc Kiều, gốc Chơn Tự)
Ngày sinh: 3 tháng 5, Tân Sửu (1900)
Ngày mất : đã mất
Mộ phần : Phú Phong
Sanh hạ:
Đào Tăng Phầu (chết nhỏ)
Đào Tăng Đĩnh (1923)
Đào Tăng Duyên (1927)
Đào Tăng Mao (chết nhỏ)
Đào Tăng Dươu (chết nhỏ)
Đào Thị Phát (chồng là Phan Trọng Thông, Nam Định – tái giá Trương Đình Nam, Đà Nẵng)
Đào Tăng Phò (1936)
Đào Tăng Huy (1938)
Đào Tăng Đảm (chết nhỏ)
*
ÔNG ĐÀO TĂNG NHIÊM
tự TĂNG DƯƠNG (1898 – 1942)
Ông là con trai lớn của ông Đào Tăng Liên và Nguyễn Thị Trấp, sinh năm Mậu Tuất (1898), mất năm Nhâm Thọ (1942), thọ 44 tuổi.
Là con nhà nho, ông theo đưổi Hán học từ nhỏ, hướng về khoa bảng để nối nghiệp nhà. Ông rất thông minh, hiếu học tánh tình khẳng khái. Lớn lên trong cảnh mất nước, ông sớm thấy cái học từ chương vô bổ nên không theo con đường ấy nữa. Ông nghiên cứu toán học và kỹ thuật Tây phương. Ông tự tìm tòi học hỏi, tính toán giỏi và rành máy móc, cơ khí. Ông rất khéo tay và biết nhiều nghề, có khả năng tổ chức và óc sáng tạo. Ông quyết tâm
chọn con đường thực nghiệp.
Lúc thiếu thời ông bôn tẩu nhiều nơi, khi thì trồng trọt ở Chí Công (An Khê), lúc thì lãnh thầu cho các sở đồn điền Nam phần. Buổi đầu tuy gặp nhiều thất bại nhưng ông vẫn lạc quan, vui vẻ phấn đấu, thua keo này bày keo khác và luôn tỏ ra hào hiệp, chuộng người nghĩa khí nên ông có rất nhiều bạn bè thanh khí khắp nơi.
Năm 1932, như một công trình nghiệp dư, ông sáng chế một máy giã gạo quay tay nhiều chày bằng gỗ, đặt tại xứ Phú Mỹ, thôn Phú Phong. Máy chạy tốt, công suất cao. Nhiều người kéo đến xem và nhiệt liệt khen ngợi. Do đó ông nổi tiếng khắp trong hạt. Máy này về sau được đưa lên Cao nguyên sử dụng.
Năm 1933 ông bắt đầu một hiệu buôn nhỏ tại Phú Phong. Sau 7năm kinh doanh ông đã lập được một cơ nghiệp khá lớn. Tuy thành công trên thương trường, ông vẫn thiên về kỹ nghệ. Lúc bấy giờ tại Phú Phong người Pháp có mở một sở dệt lớn, máy móc tân tiến. Ông nghiên cứu những máy móc ấy và thường đi đây đó khảo sát ngành dệt, ngành tơ sợi ở miền Bắc và Quảng Nam Đà Nẵng, Tam Kỳ, Trà Kiệu… Ông đi tham quan hội chợ triển lãm kinh tế Đông Dương cũng một mục đích ấy.
Năm 1941, ông đi Hà Nội một lần nữa để khảo sát tại chỗ những tiến bộ mới trong ngành dệt ở Hà Đông, làng Bưởi và tìm được cách vào xem máy móc bên trong nhà máy sợi Nam Định của người Pháp lúc bấy giờ.
Ông quyết tâm lập nhà máy kéo sợi tân tiến tại Phú Phong, mua đất, chuẩn bị sơ đồ cho máy móc, dụng cụ để có thể sớm bắt tay vào việc. Bất ngờ ông lâm bệnh nặng và mất vào đầu năm 1942, (ngày 4 tháng giêng năm Nhâm Ngọ, tức 18 tháng 1 năm 1942), mặc dầu đang độ trung niên và sức khoẻ tốt.
Bình sinh ông thích chơi đàn kìm, làm thơ nôm, câu đối và có bạn bè xướng hoạ khắp nơi trong tỉnh.
Năm 41 tuổi (1938), ngắm bức chân dung của mình, ông tự đề bốn câu thơ sau đây
Bốn mươi mốt tuổi vẫn như non,
Tai mắt tin anh, vẽ đẹp còn.
Mình vóc cân phân vai vế vưng,
Không cần tô điểm nét vàng son.
Bài tứ tuyệt này bọc lộ được tư tưởng và tâm sự của ông. Tiếc rằng ông mất sớm trước khi hoàn thành một chương trình công nghệ tiến bộ theo sở nguyện.
Ông để lại cho con cháu và thân bằng quyến thuộc hình ảnh một nhà nho tân tiến bỏ khoa cử, theo con đường thực nghiệp mà ông nghĩ có ích cho đời nhiều hơn.
Cái chết của ông là một mất mát lớn cho gia đình và đem lại sự thương tiếc cho một số thức giả đương thời, đã kỳ vọng nhiều nơi ông.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Phong)
ĐÀO TĂNG PHƯỞNG (Đào Duy Hoà)
(con ông Đào Tăng Liên và Nguyễn Thị Trấp)
Ngày sinh: Tháng 8 Nhâm Dần (1902)
Ngày mất : 10 tháng 3 Kỹ Mùi (1979)
Mộ phần : An Thái – An Nhơn (đã đời về Phú Phong)
Chánh Thất: NGUYỄN THỊ MAI
(gốc Thừa Thiên)
Ngày sinh: 15 tháng 3 Quý Mão (1903)
Ngày mất : 6 tháng 1 Tân Hợi ( 1971)
Mộ phần : Gò ké – Phú Phong, Tây Sơn.
Sanh hạ:
Con trai:
1. Đào Tăng Tuấn (chết nhỏ)
2. Đào Tăng Thiệu (tự Chí Trung) 1924-1983
Mất tháng 4/1983 (tức ngày 8 tháng 3 ÂL năm Quý Hợi)
3. Đào Tăng Thống (chết nhỏ)
4. Đào Duy Liêm
5. Đào Vô Danh
6. Đào Vô Danh
7. Đào Chí Hiếu (tức nhà văn Đào Hiếu)
Con gái :
1. Đào Thị Trinh (ở Đà Nẵng). Đã chết.
2. Đào Thị Tường (California Hoa Kỳ)
3. Đào Thị Vân (California – Hoa Kỳ)
Trắc thất: BÙI THỊ BI (An Thái – Nhơn Phúc)
Ngày sinh: Canh Thân (1920)
Ngày mất:
Sanh hạ:
Đào Thị Thảo. sinh 16 tháng 5 Nhâm Dần (1962)
*
Vài nét về ông ĐÀO DUY HOÀ
(1902 – 1979)
Ông là con của ông Đào Tăng Liên và bà Nguyễn Thị Trấp, sinh năm Nhâm Dần (1902) và mất năm Kỷ Mùi (1979), thọ 77 tuổi.
Tư chất thông minh, ông đã sống một cuộc đời ung dung, có cơ nghiệp tại thôn Phú Phong, xã Bình Phú, nơi quê nhà.
Thạo cổ nhạc, ông sử dụng được nhiều nhạc cụ như đàn tranh, đàn nguyệt, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn bầu, tiếng đàn của ông tài hoa, truyền cảm và đặc biệt với cây đàn nguyệt – mỗi chiều nằm trên chiếc võng trân, trong bóng tối của một căn phòng nghèo nàn chật hẹp – ông đã đem cả nỗi buồn mênh mông của của kiếp người vào những giai điệu u ẩn và đầy ma
lực của hai sợi dây cước đơn sơ.
Thiếu thời ông đã từng đi đây đó kết giao với khách
mộ điệu bốn phương và rất được mến chuộng.
Ông tuy không có bằng cấp gì nhưng giỏi chữ Hán, có thể làm thơ, phú, câu đối, tản văn bằng chữ Hán. Chính tập gia phả này là do ông – với sự phụ tá của em ruột ông là Đào Tăng Nghị và cháu ông là Đào Tăng Đĩnh – dịch từ bản gốc viết bằng chữ Hán của thân sinh ông là cụ Đào Tăng Liên (tự Doãn Mại). Thuở nhỏ ông có học tiếng Pháp nhưng cũng bỏ dở nửa chừng.
Thời trai trẻ và trung niên ông sống phong lưu, nghệ sĩ. Ông thường đi rập cu cườm về thảy cho mẹ tôi làm chả ram (trong Nam gọi là chả giò) rồi cùng mấy người bạn lên sân thượng uống rượu, gảy đàn, ngâm vịnh với nhau rất tương đắc.
Thơ phú và câu đối của ông đa số làm bằng chữ quốc ngữ, một số ít làm bằng chữ Hán. Cũng như chị của ông là Đào Thị Vân Khanh, anh ông là Đào Tăng Dương và em ông là Đào Tăng Nghị, ông làm thơ theo
lối Đường luật thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt hoặc ngũ ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cũng như thi pháp tương đối cũ, chỉ có một số bài của bà Vân Khanh và của cha tôi là Đào Duy Hòa là có những tứ lạ, thường là giản dị nhưng tự nhiên và khá độc đáo. Những bài ấy tôi không thuộc hết nên chưa thể chép ra đây được xin bổ sung sau.
Ở tuổi già, do chiến tranh loạn lạc, nhà cửa tài sản bị bom đạn tiêu hủy gia đình lâm vào cảnh nghèo, ông phải sinh sống bằng nghề cúp tóc, và sửa xe đạp. Tuy vậy ông là một người thợ đặc biệt. Buổi chiều, sau khi đã vứt bỏ cái kềm cái búa đi, ông thường nằm trên chiếc võng dệt bằng sợi trân, mắc trong một căn phòng nhỏ tối tăm và gảy đàn nguyệt. Tuy ông không được đào tạo chính quy ở các nhạc viện nhưng ngón đàn của ông – dù chơi bất cứ nhạc cụ nào – cũng rất điêu luyện và tài hoa. Ông diễn tấu rất điêu luyện các bài bản kinh điển của Nhã Nhạc Cung Đình Huế.
Thuở nhỏ tôi thường bị mê hoặc bởi tiếng đàn nguyệt của ông, nó vừa cổ điển vừa quý phái, nó gợi dậy những hoài niệm ray rức, cồn cào từ một nỗi nhớ vô danh nào xa lắm. Lúc ấy ông không còn là một người thợ lam lũ nữa mà đã hóa thân thành một kẻ ẩn dật, hiền triết.
Cây đàn bầu – còn gọi là độc huyền cầm – cũng là một nhạc cụ huyền thoại. Có lần ông bảo tôi: ” Nó có thể nói được tiếng người. “
Và ông bảo tôi thử nói một câu nào đó, thế rồi cây đàn bầu của ông đã nhại theo, đúng từng tiếng, từng dấu giọng huyền sắc hỏi ngã…
Với những bản nhạc vui như Lưu Thủy, Hành Vân, Kim Tiền… ông thường tấu bằng cây đàn thập lục vì nó réo rắc, du dương.
Đàn cò được xem như cây violon của Việt Nam nhưng âm sắc (timbre) và khả năng diễn tấu của nó không bằng, có lẽ vì thế mà rất ít khi ông ĐÀO DUY HÒA sử dụng nhạc cụ này.
Có thể nói cuộc đời ông gắn liền với cây đàn và chiếc võng. Ông đàn trên võng, ngủ trên võng suốt đời và có lẽ vài phút trước khi lìa đời ông cũng nằm trên võng.
(SẼ BỔ SUNG PHẦN TÁC PHẨM VÀ GIAI THOẠI SAU.) Đào Hiếu (viết.)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Phong)
Đào Tăng Phất
( tự Tăng Nghị)
(con ông Đào Tăng Liên và Nguyễn Thị Trấp)
Ngày sinh: Tháng 4 Bính Ngọ (1906)
Ngày mất : 6 tháng 12 Tân Hợi (22- 01- 1972)
Mộ phần : Gò ké Phú Phong
Chánh Thất: Nguyễn Thị Nhì tự Hiền (gốc Quảng Ngãi Đập đá – 1906- 1956)
Ngày sinh: Bính Ngọ (1906)
Ngày mất : 8 tháng 1 Bính Thân ( 1956)
Mộ phần : Phú Phong
Sanh hạ:
Con trai:
Đào Tăng Thuấn (chết nhỏ)
Đào TăngChấn ( ra nước ngoài 1987)
Đào Tăng Vinh
Đào Tăng Hạnh
Đào Tăng Khương
Đào Tăng Thái
Con gái :
Đào Thị Cưu tự Thanh Hương
Đào Thị Ngọc Dung (chồng làVòng Phúc Y- ở Đồng Nai)
Kế thất: Huỳnh Thị Hùng
Ngày sinh: tháng 8 năm Tân Dậu ( 1921)
Còn sống : Còn sống (21- 08 – 88)
Sanh hạ:
– Đào Thị Minh Tâm ( 8 tháng 3 Ất Tỵ (1965 )
*
Vài nét về ông ĐÀO TĂNG PHẤT
(tự TĂNG NGHỊ – 1906 – 1972 )
Ông là con của Ông Đào Tăng Liên và Bà Nguyễn Thị Trấp sinh năm Bính Ngọ (1906), mất năm Nhâm Tý (1972), thọ 66 tuổi.
Ông là người tư chất thông minh, tánh tình khẳng khái, thường xem nhẹ việc đời. Ông đã lăn lưng vào đường thực nghiệp rất sớm, làm ra tiền bạc khá nhiều nhưng vốn tính hào hoa nên không tích lũy được, ông cũng tỏ ra khéo tay, thạo việc, chịu đựng, và quyền biến.
Bình sinh ông thích đánh đàn, uống rượu và làm thơ nôm. Có nhiều bài xuất khẩu rất chỉnh. Tuy vậy ông đắc ý nhất với hai bài sau đây:
I. TẢN CƯ ĐỒNG ĐO CẢM TÁC ( 1950)
Tạo hoá sinh ta để nữa chi?
Hỏi ta, ta nói: Để ta ì.
Nhân tình ấm lạnh sao thây kệ,
Thế sự giằng co chẳng thiết gì.
Lúc hứng cùng con cờ mấy ván
Khi buồn rủ vợ rượu vài ly.
Trò đời diễn biết bao nhiêu kịch,
Có quái gì đâu thị với phi?
II. THỦ VĨ NGÂM ( 1960)
Người đời ai dở lại ai hay?
Hạng Võ đành thua phải một ngày.
Gặp vận Bàng Quyên thêm rạng mặt,
Vô thời Tôn Tẩn cũng khoanh tay
Tào công Xích Bích nhằm khi rủi
Châu Tử cầu thân gặp lúc may,
Thoát nạn Đông Ngô thêm được vợ,
Người đời ai dở, lại ai hay?
Ông Đào Tăng Nghị Thờ mẹ rất có hiếu. Ông yêu quý mẹ vô cùng, chăm lo cho mẹ từ việc lớn đến việc nhỏ. Khi đau ốm, lúc lâm chung, không lúc nào rời. Bà con thân thuộc khi cùng túng, lúc yếu đau luôn tìm được nơi ông sự giúp đỡ tận tình, sự chăm sóc và an ủi vô cùng thân ái.
Ông mất đi trong khi sức khỏe còn tốt vì một tai nạn xe hơi trong thời chiến. Bà con thân tộc, làng nước vô cùng tiếc thương một con người không giàu có nhưng lương tâm trong sáng, tánh tình hòa nhã.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đào Tăng Niên
(tự Đào Đốc)
(con ông Đào Tăng Thoại và Phạm Thị Phụng)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 14 tháng 12, không rõ năm
Mộ phần : Tư Cung
Chánh thất: Phạm Thị Chủ (tư cung)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : ngày 2, không rõ tháng, năm nào
Mộ phần : thôn Tư Cung
Sanh hạ:
Đào Tăng Chánh (1902) mất 23 tháng 6, không rõ năm
Đào Tăng Manh (chết sớm)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đào Tăng Cưu
(1882 – 1931)
(con ông Đào Tăng Chỉ và Phan Thị Cử)
Ngày sinh: Nhâm Ngọ (1882)
Ngày mất : 19 tháng 9, năm Tân mùi
Mộ phần : Tùng Giản
Chánh thất: Trần Thị Dực (Hữu Pháp)
(1889 – 1968)
Ngày sinh: Kỷ Sửu (1889)
Ngày mất : ngày 10 tháng 11, năm Mậu Thân (1968)
Mộ phần : Thọ Lộc, Nhơn Thọ, An Nhơn
Sanh hạ:
Đào Vô Danh (1906)
Đào Tăng Hảng (1909), chết trong năm.
Đào Tăng Chỏi (1917 – 1941) chết tại Pleiku
Con gái:
Đào Thị Diện (1908), chồng là Lưu Cao Huy ở Thọ Lộc, Nhơn Thọ, An Nhơn.
Đào Thị Diền (1911)
Đào Thị Duyên (1915)
Đào Duy Anh (1921)
(cháu ngoại là Lưu Văn Bổng ở 20 Lý Thái Tổ, Hà Nội)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đào Tăng Cư
(tục danh Hương Mục Thảm)
(con ông Đào Tăng Chỉ và Phan Thị Cử)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 4 tháng 3, không rõ năm
Mộ phần : Đất chùa Tùng Giản
Chánh thất: Châu Thị Hành (Tùng Giản)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : ngày 15 tháng 10, không rõ năm
Mộ phần : Tân Giản
Sanh hạ:
Đào Thị Bông (chồng là Nguyễn Tháo, Tùng Giản)
Đào Thị Cảnh (sư nữ)
Đào Cứu
Kế thất: Nguyễn Thị A (Long Hậu)
Sanh hạ:
Đào Nhứt (chết nhỏ)
Đào Phái (chết nhỏ)
Đào Thị Nhung (chồng là Trần Hữu Dũng, Quy Nhơn)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
Đào Tăng Duy
(tự Tăng Nghệ)
(tục danh Bồi Tuần)
(con ông Đào Tăng Duy và Nguyễn Thị Nhơn)
Ngày sinh: Đinh Hợi (1887)
Ngày mất : 18 tháng 12, năm Đinh Dậu
Mộ phần : Tùng Giản
Chánh thất: Lý Thị Hộ (Tùng Giản)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : ngày 13 tháng 6, không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng Giản
Sanh hạ: Đào Tăng Phán (chết)
Kế thất: Nguyễn Thị Vĩnh (Vĩnh Lựu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 12 tháng 5, không rõ năm nào
Mộ phần : Tùng Giản
Sanh hạ:
Đào Tăng Từng (tự Đào Vân)
Đào Tăng Xếp (chết)
Đào Tăng Sáu (chết)
Trắc Thất: Châu Thị Trắc (Hữu Định)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 11 tháng 9, không rõ năm
Mộ phần : Tùng Giản
Sanh hạ:
Đào Thanh, tự là Đào Ngại
Đào Tăng Giác
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Lập
(con ông Đào Tăng Ngộ và Huỳnh Thị Kiều)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 26 tháng 06, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc
Chánh thất: Huỳnh Thị Diệu (tư cung(
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : ngày 27 tháng 10, không rõ năm nào
Mộ phần : Phú Thành, xứ Thời Lộc
Sanh hạ:
Đào Tăng Chương và 2 con gái
Kế thất: Nguyễn Thị Ngại
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ: 2 con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Tạo
(con ông Đào Tăng Ngộ và Huỳnh Thị Kiều)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 13 tháng 07, không rõ năm
Mộ phần : thôn Lý Tây, xứ Mò O
Chánh thất: Phạm Thị Quát (tư cung)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : không rõ
Sanh hạ: 2 con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Mười
(con ông Đào Tăng Ngộ và Huỳnh Thị Kiều)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Đà Lạt
Chánh thất: không rõ
Sanh hạ: Đào Chữ (chết nhỏ)
Đào Lê (chết nhỏ)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Súy
(con ông Đào Tăng Lời và Huỳnh Thị Nhạc)
Ngày sinh: Ất Tỵ (1905)
Ngày mất : 21 tháng 01, năm Đinh Mão (1987)
Mộ phần : Lái Thiêu, Sông Bé
Chánh thất: Phạm Thị Nhứt
Ngày sinh: Ất Mão (1915)
Ngày mất : còn sống
Mộ phần :
Sanh hạ:
1. Đào Thị Xuân Hương
2. Đào Tăng Xít (chết nhỏ(
3. Đào Thị Chút
4. Đào Tăng Bình
5. Đào Tăng An (kỹ sư địa chất(
6. Đào Tăng Bé
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Quang (1920 – 1955)
(con ông Đào Tăng Lời và Huỳnh Thị Nhạc)
Ngày sinh: 15 tháng 3 năm Canh Thân (1920)
Ngày mất : 29 tháng giêng, năm Ất Mùi (1955)
Mộ phần : Nhơn Thuận, Nhơn Thành
Chánh thất: Nguyễn Thị Bản
Ngày sinh: 23 tháng 4, năm Ất Mão (1915)
Ngày mất : còn sống
Mộ phần :
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Trợ
2. Đào Tăng Bình
3. Đào Thị Nhồng
4. Đào Thị Sáo
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Cư
(con ông Đào Tăng Lời và Huỳnh Thị Nhạc)
Ngày sinh: 4 tháng 06, năm Ất Mão (1915)
Ngày mất : 13 tháng 04, năm Đinh Mùi (1967)
Mộ phần : Hữu Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Nguyễn Thị Khánh
Ngày sinh: 21 tháng 07, năm Bính Thìn (1916)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
1. Đào Thị Xai
2. Đào Thị Sen
3. Đào Tăng Phước
4. Đào Tăng Long
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Ba
(con ông Đào Tăng Lời và Huỳnh Thị Nhạc)
Ngày sinh: 20 tháng 12 năm Canh Ngọ (1930)
Ngày mất :
Mộ phần :
Chánh thất: Trương Thị Minh
Ngày sinh: 20 tháng 8 năm Quý Dậu (1933)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
1. Đào Tăng Hữu
3. Đào Tăng Dũng
4. Đào Tăng Dung
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Hoanh
(con ông Đào Tăng Nhung và Trần Thị Điệu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Huỳnh Thị Mực
Cải giá, không con
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Quang
(con ông Đào Tăng Nhung và Trần Thị Điệu)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: không biết tên
Cải giá, không con
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Cẩn
(con ông Đào Tăng Giai và Phạm Thị Cư)
Ngày sinh: 24 tháng 02, Ất Vị (1895)
Ngày mất : 4 tháng 4, năm Tân Dậu (1961)
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Phan Thị Phù
Ngày sinh: Canh Tý (1900)
Ngày mất : 2 tháng 12, Giáp Tý (1964)
Mộ phần : Thời Lộc, Hữu Thành
Sanh hạ:
Đào Nguyên
Đào Công
Đào Công Chánh (chết ngày 2/12 năm Tân Dậu (1981)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Tích
(con ông Đào Tăng Giai và Đặng Thị Trừng)
Ngày sinh: Mậu Thân (1908)
Ngày mất : 21 tháng 6, Đinh Tỵ (1977)
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Phạm Thị Diễm
Ngày sinh: Canh Tuất (1910)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Công Nga (chết ngày 29/12/1985, tại Thanh Hóa)
Đào Tăng Tiên
Đào Tăng Phụng
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Tổng (1911 – 1983)
(con ông Đào Tăng Giai và Đặng Thị Trừng)
Ngày sinh: Tân Hợi (1911)
Ngày mất : 23 tháng 7, Quý Hợi (1983)
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Phạm Thị Bề
Ngày sinh: Kỷ Tỵ (1929)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Tăng Trưởng
Đào Tăng Ngọ
Đào Tăng Thân
Đào Tăng Tuất
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Công Chánh
(con ông Đào Tăng Giai và Đặng Thị Trừng)
Ngày sinh: 13 tháng 3, Mậu Thìn (1928)
Ngày mất :
Mộ phần :
Chánh thất: Nguyễn Thị Ngọc
Ngày sinh: 8 tháng 8, Ất Hợi (1935)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Tăng Tới (chết nhỏ)
Đào Cang (chết nhỏ)
Đào Văn Kinh
Đào Văn Hùng
Đào Văn Út
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Thống
(con ông Đào Tăng Thông và Cáp Thị Quỳnh)
Ngày sinh: Mậu Ngọ (1918)
Ngày mất : 12 tháng 12, không rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Phạm Thị Khiết
Ngày sinh: Kỷ Mùi (1919)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Công Bình
Đào Công Kế
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Cư
(con ông Đào Tăng Thông và Cáp Thị Quỳnh)
Ngày sinh: Giáp Tỵ (1924)
Ngày mất : 20 tháng 4, Đinh Mùi (1967)
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Cáp Thị Khương (1928 – 1967)
Ngày sinh: Mậu Thìn (1928)
Ngày mất : 14 tháng 4, Đinh Mùi (1967)
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Sanh hạ: Đào Tăng Phúc
Trắc thất: Lê Thị Hồng
Ngày sinh: Kỷ Tỵ (1929)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ: Đào Tăng Tư
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Trang
(con ông Đào Tăng Chỉ và Nguyễn Thị Bảy)
Ngày sinh: Nhâm Tuất (1928)
Ngày mất : 14 tháng 8, khưng rõ năm
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Đinh Thị Chạy (cải giá)
Sanh hạ:
Đào Tăng Hà
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Thanh Duyên
(con ông Đào Tăng Chỉ và Nguyễn Thị Bảy)
Ngày sinh: 22 tháng 8, năm Bính Dần (1926)
Ngày mất :
Mộ phần :
Chánh thất: Phạm Thị Hường
Ngày sinh: Mậu Thìn (1926)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Tăng Thuần
Đào Tăng Đốc
Đào Năng
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Xuân Cảnh
(con ông Đào Tăng Trọng và Nguyễn Thị Học)
Ngày sinh: năm Mậu Thìn (1928)
Ngày mất :
Mộ phần :
Chánh thất: Đào Thị Mai
Ngày sinh: Mậu Thìn (1928)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Tăng Lưu
Đào Tăng An (chết)
Đào Tăng Thuận
Đào Tăng Lộc
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Trung
(con ông Đào Tăng Trọng và Nguyễn Thị Học)
Ngày sinh: năm Canh Ngọ (1930)
Ngày mất :
Mộ phần :
Chánh thất: Nguyễn Thị Hường
Ngày sinh: Mậu Dần (1938)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Tăng Cư
Đào Tăng Thắng
Đào Tăng Được
Đào Dưỡng
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Văn Thân
(con ông Đào Tăng Trọng và Nguyễn Thị Học)
Ngày sinh: năm Quý Dậu (1933)
Ngày mất :
Mộ phần :
Chánh thất: Đặng Thị Cúc
Ngày sinh: Ất Hợi (1935)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Tăng Hai (chết)
Đào Tăng Hưng
Đào Tăng Hùng
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Xuân Thanh
(1935 – 1964)
(con ông Đào Tăng Trọng và Nguyễn Thị Học)
Ngày sinh: Ất Hợi (1935)
Ngày mất : Giáp Thìn (1964)
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Lê Thị Lan
Ngày sinh: Mậu Tý (1948)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Tăng Yến
Có 1 con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Công Định
(1936 – 1966)
(con ông Đào Tăng Trọng và Nguyễn Thị Học)
Ngày sinh: năm Mậu Dần (1938)
Ngày mất : 12 tháng 3, Bính Ngọ (1966)
Mộ phần : Phú Thành, Thời Lộc
Chánh thất: Nguyễn Thị Hồng (1942 – 1987)
Ngày sinh: Nhâm Ngọ (1942)
Ngày mất : Đinh Mão (1987)
Mộ phần : Tiên Hội – Gò Găng
Sanh hạ:
Đào Tăng Đạt
Có 1 con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Phú Thành)
Đào Tăng Thiên
(con ông Đào Tăng Trọng và Nguyễn Thị Học)
Ngày sinh: 12 tháng 6 năm Bính Tuất (1946)
Ngày mất :
Mộ phần :
Chánh thất: Nguyễn Thị Xuân
Ngày sinh: Ất Dậu (1945)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh hạ:
Đào Tăng Thuần
Đào Tăng Tân
Đào Tăng Phùng
Đào Tăng Lộc
Đào Tăng Kiệt
Đào Tăng Dũng
Có con gái không ghi tên
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Kim Trì)
Đào Tuyên
(húy Diễn 1887 – 1970)
(con ông Đào Văn Minh và Nguyễn Thị Thuấn)
Ngày sinh: 10 tháng 10 năm Đinh Hợi (1887)
Ngày mất : 10 tháng 02 năm Canh Tuất (1970)
Mộ phần : Gò Ông Quê, Kim Trì
Chánh thất: Nguyễn Thị Thu
( chồng Nguyễn Đức Liên, cùng làng)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 21 tháng 6 năm Tân Mão (1951)
Mộ phần : Gò Ông Quê, Kim Trì
Sanh hạ:
1. Đào Văn Thám (chết sớm)
2. Đào Văn Sương (chết sớm)
3. Đào Thị Xuân Mai (công tác Bắc Việt)
4. Đào Thị Xuân Viên (chồng là Võ Thương Lao, ở Thanh Danh)
5. Đào Thị Thảm (chết sớm)
6. Đào Thị Phu (chết sớm)
7. Đào Thị Bồ (chết sớm)
Kế thất: Nguyễn Thị Sen (con ông Ấm Ngữ, ở Vân Quang)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 5 tháng 12, Tân Hợi (1971)
Mộ phần : Gò ông Quê Kim Trì
( Vô Sanh)
Ghi chú: Ông Đào Tuyền là người có công ghi chép gia phả hộ nhánh Họ Đào Kim Trì – Tài liệu nhánh này phần lớn do văn bản ông để lại.
– Sinh thời ông giỏi về khoa âm- dương và địa lý. Rất được nể trọng tại điạ phương và nổi tiếng một thời.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Kim Trì)
Đào Phan
( tự Khoan 1893 – 1971)
(con ông Đào Văn Ninh và Nguyễn Thị Thuấn)
Ngày sinh: 10 tháng 10 năm Đinh Hợi (1887)
Ngày mất : 10 tháng 02 năm Canh Tuất (1970)
Mộ phần : Gò Ông Quê, Kim Trì
Chánh thất: Nguyễn Thị Thu (con gái Tú Tài Thượng hạng Nguyễn Đức Liên, cùng làng)
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 21 tháng 6 năm Tân Mão (1951)
Mộ phần : Gò Ông Quê, Kim Trì
Sanh hạ:
1. Đào thị Xuân Thới
2. Đào Mậu Dần, tự Thành Long
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Thư
tự Cư (1900- 1981)
(con ông Đào Văn Ninh và Nguyễn Thị Thuấn)
Năm sinh : Canh Tý (1900)
Ngày mất : 14 tháng 2 Tân Dậu (1981)
Mộ phần : Hữu Thành
Chánh thất: Lê Thị Đãn ( Nho Lâm- Phước Hưng )
Ngày sinh : Nhâm Tý (1912)
Ngày mất : 3 tháng 8 Nhâm Tý (1972)
Mộ phần : Gò Khuôn Quê Kim Trì
Sinh hạ:
1 Đào Thị Xuân Hoa ( chồng là Trần Đức Quốc- Chánh Đạt )
2 Đào Thành Phụng
3 Đào Doãn Số ( liệt sĩ)
4 Đào thị Xuân Hương ( chồng là Trần Ngọc Toàn cùng làng)
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
( nhánh Kim Trì)
Đào Hoàn
(con ông Đào Văn Ninh và Nguyễn Thị Thuấn)
Năm sinh : Giáp Thìn ( 1904)
Ngày mất : 7 tháng 9 không rõ năm nào
Mộ phần : Gò ông Quê Kim Trì
Chánh thất: Trần Thị Ngữ
(con gái Cậu Nhàn ở Lạc Đạo)
Ngày sinh : Quý Sửu (1913)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sinh hạ:
1. Đào Thành Lân (liệt sĩ)
2. Đào Thị Chiêu Tự là Xuân Hương.
3. Đào Thành Quỳnh tự Ngọc Chi
4. Đào thị Xuân Trị ( liệt sĩ )
5. Đào thị Xuân Nhữ tự Xuân Phương
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
( nhánh Kim Trì)
Đào Văn Đốm ( tự Hân )
( con ông Đào Văn Đính và Nguyễn thị Thường)
Năm sinh : không rõ
Ngày mất : 18 tháng 10 không rõ năm nào
Mộ phần : Gò ông Quê Kim Trì
Chánh thất: Nguyễn Thị Chín ( con gái Xã Dung ở Trung Định )
Ngày sinh : không rõ
Ngày mất : 15 tháng 12 không rõ năm nào.
Mộ phần : Gò Khuôn Quê Kim Trì
Sinh hạ:
1 Đào Thâm Thảo ( chết sớm )
2 Đào Thâm Luân
3 Đào Thâm Yên
4 Đào Thị Nghĩa
5 Đào Thị Ngôn.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
( nhánh Kim Trì)
Đào Văn Minh
( con ông Đào Văn Đính và Nguyễn thị Thường)
Năm sinh : Thìn ( không biết Thìn nào)
Ngày mất : 20 tháng 7 Nhâm Tý ( 1972)
Mộ phần : Gò nhỏ Kim Trì
Chánh thất: Bùi Thị Chiên ( con ông Phụng Đại ở Đại Hữu Cát Nhơn).
Ngày sinh: không rõ
Ngày mất : 20 tháng 5 không rõ năm nào.
Mộ phần : Khuông Quê Kim Trì
Sinh hạ:
Đào Văn Cẩn
Đào Văn Nghi ( liệt sĩ )
Đào Văn Huấn ( liệt sĩ)
Kế thất: Nguyễn Thị Hớt
Ngày sinh: Tỵ ( không biết Tỵ nào )
Ngày mất : 23 tháng 9 Bính Thìn ( 1976 )
Mộ phần : Gò Bong Hữu Thành
Sanh Hạ:
– Đào Văn Tương
– Đào Văn Thứ
– Đào Thị Mười
– Đào Thị Dư
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
( nhánh Kim Trì)
Đào Văn Quá
( con ông Đào Văn Vô và Nguyễn thị không biết tên)
Năm sinh : Ất Mùi ( 1895)
Ngày mất : 2 tháng 11 không rõ năm nào.
Mộ phần : Quy Nhơn- Phía trong chùa Quảng Thăng
Chánh thất: Đặng Thị Nhung (Bồng Sơn).
Ngày sinh: Quý Hợi (1899)
Ngày mất : không rõ
Mộ phần : Nghĩa trang Phật giáo BanMê thuột
Sinh hạ:
Đào Xuân Quý
Đào Thị Liễu
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
( nhánh Kim Trì)
Đào Văn Hớn
húy Tùng
( con ông Đào Văn Vinh – Không biết tên mẹ)
Năm sinh : Không rõ
Ngày mất : 11 tháng 12 không rõ năm nào.
Mộ phần : Vườn nhà Kim Trì.
Chánh thất: Thân Thị Sáu (Lộc Thuận).
Ngày sinh : Quý Mão (1903)
Ngày mất : 20 tháng 3 không rõ năm nào
Mộ phần : Vườn nhà Kim Trì.
Sanh Hạ:
– Đào Căn Muôn ( chết sớm )
– Đào Văn Ngàn ( liệt sĩ )
– Đào Văn Bốn tự Trọng Kim
– Đào Văn Năm tự Kim Ngọc ở Gia Lai
– Đào Văn Bảy ( tự Quang Khánh )
– Đào Thị Tám.
– Đào thị Chín.
Ghi Chú: – Làm chức Hương bản làng Kim Trì. Rất giỏi về nghề mằn, chuyên chữa các bệnh gãy tay chân, dập nát xương, bong, trật gân – nồi tiếng một thời.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
( nhánh Kim Trì)
Đào Văn Đài
( con ông Đào Văn Cừ và Trần Thị Nữ )
Năm sinh : Không rõ
Ngày mất : 10 tháng 8 không Quý Mảo (1963), chết, lúc 53 tuổi.
Mộ phần : Đám mả thôn Hữu Thành.
Chánh thất: Nguyễn Thị Điểm ( Bình Lâm ) (1917- 1981)
Ngày sinh : Đinh Tỵ (1917)
Ngày mất : 12tháng 8 Tân Dậu (1981)
Mộ phần : Đám mả Hữu Thành
Sanh Hạ:
– Đào Văn Đê
– Đào Văn Nha
– Đào Thị Trà
– Đào Thị Trừu
– Đào Thị Lựu
– Đào Văn Tâm.
Ghi Chú:
Người nhà nói Ông Đào Văn Đài tuồi Sửu, chết năm 1963 là 53 tuổi, thì không đúng. Tuổi ta 53, tuổi tây 52, phải sinh năm 1911 tức Tân Hợi – không xác định, không đám ghi khác ở trên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Kim Trì)
Đào Trân
( con ông Đào Văn Luyện tự Bính và Lê Thị Nhớ )
Năm sinh : Không rõ
Ngày mất : 15 tháng 6 không rõ năm nào.
Mộ phần : Kim Trì
Chánh thất: Lê Thị Khiếm ( Bình Lâm ) (1894- 1971)
Ngày sinh : Giáp Ngọ (1894)
Ngày mất : 20 tháng 4 Tân Hợi (1971)
Mộ phần : Đám Vườn Kim Trì
Sanh Hạ:
– Đào Thị Thân ( chết chồng ở Kim Trì).
– Đào Thị Khiển ( chết nhỏ )
– Đào Văn Nghiêm tự Thành Nguyên.
*
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
(nhánh Kim Trì)
Đào Văn Dõng
( con ông Đào Văn Lê, không biết tên mẹ)
Năm sinh : Không rõ
Ngày mất : 25 tháng 2 Canh Thân( 1980).
Mộ phần : Phú Tài Nhơn Thành
Chánh thất: Võ Thị Ngọ ( con Ông Võ Toại cùng làng )
Ngày sinh : Canh Ngọ (1830)
Ngày mất :
Mộ phần :
Sanh Hạ:
– Đào Văn Phùng ( chết trẻ).
– Đào Mỹ Hiệp
– Đào Thành Liêm
Ghi Chú: Người nhà nói tuổi Thìn – mất năm 1980, 61 tuổi- như vậy là sinh năm 1920 ( tuổi ta 61 tuổi tây 60 ) tức Canh Thân, vì không chính xác nên không ghi ở trên.
*
Phần Phụ Lục
*
I. Bà ĐINH THỊ THIÊN HỘ
Bà Đinh Thị Thiên Hộ tục danh là bà Bốn Miêng, chánh quán thôn Kim Trì, xã Phước Hòa, Quận Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay. Không biết Bà sanh năm nào, mất năm nào, theo di chúc của Ông Đào Tăng Liên, đời thứ 12, để lại thì bà là một ân nhân của họ Đào và của riêng ông.
Lúc ông còn trẻ, bà đã thương yêu ông như con đẻ, nuôi cho con ăn học đến khi thi đậu Tú tài ( 1897), gây dựng gia thất. Khi ông mất sớm, có trích cho ruộng đất, ân nghĩa rất sâu đậm.
Vì vậy theo di chúc của ông và bà quả phụ Đào Tăng Liên, con cháu nhớ ngày 7 tháng 2 âm lịch hằng năm mà kỵ lạp bà để tỏ lòng tri ân.
*
II. Bà TRƯƠNG THỊ SỰ
Trong mục lục gia phả của ông Đào Doãn Mại để lại năm 1906 có ghi tên bà Trương Thị Sự là tằng tổ tỷ, song không biết đích xác là phối ngẫu với ông nào nên ghi theo đây để cho con cháu được biết mà thôi.
*
III. Bà ĐÀO THỊ VÂN KHANH
( 1896- 1981)
Bà là Trưởng nữ của ông Đào Tăng Liên và Nguyễn Thị Trấp. Bà về làm dâu họ Bùi ở Xuân Hòa, phối ngẫu với ông Bùi-Huệ. Vợ chồng bà bôn tẩu làm ăn nhiều năm ở vùng cao nguyên và có cơ nghiệp tại xứ Trà Dôm tức là An Mỹ Gia Lai KomTum. Những năm cuối đời bà về sống tại Phú Phong với con trai lớn là Bùi Gia Tưởng. Công nhiệp của Bà đối với nhà chồng không nhỏ nhưng trong khuôn khổ phần phụ lục này, chỉ xin ghi những nét đặc biệt về tài văn chương của bà mà thôi.
Bà là người rất thông minh. Bà không theo đòi bút nghiên như con trai nhưng nghe cha và ông ngoại bình giảng văn thơ, ngâm vịnh, bà hiểu rõ niêm luật và nảy tứ sáng tác nhiều bài Đường luật thất ngôn rất chỉnh, đáng được truyền tụng. Xin ghi lại hai bài sau này tiêu biểu cho văn tài của Bà:
I. Khóc Chồng ( 1947 )
Năm mươi chín tuổi sớm qua đời
Chẳng đặng vuông tròn đến thế thôi!
Vòi vọi thiếp cam phần góa bụa,
Bơ vơ con luống chịu mồ côi.
Ngậm ngùi ngày hạ lòng như thắt,
Mê mẫn đêm đông ruột rối bời.
Nông nổi này, ôi chàng có thấu,
Linh thiên phù hộ mẹ con tôi.
II. Vịnh Trai Cày ( 1935)
Sầm sầm vóc vạc lớn như voi,
Công việc lôi thôi ít hẵn hòi.
Cơm phễnh một nồi chưa thẳng giỏ
Chè đai ba bát chẳng đầy oi.
Việc làm dang dở công chi đáng.
Giá lúa cho cao ý muốn đòi.
Gặp lúc khó thuê nên phải tạm,
Ước gì thong thả quết vài roi.
Cần ghi thêm là mặc dầu xuất giá nhưng bà hết lòng báo hiếu mẹ già và thương yêu anh em cùng con cháu nhà họ Đào một cách hiếm có. Vậy có mấy dòng sơ lược để lại để con cháu sau này nhớ đến tài năng và đức hạnh của bà,.
( 02-09-1988)
ĐÀO TĂNG ĐĨNH (biên soạn)
Ai biet tuyen tap DAO HIEU ban o dau , lam on chi dum.
Cam on nhieu
TUYỂN TẬP ĐÀO HIẾU 1&2 có bán tại nhà sách Tự Lực ở Garden Grove bang California Hoa Kỳ. Nếu bạn có thân nhân bên Mỹ, bạn có thể nhờ mua đem về. Cám ơn bạn.
BạnHiếu còn nhớ anh em mình đã từng gặp nhau ở nhà cô cháu Hương người Huế ở Sài Gòn sau khi tôi ra tù (khu nhà ông Tư Duyên). Nếu đúng thì vui lòng trả lời cho PTA biết. Xin cám ơn.
ĐH: Khi nào rảnh mời anh đi uống cà phê, ôn lại chuyện cũ.
Kính gửi NV Đào Hiếu !
Truyền thống yêu nước của các Cụ đã rõ, của chính NV cũng đã rõ !
Một hồi, CA đã yêu cầu NV đóng cửa Blog, Vậy mà cửa vẫn mở, NV Đào Hiếu Anh Hùng lắm ! ( Xin đừng để bị bắt vô Khám !)
Chúc NV sức khoẻ và luôn tỉnh táo ! luôn gặp may !
Em rất khâm phục khí phách và sự can đảm của anh, dám dấn thân vì lợi ích của quê hương, dân tộc
Anh ĐH,
Tôi lớn hơn anh vài tuổi. Sau năm 1963, đang học đại học mà cứ lo đi biểu tình cùng với các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Hữu Thái để “chống Mỹ cứu nước”. Bây giờ không thấy hai anh Mẫm và Thái lo “chống Hán cứu nước”, tôi cũng hơi buồn.
Già rồi không còn nhuệ khí, hay là bây giờ chính quyền “ác ôn” hơn ngày xưa, nên ai cũng sợ để tồn tại (như cụ Nguyễn Tuân đã nói).
Tôi đang sống ở nước ngoài (bỏ của chạy lấy người), đã hân hạnh đọc được vài tác phẩm của anh. Xin khâm phục và ngưỡng mộ anh (cũng như các nhà văn Nguyễn xuân Tụ. Trần mạnh Hảo) đã mạnh dạn đi lề bên trái.
Nghe bạn bè nói, sau năm 1975, anh được bố trí ở ngôi nhà của Nguyên Sa Trần bích Lan (trên đường PTG Sài gòn). Ông Lan là một trong các vị thầy của tôi thời Trung học.
Chúc anh và gia đình được an vui.
(Comment này không nhất thiết phải phổ biến lên mạng).
Kính chào nhà văn Đào Hiếu. Cháu có tâm hồn trẻ thơ, yêu chuộng hoà bình và không muốn thấy bất cứ một hành động người giết hại người, người hãm hại người, người ăn hiếp người và những chuyện vô bổ đại loại như vậy. Cháu chẳng có gì cả ngoài một niềm tin rất mãnh liệt là một ngày nào đó rất gần sẽ có rất nhiều, rất nhiều người khám phá ra được sự thật của lề bên trái và sẽ chuyển sang đi bên đó thật nhiều, thật nhiều để rồi cái lề còn lại mất đi cái giá trị lừa gạt, độc tài và không tôn trọng con người của nó. Lương tâm con người sẽ thắng và những cái chết oan uổng của bao nhiêu con người VN sẽ được đem ra làm cho sáng tỏ và ít nhất là được vinh danh, tôn trọng sau mấy chục năm nằm oan ức dưới mồ hoặc trong lòng biển cả.
Thằng bé yêu hoà bình.
Nhà văn Đào Hiếu biết ” Lạc đường” nên quay về “Lề trái”, chứ không như ” nhà Huế…đỏ” Nguyễn Đắc Xuân vẫn còn trong u mê. Đáng thương thay NĐX
TÔI NHỜ ÔNG MỘT VIỆC NHỎ THÔI(CẢM ƠN TRƯỚC).NGHE NÓI ÔNG CÓ QUEN NGUYỄN ĐÌNH LƯƠNG,NẾU QUẢ THẬT THÌ NHỜ ÔNG KHUYÊN ÔNG TA NÊN TRUYỀN Y BÁT LẠI CHO TÔI,VÌ TÔI CHẮC MẨM RẰNG:TRÊN THẾ GIAN NÀY CHỈ CÓ TÔI LÀ XỨNG MÀ THÔI(TRỪ TRƯỜNG HỢP ÔNG TA ĐẬP BÁT,ĐỐT Y).LẠI MỘT LẦN NỮA CẢM ƠN ÔNG.CHÚC ÔNG THÊM TUỔI MỚI
Chào nhà văn. Tôi vừa chợt nghĩ thế này, những ai đói rách chạy theo “cách mạng” để kiếm cơm, kiếm ao thì nay đều phát đạt, phất lên làm “ông lớn”; những ai dù dòng dõi hiển hách mà đi làm cách mạng vì lý tưởng thì rốt cuộc hoặc bất đắc chí vì vỡ mộng hoặc cam chịu sống đời nghèo khó, con cái chỉ biết giật gấu vá vai ông ạ!
ANH CO MOT GIA PHA THAT TUYET
NGUOI LUON TRAN TRONG COI NGUON EM RAT TRAN TRONG .
Chao nha van Dao Hieu anh hung!
Chuc anh chan cung da mem!
Tran Khue
Mục “Tác phẩm” của Đào Hiếu sao không có như website cũ nhỉ ? Tôi muốn đọc lại mà không thấy…
Chúc Đào Hiếu ” càng già càng dẻo càng dai”, viết thêm nhiều tác phẩm để đời nhé!
À mà nghe nói Đào Hiếu thuộc diện cấm xuất cảnh? Nếu Bác viết mạnh thêm vào thì họ lại muốn bác “di dân” luôn đấy chứ (?)
chào ông bạn .
Vậy là lại chơi tiếp rồi hả ?
Chúc mừng.
Còn tôi thì vẫn viết .
Ông cho tôi địa chỉ nhà ông để gửi sách
thân
NĐC
cac bai viet rat hay,rat dang de suy nghi
Chào bác, em mới viết bài này, chẳng biết gửi vào đâu vì không có mail của bác, bác bớt chút thời gian. Mong bác khỏe!
http://huyquangpiano.blogspot.com/2011/11/gui-cac-ban-chong-cong-nhiet-tinh-o-hai.html
Huy Quang
Tôi đã đọc bài của bác rồi, rất vừa ý nhưng không dám đăng lên blog của tôi vì nếu ngày nào đó mấy bác Vi Xi cho đi Mỹ, sang đó thế nào cũng bị “xin tí huyết”
Từ đường link trên, tui ghé đọc một số bài và thấy rằng ĐHQ văn phong trơn tru nhưng có vẻ thích hợp với văn nghệ hơn là bàn về quan điểm chính trị hay luận giải lịch sử (có cái tâm nhưng thiếu tầm); bác ĐH nói “rất vừa ý nhưng không dám đăng” chắc là nói chơi để từ chối khéo chứ nhỉ ! Nếu bác “vừa ý” thật với ĐHQ thì tui chỉ biết … rầu.
Muốn đọc tác phầm lề Trái mà tìm hoài ko dc? Phải làm sao ?
Cám ơn bạn da quan tâm đến tác phẩm của tôi.
Nếu bạn muốn đọc những bài báo lẻ bạn có thể tìm ở mục DAO HIEU (cột bên phải trang Blog có màu xanh). Nếu bạn muốn đọc tiểu thuyết của Đào Hiếu xin tìm trong mục ROMANS sẽ có đầy đủ các tiểu thuyết (trừ cuốn Lạc Đường và Mạt Lộ, sẽ post lên blog trong dịp thuận tiên)
Chào Bác Hiếu con là bạn cũ của Đáo Phá Thạch ( con trai út của bác). bác cho con xin lại số điện thoại của Thạch. Hồi đám cưới con có sang nhà ở Điện Biên Phủ gửi thiệp mời ( gửi cho người thuê nhà mở quán cafe nhưng họ nói không biết Thạch). Cám ơn bác nhiều.
Con liên lạc với Thạch theo số điện thoại này: 0903332012
If you are going for best contents like me, just go to see this web page everyday as it presents
quality contents, thanks
My partner and I stumbled over here from a different web address and thought I might as well check things out.
I like what I see so now i am following you. Look forward to going over your web page again.
Pingback: ĐÃ TỪNG CÓ RẤT NHIỀU NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN & ĐINH NGUYÊN KHA (Đào Hiếu) | Ngoclinhvugia's Blog
Hóa ra Đào Hiếu là con cháu một dòng giống đáng tự hào.
Ủa bị moi ra chuyện giết người nên xoá còm ?