Monthly Archives: Tháng Năm 2016
MÈO TRẮNG, MÈO ĐEN VÀ 2 MÈO CON
Mèo trắng – tên Xíu – được cháu nội đem về nuôi từ hai tuần tuổi, đến nay đã hơn một năm, đã lớn và trở thành một cô tiểu thư xinh đẹp.
Xíu tự cho mình có quyền cai quản căn nhà và cả khoảng không gian rộng lớn trước sân gồm hàng cây đước bên bờ kênh, cây phượng, cây chuỗi ngọc và một cây bàng Đài Loan khổng lồ.
Nó được cưng chiều, khi cháu nội ngồi học bài, nó thường nắm bên cạnh, có khi leo lên bàn học, nằm cạnh bàn phím.
Một tối nọ, có con mèo con hoang, đến trước cổng nhà, đói, lạnh, run rẩy. Nó óm nhom, chỉ to bằng nắm tay. Chàu nội cho nó ăn, nó đòi vô nhà nhưng Xíu gầm gừ, không cho, đành phải để ngoài cổng. Tối đó chắc nó ngủ ngoài bụi cây.
Hôm sau nó lại đến đòi ăn. Và cứ như thế, ngày ba buổi, hai ông cháu cho nó ăn và đặt tên nó là Mì.
Bé Mì nay đã lớn, ăn nhiều và rất mập. Tuy vậy bé rất sợ Xíu nên không dám vô nhà, chỉ dám đứng trên bờ tường.
Bé Mì rất ngoan, rất hiền và rất sợ Xíu. Nhiều lần nó bị Xíu đuổi đánh, phải leo lên cây phượng trốn. Tiếp tục đọc
Tấn thảm kịch tình yêu trong bối cảnh toàn cầu hóa
(Nhân đọc tiểu thuyết Bàn tay nhỏ dưới mưa của TVD, cty vh Phuong Nam-Nxb Hội Nhà văn, 2011)
Nguyễn Văn Thành
Trong thế giới sách xô bồ, đa tạp hiện nay, để tìm ra một cái gì đọc được thật khó biết bao! Nhất là với quan tâm của người làm sân khấu điện ảnh đi tìm những cốt truyện và nhân vật của văn xuôi để có thể chuyển thể sang lĩnh vực nghe nhìn đang rất khát kịch bản… Vậy mà, lâu lắm rồi tôi mới có cơ hội thả mình đọc một mạch tiểu thuyết Bàn tay nhỏ dưới mưa của Trương Văn Dân. Một cái tên ít được dư luận biết đến. Đọc xong, thấy tâm trí mình bị xáo trộn bởi nhiều câu hỏi đặt ra đan xen những với những gì từng trải nghiệm. Rồi nảy sinh nhu cầu đọc lại cuốn sách ngẫm lại những đoạn làm mình băn khoăn… Phải chăng đấy là dấu hiệu của những tác phẩm văn học không tầm thường?
Niềm băn khoăn đầu tiên là tiểu thuyết này dường như không gì khác hơn là tấn thảm kịch tình yêu đẫm lệ vốn quá quen trong nghệ thuật xưa nay. Như mọi câu chuyện tình của đời thực và nghệ thuật, nhân vật chính bao giờ cũng là hình ảnh chàng và nàng với những liên quan giữa họ cùng hoàn cảnh … Vậy mà tại sao Bàn tay nhỏ dưới mưa lại làm tôi xao xuyến đến bất yên? Mà đâu phải riêng tôi, không ít bạn đọc khác cũng bày tỏ những ấn tượng tương tự! Điều này thúc dục tôi tìm cách lý giải nguyên nhân. Ngoài lý do, bất kỳ câu chuyện tình bất hạnh nào cũng dễ làm ta xúc động, mủi lòng. Bàn tay nhỏ dưới mưa còn đáng chú ý ở cách kể lại, cách trình bày lại một cốt truyện quá quen thuộc bằng cung cách tương hợp mang tính nghệ thuật, tạo sức truyền cảm vừa da diết vừa gợi suy nghĩ, vốn là yếu tính của một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Tiếp tục đọc
Đào Hiếu – MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ CHUYẾN VIẾNG THĂM VIỆT NAM CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA
Có lẽ khi anh Trần Huỳnh Duy Thức đưa ra quyết định “tuyệt thực vô thời hạn” một phần là vì anh đã quá kỳ vọng vào chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Obama. Tôi cũng kỳ vọng như anh. Và có lẽ hàng chục triệu người Việt Nam cũng có chung một niềm tin như thế.
Cho nên, quyết định tuyệt thực của anh Trần Huỳnh Duy Thức là một hành động bi tráng, anh hùng, làm chúng ta xúc động sâu sắc.
Nhưng giờ đây, khi ông Obama rời Việt Nam, dường như sự tuyệt thực vô thời hạn của anh trở nên rất đáng quan ngại.
*
Bằng quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, bằng sự ký kết bán cho Việt Nam hàng trăm máy bay Boeing với số tiền lên đến trên 11 tỷ đô la Mỹ.
Bằng vào những thuyết giảng về nhân quyền, về tự do báo chí, tự do bầu cử, tự do lấp hội, tự do tư tưởng…
Bằng vào bài diễn văn hùng biện, với những trích dẫn “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, tiệt nhiên định phận tại thiên thư…”, với những trích dẫn Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin còn một chút này làm ghi”…
Bằng vào khuôn mặt phúc hậu, giọng nói trầm ấm và những cử chỉ thân thiện. Bằng vào tô bún chả cá và chai bia Hà Nội…
Tất cả đã đem lại cho chuyến viếng thăm của vị tổng thống mà tôi cũng như các bạn rất kính yêu, những ấn tượng đẹp, những hy vọng tươi sáng và một niềm tin đẹp đẽ… Tiếp tục đọc
MUA VÀ BÁN – phiếm luận của Đào Hiếu
Thưa các bạn, có phải 3 từ này nghe rất quen không? OK. Rất quen. Nó là tên một “tờ báo” chuyên đăng tin rao vặt, bán nhà, mua nhà, cho thuê nhà, mua bán đất…
Nhưng hôm nay tôi không muốn nói chuyện mua bán lặt vặt ấy. Tôi chỉ muốn nói chuyện bán lãnh thổ, bán biển, bán vũ khí sát thương hạng nặng, bán máy bay chiến đấu thế hệ mới trị giá hàng chục tỷ đô la.
Chuyện mua và bán ấy, giới ngoại giao thường gọi là ”dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam” hoặc văn vẻ hơn là “thiết lập đối tác bền vững”…
Nghe có vẻ bay bướm và “sang” hơn tờ báo rao vặt “Mua và Bán” nhiều.
*
Việt Nam hiện nay giống như người đàn bà sồn sồn vừa chia tay với ba bốn đời chồng. Và đang ế. Đang “chổng mông mà gào”. Nhưng bọn đàn ông chúng nó đã “chơi” chán chê rồi, bỏ đi hết rồi. Gào khản cả cổ họng mà đếch có thằng nào chịu quay lại.
Chỉ còn mỗi thằng Ba Tàu láng giềng, ở ngay đầu ngõ. Tuy nó là thằng đồ tể, mặc quần xà-loõng để lòi lỗ rún và cái bụng nước lèo, tối ngày cầm con dao thái thịt, múa vung vít… nhưng ngày nào nó cũng sang tán tỉnh, ngày nào cũng cho mấy cái bánh bao, ngày nào cũng rỉ tai “mười sáu chỉ vàng” ba số chín. Thế là con mẹ nạ dòng thôi không chổng mông mà gào nữa. Bèn hạ mông xuống, ngồi dậy, mời nó vô nhà.
Nhà có nhiều phòng. Mời anh nghỉ tạm “mái Tây”, tức là Tây Nguyên bô-xít.
Ờ chung nhà, đi ra đi vô cọ quẹt riết thì lòng dục nổi lên.
Thôi, nhường thêm cái phòng Vũng Áng cho anh kinh doanh nhé, Anh sẽ cho em tiền xài, mua iPhone, laptop, iPad, xe hơi…
OK, anh hào phóng quá. Anh cứ dọn về ở Hà Tình đi. Em cho anh ở 70 năm, nếu anh có ngủm củ tỏi thì con chúng ta sẽ cai quản vùng đất đó.
Từ khi thằng Ba Tàu nó vô ở Vũng Áng rồi thì nó xây tường kín mít. Nó làm cái chó gì trong đó đếch ai biết. Nó cấm mọi người bén mảng tời đó, trừ mỗi con mẹ nạ dòng kia. Đêm nào con mẹ cũng vô ngủ với nó. Chơi nhau đúng 100 lần thì có bầu, sinh ra 100 cái trứng, nở ra một trăm thằng Tàu lai, nói xí xa xí xô, đếch ai hiểu. Tiếp tục đọc
MỘT VÀI QUAN ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý CỦA TỔNG THỐNG MỸ BARACK OBAMA TRONG CHUYẾN VIẾNG THĂM VIỆT NAM


(Mấy đoạn tóm lược này giúp các bạn ít thì giờ có thể nắm được phần cốt lõi trong bài diễn văn của tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu ngày 23.5.2016 tại Hà Nội)
***
Tôi cũng đã từng nói trước đây rằng một trong những ưu tiên cao nhất của tôi trong nhiệm kỳ Tổng thống là phải đảm bảo chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò to lớn hơn và vai trò dài hạn ở châu Á Thái bình dương vì mục tiêu song phương là an ninh chung của chúng ta, và an ninh của các quốc gia hai bên bờ Thái bình dương để hướng tới sự phồn vinh chung của các quốc gia trong vùng này.
Chúng tôi tin tưởng rằng mọi người dân ở đây cần được sống đời sống an ninh, được sống đời sống phồn vinh và được sống trong nhân phẩm.
***
Nay chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho việc thành lập đại học Fulbright, chúng tôi có thể nói trường đại học Fulbright Việt Nam sẽ là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên tại nước này sẽ mở cửa đón sinh viên vào khóa học đầu tiên ngay trong mùa thu năm nay.
***
Tôi cũng xin công bố Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam đã áp dụng trong gần năm mươi năm qua.
Tương tự như mọi thỏa thuận trong lĩnh vực quốc phòng với tất cả các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, việc bán vũ khí của chúng tôi cần phải kèm theo các yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm cả các yêu cầu liên quan đến vấn đề nhân quyền.
Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này là thể hiện mong muốn của Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam tiếp cận được với các loại thiết bị và vũ khí mà Việt Nam đang cần để bảo vệ đất nước.
****
Tôi xin khẳng định một lần nữa là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, tiếp tục chạy tàu, và tiếp tục thực hiện các hoạt động ở tất cả các nơi mà luật pháp quốc tế cho phép và chúng tôi sẽ ủng hộ tất cả các quốc gia khác hành động như thế.
Mặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ quan trọng như tôi nêu trên, hai chính phủ vẫn tiếp tục còn những điều bất đồng trong đó có các vấn đề về dân chủ và nhân quyền.
Tôi đã nhấn mạnh rất rõ rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm việc áp đặt thể chế chính phủ kiểu của mình lên Việt Nam hay lên bất cứ quốc gia nào khác. Chúng tôi tôn trọng sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Nhưng chúng tôi cũng vẫn sẽ tiếp tục lên tiếng vì nhân quyền vì chúng tôi tin tưởng đó là những quyền phổ quát của toàn nhân loại. Đó là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do hội họp.
Các quyền này bao gồm việc công dân có quyền ở xã hội dân sự để tập hợp và tổ chức các hoạt động để giúp góp phần cải thiện cộng đồng và làm cho quốc gia được tốt hơn.
Chúng tôi đều tin tưởng, bản thân tôi cũng tin tưởng rằng một dân tộc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, một quốc gia sẽ trở nên hưng thịnh hơn nếu các quyền phổ quát ấy được thực thi.
Hai nước chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận các vấn đề này trong khuôn khổ hoạt động Đối thoại Nhân quyền với tinh thần tích cực và trong nỗ lực hợp tác.
(Nguồn FB Kim Chi, trích lại từ FB Nguyễn bá Trạc)
***
MỘT CÂU CHUYỆN NHỎ NHƯNG KHÔNG NHỎ VỀ TỔNG THỐNG MỸ BARACK OBAMA
Gần đây, báo đài Mỹ có đưa tin phó tổng thống Mỹ Joe Biden treo bảng bán nhà. Sự thật đúng vậy vì ông ta cần tiền chữa bệnh cho con trai ông bị ung thư não.
Và Tổng thống Obama đã lên tiếng: “Tôi vừa xuất bản một cuốn sách, hãy để tôi giúp ông. Ông hãy hứa với tôi là đừng bán căn nhà đó… vì ở đó tôi có rất nhiều kỷ niệm”
Một phó tổng thống của một cường quốc giàu có nhưng không đủ tiền để lo cho con trai mổ não mà phải bán nhà. Điều này nói lên điều gì khi mấy vị lãnh đạo ở mấy nước nghèo đều là… TRIỆU PHÚ?
Một nguyên thủ quốc gia viết sách thì mới có tiền giúp cho người bạn già của mình (ở Mỹ, thu nhập của mấy quan chức đều minh bạch… TIỀN ĐÓ Ở ĐÂU RA?)
Hôm nay lại được biết thêm một điều : TỔNG THỐNG OBAMA CÓ MỘT TÌNH BẠN THẬT ĐÁNG TRÂN TRỌNG !
(Nguồn: FB My Name’s ML)
Lê Nguyễn
24.5.2016
TỔNG THỐNG OBAMA ĂN BÚN CHẢ HÀ NỘI
SỰ NGHIỆP HỌC HÀNH “ĐÁNG NỂ” CỦA TỔNG THỐNG OBAMA
Tổng thống Obama có tên đầy đủ là Barack Hussein Obama II. Mẹ ông là Stanley Ann Dunham, một người phụ nữ da trắng sinh tại Wichita, Kansas, Hoa Kỳ. Bà là người Anh lai Đức và Ai Len. Bố ông là Barack Obama, nguyên quán tại tỉnh Nyanza, Kenya.
Ông Barack và bà Ann đã phải lòng nhau khi cùng theo học tại Đại học Hawaii và quyết định đi đến hôn nhân. Vào ngày 04/08/1961, tình yêu giữa Barack và Ann đã “đơm hoa kết trái” bằng cậu bé Barack Hussein Obama II, được sinh ra tại Honolulu, Hawaii, Mỹ.
Bà Ann Dunham bế cậu con trai Barack Obama 2 tuổi trên tay. (ảnh: Reuters)
Nhưng chỉ ít lâu sau hai người ly thân, mẹ Obama đem con trai mới sinh tới Seattle, Washington vào cuối tháng 8/1961 để theo học tại Đại học Washington. Cùng lúc, cha Obama nhận văn bằng tốt nghiệp về kinh tế học tại Hawaii vào tháng 6/1962, rồi nhận học bổng đến học cao học tại Đại học Harvard. Tháng 3/1964, hai người ly hôn. Obama Sr. trở về Kenya trong năm 1964 và tái hôn; ông chỉ đến Hawaii thăm con trai một lần duy nhất trong năm 1982. Ông chết trong một tai nạn xe hơi năm 1982.
Năm 1963, Dunham gặp Lolo Soetoro, một sinh viên người Indonesia tốt nghiệp môn địa lý tại Trung tâm Đông-Tây thuộc Đại học Hawaii, họ kết hôn với nhau tại Molokai ngày 15/3/1965. Sau một năm gia hạn visa, năm 1966, Lolo trở về Indonesia, 16 tháng sau Dunham đem con trai đến sống với chồng tại khu Menteng Dalam ở phía nam Jakarta, từ năm 1970 họ dọn đến một khu sung túc hơn ở trung tâm Jakarta. Từ 6 đến 10 tuổi, Obama theo học tại những trường nói tiếng Indonesia: Trường Công giáo St Francis of Asisi trong hai năm, và Trường Công lập Besuki, cậu cũng học thêm tiếng Anh từ bà mẹ.
Năm 1971, Obama trở về Honolulu sống với ông bà ngoại, Madelyn và Stanley Dunham, cậu giành được một học bổng vào Trường Punahou, một trường tư thục, và học ở đây từ lớp năm cho đến khi tốt nghiệp năm 1979.
Từ năm 1972 đến 1975, Ann Dunham nghiên cứu môn nhân học tại Đại học Hawaii, nhờ đó mà Obama có cơ hội sống gần mẹ và em gái. Obama quyết định ở lại Hawaii với ông bà ngoại để tiếp tục chương trình học tại Trường Punahou khi mẹ cậu, đem theo em gái, quay về Indonesia trong năm 1975 để nghiên cứu thực địa.
Trong gần hai thập niên kế tiếp, Ann sống ở Indonesia, ly dị Lolo năm 1980, lấy bằng Tiến sĩ năm 1992, trước khi qua đời năm 1995 tại Hawaii do bệnh ung thư.
Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 1979, Obama vào Đại học Occidental ở Los Angeles. Năm 1981, Obama theo học khoa học chính trị, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Columbia ở Thành phố New York, tốt nghiệp với văn bằng cử nhân năm 1983, làm việc một năm cho Business International Corporation rồi New York Public Interest Research Group.
Theo Wikipedia, hai năm sau khi tốt nghiệp, Obama trở thành giám đốc Đề án Phát triển Cộng đồng, một tổ chức liên kết với giáo hội bao gồm 8 giáo xứ Công giáo tại Roseland, West Pullman, và Riverdale thuộc khu South Side, Chicago, và hoạt động trong khu vực này như là một nhà tổ chức cộng đồng từ tháng 6/1985 đến tháng 5/1988. Ông giúp thiết lập một chương trình huấn nghiệp, một chương trình dự bị đại học, và một tổ chức bảo vệ quyền lợi người thuê nhà thuộc đề án Algeld Gardens. Obama cũng đảm nhận chức trách tư vấn viên và hướng dẫn viên cho Tổ chức Gamaliel, một học viện về tổ chức cộng đồng.
Tổng thống Obama thời còn là sinh viên Đại học Luật Harvard (Ảnh chụp năm 1990)
Đến giữa năm 1988, lần đầu tiên ông đến châu Âu, lưu lại đây ba tuần, rồi đến ở Kenya trong năm tuần để gặp gỡ nhiều thân nhân bên họ nội, đây là lần đầu tiên họ gặp nhau. Năm 1992, Obama trở lại Kenya với hôn thê, Michelle, và em gái Auma, rồi đến Kenya lần thứ ba vào tháng 8/2006 để thăm nơi sinh trưởng của cha, một ngôi làng gần Kisumu, phía tây Kenya.
Cuối năm 1988, Obama vào Trường Luật Harvard, rồi được chọn làm biên tập viên cho tờ Harvard Law Review vào cuối năm thứ nhất, và chủ tịch của tờ tạp chí vào năm học thứ hai. Vào những dịp hè, ông trở về Chicago, làm việc tại công ty luật Sidley Austin năm 1989, và Hopkins & Sutter năm 1990. Sau khi tốt nghiệp năm 1991 với văn bằng tiến sĩ (J. D.) hạng ưu từ Harvard, ông về Chicago. Obama là người da đen đầu tiên được bầu vào chức chủ tịch tạp chí Harvard Law Review nên đã gây nhiều chú ý, nhờ đó mà có được hợp đồng cho một quyển sách viết về mối quan hệ chủng tộc, được phát triển thành một cuốn hồi ký, xuất bản vào giữa năm 1995 với tựa đề Dreams from My Father.
Ông phục vụ ba nhiệm kỳ đại diện cho Hạt 13 tại Thượng viện Tiểu bang Illinois từ năm 1997 đến 2004. Năm 2000, ông ứng cử vào Viện Dân biểu Hoa Kỳ nhưng thất bại.
Năm 2004, Obama gây tiếng vang toàn quốc khi đọc bài diễn văn then chốt tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ vào tháng 7, sau đó vào tháng 11, ông đắc cử vào Thượng viện Hoa Kỳ.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống khởi đầu từ năm 2007, đến năm 2008, Obama thắng sít sao Hillary Rodham Clinton để nhận sự đề cử của Đảng Dân chủ. Ông “đánh bại” ứng cử viên Cộng hòa John McCain trong cuộc tổng tuyển cử, và tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ ngày 20/1/2009. Chín tháng sau, Obama được trao giải Nobel Hòa bình.
Nguồn Viêt Q.vn
Người trong nghề chỉ ra chỗ nguy hiểm tiềm tàng của Formosa
Bài viết sau đây của tác giả Thành Nam, một doanh nhân Khoáng sản và Luyện kim, bài được gửi cho trang boxitvn .
Nếu buộc Formosa phải tách kim loại nặng ra khỏi chất thải thì Formosa sẽ lỗ vốn và sẽ phải đóng cửa. Nếu xả thải trên cạn, chi phí vận tải chất thải là 30 tỷ VND/tháng, quá lớn. Nếu tống tất cả ra biển: toàn bộ cá Biển Đông sẽ tuyệt chủng.
Nhà máy gang thép Formosa- Hà Tĩnh
Với kinh nghiệm một doanh nghiệp đã từng làm về khoáng sản và luyện kim chúng tôi có một số nhận xét về Formosa như sau :
Với sản lượng thép của Formosa là 7.1 triệu tấn/năm. Vậy Formosa sẽ phải thải ra môi trường xung quanh một lượng chất thải rắn thấp nhất là 7,1 triệu tấn/năm, tức 600.000 tấn/tháng.
Thành phần của chất thải bao gồm: Đất đá + Các kim loại nặng ngoài sắt + Phốt pho, lưu huỳnh + hóa chất để lọc quặng. (Xin bạn hãy lưu ý: Trong quặng sắt bao giờ cũng chỉ có trên 50% là sắt còn lại là các tạp chất khác).
Nếu bố trí một mặt bằng rất lớn ở trên cạn và thành lập những núi thải lớn, thì Formosa cũng phải bố trí một đoàn xe hùng hậu để chở thải đi đổ, chi phí cho vận tải chất thải là 30 tỷ VND/tháng.
Nếu tống tất cả ra biển, chưa bàn đến ô nhiễm biển, cũng chưa tính toán kỹ các dòng hải lưu sẽ mang đi thì chỉ trong vài tháng, biển Hà Tĩnh chúng ta sẽ lội tới đầu gối. Cá chết ở miền Trung chỉ là chuyện nhỏ mà toàn bộ Biển Đông cá sẽ tuyệt chủng.
Nếu buộc Formosa phải tách các kim loại nặng & phốt-pho lưu huỳnh ra khỏi chất thải thì Formosa sẽ lỗ vốn và phải đóng cửa ngay sau khi có lệnh ban bố của Nhà nước.
Còn một vấn đề khác hết sức nghiêm trọng mà tôi thấy hình như người Việt Nam chưa ai quan tâm, đó là: Nếu để làm ra 7.1 triệu tấn thép trong một năm, vậy mỗi năm Formosa cần phải đốt hết, thấp nhất là 4 triệu tấn than cốc. Cả một lượng khí CO2 khổng lồ thải ra trên bầu trời Việt Nam, không biết Nhà nước tính toán tới vấn đề này chưa, và Formosa đã có hạn ngạch thải khí CO2 với quốc tế chưa?
Nếu buộc Formosa đóng cửa ngay lúc này, Nhà nước phải bồi thường 28 tỷ USD, đối với Việt Nam chúng ta là một việc quá sức vì hiện nay chúng ta đang phải đi vay mới để đảo nợ cũ.
Có 03 điểm tôi xin lưu ý bạn đọc là:
1- Bản chất của ngành luyện kim từ quặng là: Trong quặng kim loại, có rất nhiều các thành phần kim loại nặng khác nhau, người ta chỉ luyện, lọc ra loại kim loại có hàm lượng cao nhất, còn các kim loại khác có hàm lượng thấp sẽ là phế thải đổ đi.
2- Các kim loại nặng nếu được cô đọng thành thỏi sẽ không gây hại cho người. Nếu ở dạng các nguyên tử và trộn lẫn các tạp chất khác thì lại là thứ hết sức độc hại.
3- Ngành luyện kim không thể thu hồi tất cả các kim loại từ một chất quặng, nếu doanh nghiệp nào làm được việc đó thì cũng đồng nghĩa với sập tiệm.
Điều khôn ngoan nhất đối với Nhà nước hiện nay là: Hủy bỏ xả thải của Formosa ra biển, tập kết nó về một bãi. Đó là thứ vật liệu làm gạch không nung và làm đường rất tốt.
Nhà nước cần phải công bố công khai toàn văn: Bản thỏa thuận môi trường giữa Formosa và phía Nhà nước.
Theo quan điểm của tôi: Nước thải trong ngành luyện thép không phải là vấn đề quan trọng, vì nó chỉ là thứ nước tuần hoàn, dùng để làm mát hệ thống vỏ lò, sau một thời gian đóng cặn, người ta mới thải đi.
Vấn đề nghiêm trọng là: Cả một khối lượng khổng lồ chất thải rắn, mà từ khi Formosa bắt đầu hoạt động và thải ra. Khối lượng nó là bao nhiêu? Hiện nó đang nằm ở đâu? Sau khi kiểm tra, số lượng ấy đã thu lại được bao nhiêu và còn thiếu bao nhiêu? Nếu còn thiếu bao nhiêu chưa gom lại được, tức là nó đang nằm tại đáy biển bấy nhiêu. Cần phải hướng điều tra vào việc này.
Còn một vấn đề nữa: Tới đây Chính phủ cần phải kiểm soát chặt: Nguồn quặng đầu vào hàng tháng (Không phải thứ quặng sắt nào cũng được phép đưa vào luyện thép).
Thực tế thị trường quặng sắt VN mấy năm vừa qua cho thấy: Các thương lái TQ họ cương quyết không mua những loại quặng sắt có hàm lượng Lưu huỳnh, phốt pho và Asen cao, để đem về nước, vì TQ cấm.
Qua sự kiện Formosa, chúng ta nhận ra một điều là Chính phủ có vẻ rất ngây thơ trong vấn đề kiểm soát môi trường trong các dự án Đầu tư nước ngoài.
Thành Nam
Theo boxitvn.blogspot.com
Tổng thống Obama thăm Việt Nam, hơn 1.000 người tháp tùng, bao trọn 6 khách sạn
Công tác chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam đã được thực hiện bảo mật tối đa và tính chuyên nghiệp cao. Hơn 1.000 người sẽ tháp tùng Tổng thống Obama bao gồm quan chức chính phủ, nhân viên, tùy tùng, doanh nghiệp, lực lượng an ninh và cả mật vụ.

Ngày 16-5, nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận lịch trình thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama có thay đổi. Theo đó, chuyên cơ Air Force One sẽ đến sân bay Nội Bài rạng sáng 23-5 và rời Việt Nam chiều 25-5.
Nguồn tin riêng cho biết có trên 1.000 người sẽ tháp tùng Tổng thống Obama bao gồm quan chức chính phủ, nhân viên, tùy tùng của tổng thống, doanh nghiệp, lực lượng an ninh và cả mật vụ.
Bao trọn gói hơn 6 khách sạn
Do số người khá đông nên phía Mỹ dự định thuê khoảng 6 khách sạn trở lên để lưu trú.
Sáng 16-5, bà Lisa Wishman, tùy viên báo chí của Đại sứ quán Mỹ, cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ tháp tùng Tổng thống Obama trong chuyến thăm lần này, nhưng đệ nhất phu nhân Michelle Obama và các con không có kế hoạch thăm Việt Nam.
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, trong số các quan chức cấp cao tháp tùng Tổng thống Obama chắc chắn có bà Susan Rice – cố vấn an ninh quốc gia Mỹ. Ông Michael Froman, đại diện thương mại Mỹ, nhiều khả năng sẽ tham gia cùng các quan chức cấp cao ở nhiều bộ ngành khác.
Bà Lisa Wishman cho biết thêm hiện lịch trình của ông Obama chưa được hoàn tất, hai bên vẫn còn đang họp bàn để quyết định lịch trình chính thức cuối cùng.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, lãnh đạo hai bên sẽ thảo luận các phương thức thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân, quyền con người, tôn giáo, các vấn đề quốc tế và khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Lãnh đạo hai nước dự kiến cũng trao đổi về lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ, chẳng hạn như năng lượng hạt nhân dân sự. Ngoài ra, Mỹ mong muốn có một tuyên bố với Việt Nam về hợp tác chống các tác động của biến đổi khí hậu.
Trước đó theo thông báo của Nhà Trắng, trong các cuộc gặp và sự kiện ở Hà Nội và TP.HCM, Tổng thống Obama sẽ thảo luận tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay.
Ngoài ra, Tổng thống Obama sẽ gặp các thành viên của Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI), doanh nghiệp và cộng đồng kinh tế.
Đưa đến vài trăm tấn thiết bị
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, từ nhiều ngày qua các đoàn phụ trách an ninh và phục vụ hậu cần trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama đã qua lại làm việc rất nhiều lần với phía Việt Nam để bàn các vấn đề liên quan đến phương thức đón tiễn, đến chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama.
Theo nguồn tin này, đã có ba chuyến bay bằng máy bay vận tải C-17 Globemaster III (có khả năng chở đến hơn 77 tấn hàng hóa), mỗi chuyến chở vài chục tấn hàng hóa, trang thiết bị hậu cần phục vụ hoạt động của đoàn Tổng thống Obama đến sân bay Nội Bài (Hà Nội).
Nguồn tin tiết lộ các máy bay C-17 sẽ chở trực thăng, xe của tổng thống, xe cho một số thành viên chủ chốt trong đoàn, xe đặc chủng bảo vệ đoàn, xe cứu thương, trang thiết bị, vũ khí phục vụ an ninh, bảo vệ và thông tin.
Ngoài ra, phía Mỹ cũng sẽ đưa đầu bếp và thực phẩm riêng đến Việt Nam để phục vụ chuyến thăm lần này.
Chuyến bay C-17 gần nhất đến Nội Bài cách đây vài ngày mang theo 53 tấn hàng hóa, trang thiết bị. Nguồn tin này cũng cho biết toàn bộ ba chuyến bay C-17 đến Việt Nam chỉ mang thiết bị hậu cần, chưa chở xe hay máy bay trực thăng Marine One chuyên chở Tổng thống Obama đến Việt Nam.
“Từ nay đến khi đoàn Tổng thống Obama sang ít nhất sẽ có 4 máy bay C-17 nữa mang thêm nhiều thiết bị chuẩn bị cho chuyến viếng thăm. Trực thăng và các xe chở tổng thống cùng các xe của đoàn hộ tống sẽ sang cuối cùng” – nguồn tin này khẳng định.
Công tác kiểm tra và giám sát an ninh tại khu vực nhà khách VIP A và vị trí dự kiến đậu của máy bay Air Force One đã được Trung tâm an ninh hàng không sân bay quốc tế Nội Bài phối hợp cùng các bên liên quan kiểm tra, giám sát cực kỳ nghiêm ngặt.
Theo Tuổi Trẻ