Tất nhiên tôi không có ý định kể lại câu chuyện trong phim Giải Cứu Binh Nhì Ryan của đạo diễn Steven Spielberg, do diễn viên Tom Hanks thủ vai chính.
Và tôi cũng không muốn làm công việc của một người phê bình điện ảnh để phân tích xem phim hay, dở thế nào.
Nhưng từ lâu tôi vẫn ôm ấp ý định viết về bộ phim nổi tiếng này, bởi vì ở Việt Nam, thời chiến tranh chống Mỹ cũng từng có một câu chuyện mang một thứ triết lý nhân bản kiểu như vậy nhưng lại là một thứ nhân bản lộn đầu. Nó bị đẻ ngược, với hai chân ra trước. Nó là một thứ nhân bản màu máu, mang diện mạo của “chiến tranh nhân dân” trong khi thứ nhân bản trong phim Giải Cứu binh Nhì Ryan có màu xanh của biển cả và bầu trời.
Chuyện giải cứu binh nhì Ryan xảy ra vào giữa năm 1944 trong Thế chiến thứ 2 khi quân Mỹ đổ bộ lên vùng Normandy nước Pháp. Một biệt đội gồm 8 người do đại uý Miller chỉ huy được thành lập chỉ để đi giải cứu một anh binh nhì tên là Ryan theo lệnh của Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa kỳ, tướng Marshall.
Ryan là đứa con cuối cùng còn sống sót của một bà mẹ đã có ba đứa con trai chết trận. Vì thế bằng mọi giá phải đem Ryan trở về với người mẹ đau khổ ấy.
Trong cuộc giải thoát này, sáu người trong số tám người của biệt đội do đại uý Miller chỉ huy đã chết, trong đó có Miller. Biệt đội chỉ còn lại 2 người nhưng họ đã đem được người chiến sĩ dũng cảm: binh nhì Ryan về với mẹ.
Câu chuyện ở Việt Nam thì ngược lại. Nó xảy ra trong một hang đá ở xã Quế Tân thuộc tỉnh Quang Nam mùa đông năm 1969.
Trong cái hang đá kinh hoàng ấy cũng có một người mẹ tên Lê Thị Nghê 32 tuổi và một đứa con trai tên Lê Tân, 3 tháng tuổi.
Lính Mỹ càn quét qua làng Quế Tân. Thông thường thì trong những trường hợp như thế người dân thường bồng bế nhau chạy về thành phố lánh nạn. Nhưng hôm đó những người du kích Việt cộng đã buộc dân cùng họ chạy trốn vào hang Hòn Kẽm ẩn núp. Bé Lê Tân (con của bà Lê Thị Nghê) đói sữa khóc liên tục không cách gì dỗ cho nín.
Sợ bị lộ, những người du kích đã gây áp lực để bà Nghê giết chết con mình.
Nếu những người lính Mỹ trong biệt đội của đại uý Miller đã hy sinh để bảo vệ đứa con trai của một bà mẹ đau khổ, thì ở cái hang Hòn Kẽm này, những người du kích đã buộc người mẹ phải giết con mình để cho họ được sống.
Đó là thứ đạo lý gì vậy? Sao nó lại từng được ca ngợi như một “huyền thoại mẹ”, được “cải biên” thành một sự hy sinh thần thánh của người mẹ Việt Nam anh hùng “vì đại nghĩa mà giết chết con mình”?
Báo Tuổi Trẻ Online số ra ngày 09/6/2008 đã viết lại vụ này ở góc độ là: Chính dân làng trốn trong hang đã khuyên bà Nghê hy sinh đứa con để cứu mọi người.
Nhưng đoạn văn sau đây đã để lộ sơ hở:
“Súng vẫn nổ, mọi người ngồi trong hang cứ nghĩ lính biệt kích Mỹ đang đến gần hang rồi. Lúc này mọi người ngậm ngùi đành nghe theo mấy anh du kích, lại động viên cô Năm: “Thôi cô hi sinh đứa con đi…!”.
Bà Năm hôn núm ruột đang khóc: “Mẹ không bao giờ bỏ con, nhưng vì để cứu dân làng, con phải ra đi…”. Sau khi cháu tắt thở, bà cởi chiếc áo trong người đùm con lại. Bà bế thi thể của con, bò lên khỏi miệng hang về hướng tây 100m, mặc cho mưa rơi, mặc cho đạn pháo bắn rền vang, bà dùng hai tay móc đất ướt lạnh để an táng con mình.”
Sơ hở thứ nhất:
-Rõ ràng là bà Nghê không tự nguyện giết con mà là dân làng “đành nghe theo các anh du kích” làm áp lực buộc bà Nghê giết con.
Sơ hở thứ hai:
ác
Bà Nghê hoàn toàn có thể “ra khỏi hang 100 mét để dùng tay móc đất đào huyệt chôn con” điều đó chứng tỏ bà không sợ lính Mỹ giết (vì họ giết bà để làm gì?).
Từ khi bà Nghê bồng xác con ra khỏi hang, đi 100 mét, cho đến khi đào xong một cái huyệt bằng tay không xong, cũng mất ít nhất một tiếng đồng hồ. Điều đó chứng tỏ lính Mỹ còn ở xa. Và rõ ràng rằng lúc ấy, thay vì giết con, bà hoàn toàn có thể bế con đi ẩn náu một chỗ khác để tiếng khóc của cháu bé khỏi gây nguy hiểm cho mấy anh du kích. Hơn nữa, với đứa bé 3 tháng tuổi trên tay, bà hoàn toàn có thể đi về làng, chẳng những không bị ai giết mà có khi mẹ con bà còn được giúp đỡ.
Vậy thì tại sao bà phải giết con?
Đó chỉ có thể là do một quyết định man rợ.
Đó là một quyết định hèn nhát và phi nhân tính.
Và sự kiện ấy đã nói lên một chi tiết rất cay đắng, đó là: những người du kích không dám cho dân làng bỏ đi vì họ cần một đám đông quần chúng để trà trộn vào.
Người mẹ “huyền thoại” ấy đến nay vẫn còn sống: quắt queo, tàn héo và đói rách. Không một ai đoái hoài, không một chút tiền trợ cấp, không một lời xin lỗi.
Bài báo nêu trên cũng đã viết về gia đình người mẹ ấy hiện nay như sau:
“Bây giờ con trai của bà Năm đã ra đi gần 40 năm và 33 năm đất nước thanh bình. Gần 200 người dân thôn Trà Linh ngày ấy bây giờ nhân lên gấp ba, đời sống tuy nghèo nhưng vẫn còn may mắn hơn bà Năm. Con gái còn lại – chị Lê Thị Liên – có chồng, có một con trai, bây giờ cũng nghèo lắm. Hiện nay vợ chồng chị lên tận Nông trường Phước Đức, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) nhận chăm sóc khoán 4ha cao su. Vì xa quá anh chị cũng ít khi về thăm mẹ.
Bà Năm giờ ở một mình trong căn nhà tạm của con gái. Hiện nay bà đang bị nhiều bệnh và sống dưới mức nghèo khổ. Ngoài sự giúp đỡ của bà con lối xóm cùng chạy trú trong hang thời đó thì bà không được Nhà nước trợ cấp một chút gì. Có mấy lần chị Liên làm đơn xin trợ cấp cho mẹ, nhưng ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp đều trả lời “không biết xếp mẹ con bà vào diện chính sách gì”.
Vì ám ảnh triền miên, nhiều năm qua tâm trí bà tỉnh điên lẫn lộn. Chiếc khăn của đứa con ngày xưa, đến nay bà vẫn còn giữ và coi đó là “báu vật” bất ly thân. Đêm cũng như ngày, khi không tỉnh bà bế chiếc khăn đó hát ru. Rồi có những khi bà đốt nhang, một mình vào rừng, miệng nói lẩm bẩm đi tìm mộ con. Nhưng mộ con của bà đã mất dấu tích sau khi an táng do mưa quá lớn.”
*
Câu chuyện “Giải cứu binh nhì Ryan” và câu chuyện “Đêm kinh hoàng ở Hòn Kẽm” là hai bi kịch chiến tranh rất thảm thương và khốc liệt. Nhưng triết lý nhân bản trong hai câu chuyện đã khác nhau như ánh sáng và bóng tối.
Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào trên mặt đất này, trách nhiệm của người lính là bảo vệ dân chứ không phải là buộc dân giết con để bảo vệ mình.
Và tự cổ chí kim, người lớn luôn đùm bọc, bảo vệ trẻ em chứ không phải trẻ em phải chết để bảo vệ người lớn.
Những người “giải phóng” Việt Nam đã không hề thấy xấu hổ về câu chuyện ở Hòn Kẽm mà còn ca ngợi nó như một thứ “lương tâm của thời đại”.
Đó là thứ lương tâm của loài sinh vật nào vậy?
ĐÀO HIẾU
(Trích trong tập tiểu luận “MẶT ĐẤT VẪN RUNG CHUYỂN”)
Buồn quá buồn quá buồn quá !!!!!
Riêng câu nầy xin viết lại cho rõ hơn, để làm rõ nghĩa, để độc giả đọc đến đâu là hiểu đến đó :
“…những người du kích không dám cho dân làng bỏ đi vì họ cần một đám đông quần chúng để trà trộn vào.”
xin thêm :
“…những người du kích không dám cho dân làng bỏ đi vì họ cần một đám đông quần chúng để họ có thể trà trộn vào đám đông đó.”
…dù phải ĐỐT CHÁY cả dãy Trường-Sơn thì đã sao.!!!???./ để…để…để…….
Lương tâm của loài sinh vật nào ư? Xin thưa, loài chó cũng không tàn ác như vậy, nếu không phải là chó điên. Đó chỉ có thể là “chó săn”, viết tắt là…
Thật đau xót…những người du kích ấy bây giờ họ đâu…Còn sống hay chết hết cả rồi…Làm sao có thể chết hết được, vì đã có dân làng bao bọc che trở mà…
Vậy sao lại nỡ để cho một bà mẹ đau khổ chồng chất thế…đau khổ vì giết con, mất con…đau khổ vì sự hy sinh của con trai bà, tình mẫu tử đoạn tuyệt thật vô nghĩa…
Thật ngậm ngùi xót thương..Đất nước hòa bình, xã hội tiến lên, các cán bộ du kích bây giờ chắc có người làm quan to…không ai còn nhớ.
Anh Đào Hiếu nhớ…Ngành LĐTB XH đã xác minh chưa…?
Tôi thấy nghẹn cổ cho Bà Mẹ …điên. Chắc Bà không chết nổi để chờ lương tâm của những người du kích …chờ xã hội…
Pingback: Giải cứu binh nhì Ryan (Đào Hiếu) | Ngoclinhvugia's Blog
Có thể bà ấy đã có những ngôn ngữ hành động không coi trọng nhà nước (về sau nầy, sau khi đứa con đã chết).
Hoặc có thể bà đã thóa mạ …
Thế nên Bà đã không được nằm trong diện chăm sóc nào của chế độ nhà nước …
+ Các con đi chiến đấu rồi chết, cơn đau của Mẹ Thứ còn được an ủi mãi mãi bởi đồng bào, đồng đội, tượng đài và với thời gian qua đi theo năm tháng … Ngược hoàn toàn 180 độ với cơn đau của bà Mẹ nầy càng chồng chất theo thời gian suốt cuộc đời hễ Bà còn sống với sự lạnh nhạt của xã hội cùng chiếc khăn của đứa con 3 tháng tuổi bị giết chết không mong muốn …
Bất kể những luận điểm chính trị, xã hội cổ kim đông tây, ĐÂY LÀ BÀ MẸ VĨ ĐẠI NHẤT CỦA NHÂN LOẠI, VỚI TƯ CÁCH LÀ CON NGƯỜI.
Nước mắt tôi tuôn trào khi gõ những dòng nầy.
@ Le Minh thanh: Cả hai giả thiết đó có lẻ không đúng. Bởi nếu họ công nhận, thì khác nào họ thừa nhận chính du kích góp phần vào giết dân thường mà lâu nay họ ra rả bảo chiến đấu cho dân
Hai giả thiết của tôi :
“Có thể bà ấy đã có những ngôn ngữ hành động không coi trọng nhà nước (về sau nầy, sau khi đứa con đã chết).
Hoặc có thể bà đã thóa mạ …”
Nếu đã không đúng, không có chuyện ấy.
Thì nhà nước có trách nhiệm phải công nhận đứa bé ấy danh hiệu Liệt Sĩ.
Bà Nguyễn Thị Định đã từng giải quyết (qua rất nhiều tranh cãi) danh hiệu Liệt sĩ với một nông dân Nam bộ; ông ấy là dân thường không hề dính líu đến tổ chức, ngày kia bất ngờ bắt gặp một du kích VC đang bị thương và bị phía địch rượt đuổi truy sát; ông cõng người du kích ấy cùng chạy trốn; và sau cùng ông bị bắn chết. Ông được công nhận Liệt Sĩ.
Thằng bé đã là một công dân VN, hiện diện trên chiến trường VN.(Lê Văn Tám cũng là một trẻ chưa thành niên được gọi là Anh Hùng). Nó phải được bình đẳng đối xử, chứ đừng nói chi như ông Đào Hiếu “người lớn luôn đùm bọc, bảo vệ trẻ em”.
Những gì mà người ta dành cho nó, nếu nó chưa tiếp nhận được thì người Mẹ của nó tiếp nhận.
Tôi một kẻ tầm thường còn nhìn ra chuyện ấy, sao những đỉnh cao trí tuệ không động não !!
Thật chua chát, cay đắng cho Bà Mẹ !
Và không còn lời để nói về những đỉnh cao trí tuệ !!
Bà mẹ vĩ đại? Bà mẹ khốn nạn nhất hành tinh thì có!
Pingback: Đào Hiếu – Giải cứu binh nhì Ryan của Mỹ và chuyện người mẹ bị ép phải giết con của Việt Nam | CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HOA KỲ
Tôi thấy tác giả đang có vấn đề về nhận thức
1. Mặc định rằng “Thông thường thì trong những trường hợp như thế người dân thường bồng bế nhau chạy về thành phố lánh nạn.” + “Lính Mỹ không giết hại dân thường”
Bạn quên rằng thời chiến có hai vùng kiểm soát, nếu dân chúng ở vùng MTGP kiểm soát, ủng hộ MTGP thì lính Mỹ sẵn sàng “bắn bất cứ thứ gì chuyển động” + “Mỹ Lai chỉ là một trong hàng trăm vụ tương tự” (Noam Chomsky)
==> việc hàng trăm người dân phải trốn trong hang núi nhằm tránh sự tàn sát của lính Mỹ là có khả năng xảy ra
2. Quá câu nệ câu chữ, nhất lại là ngôn ngữ báo chí khi xác định tính chất sự việc.
Ngay cả việc chấp nhận ngôn ngữ này như một chứng cớ thì bạn đã cố tình cắt xén chi tiết “Sau hai ngày [nhấn mạnh] Sáu Tiền chết do Mỹ giết, đêm đó bà Năm hôn núm ruột đang khóc: “Mẹ không bao giờ bỏ con,…”, tức là bà giết con hai ngày sau khi “Súng vẫn nổ, mọi người ngồi trong hang cứ nghĩ lính biệt kích Mỹ đang đến gần hang rồi”
Bạn cố gán ép chữ “Sau khi cháu tắt thở” nghĩa là “ngay lập tức sau khi cháu bé tắt thờ” nên mới có kiểu suy luận “Từ khi bà Nghê bồng xác con ra khỏi hang, đi 100 mét, cho đến khi đào xong một cái huyệt bằng tay không xong, cũng mất ít nhất một tiếng đồng hồ. Điều đó chứng tỏ lính Mỹ còn ở xa”.
Đâu nhất thiết sau khi cháu bé chết bà lập tức bế con đi ra khỏi hang?!
Chắc bạn ở lâu bên đó quên rằng chữ “sau khi” trong tiếng Việt không có nghĩa là “ngay lập tức sau đó”
3. Ban chỉ thấy mấy anh du kích muốn sống mà ko thấy hàng trăm dân làng cũng muốn sống, mấy anh du kích ko chỉ muốn mình sống mà muốn cả dân làng đều sống và bản thân bà mẹ cũng muốn sống
Giải cứu Ryan chỉ là phim. Đời khác nhiều. Rất khắc nghiệt. Đôi khi là sự lựa chọn giữa cái riêng và cái chung. Sinh mạng của bạn, của đứa con khác của bạn, của hàng trăm người khác – đặt bạn trong trường hợp đó bạn sẽ lựa chọn gì? Và cái đó liệu chúng ta có quyền phán xét?
Thọ Đăng Nguyễn hoạnh họe nhăng nhít, không đáng quan tâm.
Về “Giải cứu Ryan”, dù chỉ là phim, nhưng những con người thiếu nhân bản không bao giờ làm được bộ phim như vậy. Hơn nữa, nó lấy tư liệu thật từ chiến dịch Normandy của Đồng Minh.
Hãy tiếp xúc với người Mỹ, và sống với họ, bạn sẽ thấy đa số họ thực sự nhân hậu, không giống tí nào với cái kiểu tỏ ra nhân hậu của CSVN.
cảm ơn bạn Thọ Đăng Nguyễn vì những lời bạn phân tích mình thấy rất đúng, người Việt Nam mình luôn để người mất ở trong nhà 3, 4 ngày là chuyện bình thường bởi họ còn lưu luyến chứ chẳng ai mang chôn luôn cả và trong trường hợp người sống còn nhiều lưu luyến hơn nữa. người viết bài có cách suy luận thật lạ, Quân Mỹ đi càn còn tính đến di chuyển lên thành phố thì chỉ có những người làm tay sai bán nước. Mình nghĩ chính sách không đi đến được từng người cũng có thể xảy ra nhưng không phải vì thế mà mỗi chúng ta có cái nhìn tiêu cực bài báo đã đăng từ năm 2008, mình hi vọng mẹ đã nhận được sự hỗ trợ khi chúng ta còn chưa biết đến bài báo này
Thảm sát MỸ LAI thì nhân hậu lắm nhỉ? ??
Bài viết này của ĐH.hay và thâm thúy qúa !
Có điều là những gì thuật lại trong chuyện nói trên đã xảy ra đúng quy trình,
nhất là tuân theo ngay chóc cái “triết lý thực dụng trắng trợn” của các tổ sư
CS.: Bất cứ cái gì mà đem lại lợi ích cho cách mạng là đạo đức (HCM.) và
nếu có lợi cho cách mạng thi cũng phải thoả hiệp với kẻ cướp (Lenin).
Câu cuối này đang được chứng minh khi thoả hiệp với giặc Tàu xâm lược !
Reblogged this on Nhà Sách Nhơn Trạch Đồng Nai.
Pingback: Giải cứu binh nhì Ryan | Conglyvasuthat's Blog
Xin lỗi tôi không biết gì về Việt Nam từ lâu rồi. Rất ngạc nhiên về tác giả và bài viết với nội dung này. Chuyện này có thật sao ? Xin ngã mũ trước người viết. Và tự hỏi ở một xã hội thoái hoá, băng hoại, việc tìm hiểu cặn kẻ, công khai hoá những chuyện trái nhân tính này có được chấp thuận bởi nhà cầm quyền hay không ? Hỏi và không chờ đợi câu trả lời. Một chính quyền trưởng thành, vững chắc, tự tin, được tín nhiệm bởi đa số dân chúng mới đủ sức mạnh nhìn nhận sự thật.
Tôi đã đọc chuyện này trên báo Tuổi Trẻ và cũng có nhận định: Những dân làng ở vùng du kích chiếm đóng nếu lính Mỹ đến họ hợp tác thì người Mỹ không bao giờ giết họ. Nhiều người đem vụ Mỹ Lai ra minh chứng thì đó chỉ là trường hợp cá biệt do một số ít người Mỹ bị nổi điên vì cộng sản trà trộn trong dân, lấy dân làm vật che chắn người Mỹ không phân biệt được ai là dân ai là du kích nên một số ít đó nổi giận giết sạch, đốt sạch. Tuy nhiên, chuyện này hiếm. Đa số dân quê đều chạy về thành phố vì ở với một chính quyền ít tàn bạo hơn vẫn tốt hơn hơn nữa trên danh nghĩa họ là công dân VNCH nên chính phủ VNCH sẽ bảo vệ họ và thực tế như thế . Người cộng sản nhất là đám du kích ngày xưa, nếu bạn không theo họ (dù bạn cũng không làm việc cho chính phủ) thì bạn là phản động, kẻ thù và sẽ bị trừ khử không thương tiếc. Tôi có bà con sống trong vùng du kích, cộng sản chiếm đóng nên biết. Dù bà con tôi chỉ muốn yên ổn làm ăn, làm nông mà sống thì cũng khó với mấy ông đó lắm. Họ đến tuyên truyền chống Mỹ cứu nước này nọ, nhà có con trai thì họ dụ đi du kích không đi chỉ muốn làm nông thì kêu là hèn nhác, có tư tưởng tay sai. Rất khổ, người dân ở giữa hai làn đạn. Nên trong trường hợp này (vụ Hòn Kẽm), nếu cả làng không theo du kích, người Mỹ vào làng chỉ thấy đàn bà trẻ em thì họ sẽ lục soát thôi và nếu thấy thanh niên thì họ sẽ bắt về tra khảo rồi thả. Nhưng khổ là những làng có cộng sản về hoạt động rồi thì rất khó mà không theo cộng sản. Họ nói gì cũng phải nghe nếu không khó bảo toàn tính mạng và làm ăn. Tóm lại, nếu miền bắc không phát động cuộc chiến tranh gọi là Giải phóng miền Nam (theo lệnh của Liên Xô, Trung quốc) thì chiến tranh VN đã không xảy ra và sẽ không có những câu chuyện thương tâm và một xã hội băng hoại đạo đức, tham nhũng, thối nát, lòng người mất niềm tin, giáo dục kỳ lạ như hiện nay.