LẠC ĐƯỜNG (kỳ cuối) – Một đời không bến bờ

Tóm lược: ĐÂY LÀ TRÍCH ĐOẠN CUỐI CÙNG, KẾT THÚC CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LÝ TƯỞNG CỦA MỘT CHÀNG TRAI TRẺ.

ĐI TÌM LÀ QUYỀN CỦA MỘT CON NGƯỜI. TÌM GẶP RỒI TỪ BỎ CŨNG LÀ QUYỀN CỦA MỘT CON NGƯỜI. GIỐNG NHƯ KẺ LÊN RỪNG TÌM MỘT CỤM LAN, ĐƯỢC THÌ ĐEM VỀ NHƯ MỘT BÁU VẬT, KHÔNG ĐƯỢC THÌ VỀ TAY KHÔNG, NẾU CHẲNG MAY BỊ HỔ BÁO XÉ XÁC THÌ MẤT MẠNG.

TÔI GHI LẠI CUỘC HÀNH TRÌNH NÀY KHÔNG PHẢI ĐỂ KHOE KHOANG VÌ NÓ CHẲNG ĐƯỢC TÍCH SỰ GÌ NGOÀI NHỮNG THƯƠNG TÍCH VÀ MẤT MÁT – MÀ MẤT MÁT LỚN NHẤT CÓ LẼ LÀ CÁI CHẾT ĐAU KHỔ CỦA MẸ TÔI – VÌ THẾ TÔI RẤT MONG QUÝ VỊ ĐỌC NÓ NHƯ MỘT CÂU CHUYỆN BUỒN. NẾU CÓ BẠN TRẺ NÀO TÌM THẤY Ở ĐÂY MỘT VÀI KINH NGHIỆM SỐNG THÌ ĐÃ LÀ NIỀM AN ỦI CHO TÁC GIẢ.

ĐEM TUỔI TRẺ CỦA MÌNH NÉM VÀO CUỘC BỂ DÂU PHI NGHĨA LÀ MỘT QUYẾT ĐỊNH LIỀU LĨNH, NHƯNG VIẾT NÊN TÁC PHẨM LẠI LÀ CẢ MỘT CÔNG TRÌNH LAO ĐỘNG NHỌC NHẰN, ĐẦY NƯỚC MẮT.

GIỜ THÌ TÔI CHỈ MUỐN THU MÌNH LẠI ĐỂ NUÔI NHỮNG CHÚ MÈO HOANG MÀ TÔI ĐÃ NHẶT ĐƯỢC TỪ CÁT BỤI. TÔI KHÔNG MƯU CẦU GÌ, CHỈ XIN ĐƯỢC CÁM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ BỎ CHÚT THÌ GIỜ THEO DÕI VÀ BÌNH LUẬN, CHO DÙ ĐÓ LÀ NHỮNG LỜI KHEN HAY CHÊ TRÁCH.

DÙ SAO, HOÀN THÀNH ĐƯỢC TÁC PHẨM CŨNG LÀ MỘT HẠNH PHÚC RẤT LỚN.

TÁC PHẨM NÀY ĐƯỢC CÔNG BỐ LẦN ĐẦU TIÊN NĂM 2007 TRÊN TRANG WEB TALAWAS CỦA NHÀ VĂN PHẠM THỊ HOÀI (CHLB ĐỨC), SAU ĐÓ ĐƯỢC TRANG WEB “VIET STUDIES” CỦA GIÁO SƯ TRẦN HỮU DŨNG (HOA KỲ) ĐĂNG SONG SONG, RỒI ĐƯỢC ĐÀI BBC GIỚI THIỆU QUA MỘT BÀI PHỎNG VẤN DÀI 20 PHÚT. TIẾP ĐẾN LÀ NHÀ XUẬT BẢN “KIM THƯ PRODUCTION” IN VÀ TÁI BẢN TẠI HOA KỲ. Ở VIỆT NAM CŨNG ĐƯỢC NHÀ XUẤT BẢN “GIẤY VỤN” CỦA BÙI CHÁT IN VÀ PHỔ BIẾN RỘNG RÃI TRONG XÃ HỘI.

MỘT LẦN NỮA TÔI XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN CÁC CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG VÀ XUẤT BẢN ĐÃ GIÚP TÁC PHẨM “LẠC ĐƯỜNG” ĐẾN VỚI NHIỀU NGƯỜI ĐỌC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.

*

Trích đoạn cuối:

MỘT ĐỜI KHÔNG BẾN BỜ    

Chợt tôi thấy thiên thu là

Một đường không bến bờ

(Trịnh Công Sơn)

Năm sáu mươi tuổi tôi khởi sự viết tự truyện này. Sáu mươi là tuổi “nhĩ thuận” nhưng lỗ tai tôi nghe cái gì cũng trái, con mắt nhìn cái gì cũng thấy có gai. Tôi đi chùa trong gần một năm, học theo Nam Tông, đọc Trung Bộ Kinh, Bát Chánh Đạo, luyện Tứ Niệm Xứ…nhưng mỗi sáng giở tờ báo ra, đọc vài cái tít lớn là vứt đi vì ngày nào cũng tràn ngập chuyện vớ vẩn, chuyện tham ô, chuyện lừa đảo. Viết lách thì như bồi bút.

Buổi tối bật tivi lên. Lại nói dối. Nói dối trên nền nhạc Richard Clayderman. Quanh năm suốt tháng cứ Clayderman. Lại trái cái lỗ tai. Không thể “nhĩ thuận” được, bèn đi học thiền. Học không được, bỏ lên núi với Dã Nhân và chú mọi nhỏ.

Dã Nhân gầy đét như một cây khô, mặt sạm như đá núi, lòng lạnh như tro tàn. Chú mọi nhỏ thì như con nai con, chạy nhảy, cười nói lí lắc.

Ba người ngồi trong cái am nhỏ, mây núi chập chùng, cũng thấy lòng rũ bỏ được vài phân trần thế.

Buổi trưa tôi thường đi bắt bọ rùa với thằng nhỏ. Nó hỏi tôi tại sao con bọ rùa người ta lại gọi là ladybird? Tôi nói ban đầu là chữ ladybug. Bug là con bọ, nhưng rồi có người đọc trại thành bird cho nên mới có từ ladybird. Giải thích cho vui, không chắc đã đúng như vậy. Nhưng chú mọi nhỏ rất tin vào lời giải thích đó.

Thường thì tôi và Dã Nhân hay ngồi uống rượu với nhau trên một hòn đá phẳng, dưới một tán lá. Chúng tôi uống rượu thay cho ngồi thiền. Không ai nói gì nữa vì đã nói quá nhiều rồi. Muốn thu mình lại như con sâu, trốn trong vỏ cây. Muốn như con sóc nhỏ đi kiếm hạt dẻ trong đống lá mục. Muốn như con chim đơn độc trong kẽ lá…

Ta về rừng,

mình mọc đầy lông như con khỉ già.

Bứt quả xanh, một quả ăn, một quả để dành

Để dành cho chú mọi nhỏ.

*

Ta về rừng rửa lòng dưới thác

Giũ bỏ ký ức trong ngọn gió núi

Tim trống không như thung lũng hoang tàn

Đập mãi một nhịp buồn như tiếng mõ.

*

Ta về rừng dạo chơi trên lá khô

Tâm dừng lại trú trong từng bước nhỏ

Bàn chân đặt trên đá đen ngày nọ

Da khô, từng trải một đời buồn

*

Gót nứt nẻ trầm luân

trên mặt đất mênh mông

Hai tay trắng không cầm kiếm

Hai tay trắng đã từng ôm ảo vọng

Khóc giữa cơn mưa dài

Uống rượu say mèm trong những chiều phai

*

Ta về rừng không tu, không đọc kinh

Ta tìm lại cái ta lênh đênh

Lòng như đám mây bay qua ghềnh  thác

Lòng như ngọn gió đầu truông ngơ ngác.

*

Ta về rừng sống hoang dã

Sống như cái cây, sống như hòn đá

Cây im lìm, đá cũng không nói

Sớm mai thức dậy nghe tiếng chim kêu

Nghe tiếng rừng gọi, nghe như ai gọi.

*

Ai gọi ta, hỡi rừng rất xa?

Ai gọi ta về? Gọi ta về nhà?

Nán lại một giây cùng chú mọi nhỏ

Nán lại để bắt con bọ rùa đó

Nán lại để chờ cánh hoa sắp nở

Rồi ta sẽ về,

Rồi ta sẽ về.

Viết xong ngày 14.11.2007 tại Saìgòn.

ĐÀO HIẾU

 

3 comments on “LẠC ĐƯỜNG (kỳ cuối) – Một đời không bến bờ

  1. Tuổi Lục Tuần-tuổi đã tròn THỌ ?Khởi sự viết thoải mái Tự Truyện …Viết đỡ buồn -tự vui với mình… Viết”Nhân tình thế thái” để quên…
    ……Lỡ còn buồn -VỀ Rừng đi tìm…-”Dã Nhân-Mọi nhỏ”-hai tên VUI BUỒN…Tìm BỌ RÙA-Sờ mình Tròn-Mượt láng thấy thích dễ thương bởi Tròn?
    …..Tròn như BẢO HIỂM-cái Nón!Tròn như THẦY CHÙA-cái đầu láng lẩy…”Ta VỀ Rừng”RỒI ở đây…Thành KHỈ GIÀ Sống”Lẻ bầy đàn…gì đây ÔI TRỜI…ĐIỀU HÁO của tôi đang LẠC ĐƯỜNG !?”

  2. ”Ta về Rừng”ăn gì cũng nhớ…Chút để dành chừa cho Mọi nhỏ…Ăn quả xanh chừa trái chín đỏ…Vàng hườm hườm cũng cất chờ cho…”Ta về Rừng” Tim đập như Mõ…Buông Ký Ức xuống thung lũng xưa…Thả mình vào ngọn thác Nhung Nhớ…Chân dạo chơi quanh Núi đầy gió…”Ta về Rừng”sống cảnh đơn sơ…Cây che Thân chỗ ngồi Tảng Đá…Khát nước suối-đói lượm hái quả Ngủ giấc đã thức dậy cười khà…{Ô…giấc Mơ qua…?}

  3. Có bao giờ Bác và Dã Nhân đàm luận về Bát Nhã Tâm Kinh ?. Nếu có xin Bác hãy viết về cuộc đàm luận đó.

Bình luận về bài viết này