ĐÀO HIẾU – Nhật ký Mèo – kỳ 20

VỪNG XEM TV

Vừng coi TV

ÔNG NGOẠI TRỞ VỀ

(20/6/2018)

Chưa có chuyến trở về nào lại hồi hộp như chuyến này, bởi vì tôi không biết lũ mèo còn mất thế nào, chúng còn nhớ tôi không, những đứa trẻ như Xíu, Mướp, Vừng vẫn đang ở nhà hay đã bỏ đi trước sự xâm nhập thô bạo của đám thợ sơn?

Máy bay từ Tokyo về đến Tân Sơn Nhất lúc 10 giờ 45 phút tối, làm thủ tục hải quan xong, đi taxi về đến nhà hơn 12 giờ khuya.

Trước khi mở cổng, tôi nhìn quanh gốc cây bàng trước nhà, thấy trống trơn. Meo meo mấy tiếng cũng chẳng thấy con mèo hoang nào xuất hiện.

Vừa mở cổng, thấy có con mèo lạ chạy vụt ra, biến mất trong bóng tối.

Tôi vứt mẹ hành lý ở phòng khách, gọi tên từng đứa cháu ngoại, nhưng chẳng thấy đứa nào ló mặt.

Đến từng chỗ nằm quen thuộc của chúng thì thấy Xíu và Mướp nhưng không có Vừng. Sốt cả ruột, không biết hỏi ai, nên tôi phải tự đi tìm. Bà xã nói: “Gần một giờ sáng rồi, anh ăn chút gì đi. Sáng mai hãy tìm.” Nhưng tôi không đợi được.

Mỗi khi đi đâu xa, tôi vẫn thường lo cho con Vừng vì nó xuất thân từ giang hồ và trong nhà nó chỉ thương mỗi mình tôi nên gặp cú sốc nó rất dễ bỏ đi.

Thế là cái đầu nhiều tưởng tượng của tôi hình dung ra đủ thứ tình huống.

Trong 30 giây tôi biến thành kẻ  tâm thần.

Hai giờ khuya, bất chấp cuộc hành trình dài nửa vòng trái đất, ngồi thức trắng suốt 21 tiếng đồng hồ trên máy bay của Japan Airlines chỉ với hạt hạnh nhân và rượu saké, tôi quên cả mệt mỏi, đi lang thang trong khu cư xá vắng tanh, tay thì rọi đèn pin vào các bụi rậm, các ngóc ngách, miệng thì kêu meo meo, với hy vọng mong manh là nhìn thấy cái bóng màu vàng cùng khuôn mặt rất ngây thơ và đôi mắt buồn, đang thu mình trong một lùm cây nào đó.

Meo meo!

Những tiếng gọi lạc lõng, tan vỡ trong đêm tối. Những bước chân khua động, đơn độc giữa khuya khoắt.

Những người dân phòng thấy kẻ lạ lang thang trong cư xá lúc nửa đêm thì rọi đèn pin.

-Ai đó?

-Chú đây mà.

-Chú đi tìm mèo hả? Hơi đâu mà tìm. Nó đi theo cái, sáng nó về.

Tôi mệt lả. Vừa buồn ngủ vừa đói. Tôi đành quay về, uống một lúc hai viên thuốc ngủ.

*

Sáng hôm sau, con Vừng vẫn không về. Bà xã và lũ con đều nói: “Tới bữa nó vẫn về ăn mà.” Nhưng tôi biết chắc đó là một con mèo khác, một chú mèo hoang có bộ lông giống như nó, chứ không phải nó, vì lúc trưa chính tôi đã nhìn thấy con mèo hoang đó lén vô nhà để ăn những miếng cá thừa của Xíu và Mướp bỏ lại. Nó cũng quen với tôi, cũng chịu cho tôi vuốt ve, nhưng nó không phải là Vừng.

Vừng đối với tôi rất quan trọng tuy nó không phải là loại mèo quý hiếm đắt tiền như Russian Blue giá 500 đô la, mèo Serengeti 2.000 đô, mèo Safari 8.000 đô hay mèo Savannah 22.000 đô… Nó chỉ là một con mèo bình thường mà tôi đã nhặt từ bãi rác về nuôi, nếu đem bán chỉ được chừng 100 ngàn đồng (5 đô la), người ta mua để giết thịt. Nhưng Vừng đối với tôi còn thân thiết hơn ruột thịt. Bởi vì tôi đã nuôi nó từ khi còn là đứa hài nhi lạc loài, côi cút.

Nuôi được một năm, khi nó trở thành chàng trai đẹp đẽ, thì nó và những con mèo hoang khác bị bọn trộm mèo rượt đuổi trong một vụ càn quét kinh hoàng. Nhiều con mèo đã bị bắt bỏ bao bố đem đi làm thịt, nhưng tôi vẫn hy vọng Vừng đã chạy thoát được.

Tôi đi tìm nó khắp nơi, trong nhiều ngày. Cuối cùng, lúc đã hết hy vọng, thì tôi lại gặp nó từ trong ống cống chui ra.

Nhưng từ đó nó rất sợ con người. Gặp bất cứ ai nó cũng chạy trốn. Trừ tôi. Tôi là chỗ dựa duy nhất của đời nó. Không có tôi nó sẽ biến thành kẻ “trôi sông lạc chợ”, nó sẽ thất lạc trong cõi đời hỗn độn này, nó thiếu kinh nghiệm để đối phó với những hiểm ác của chốn giang hồ. Không cha không mẹ, tôi là người thân duy nhất của nó. Và tôi yêu nó xót xa vì nó là đứa trẻ tội nghiệp nhất.

Vì thế mà lần này tôi cứ đi tìm. Đi tìm. Đi tìm. Bờ sông. Xó chợ. Ngõ hẻm. Bãi rác. Gầm cầu…

Ba ngày đã trôi qua. Một buổi sáng tôi đi chợ mua cá về cho Xíu và Mướp. Vì cá không được tươi nên tôi phai chiên lên, chúng mới chịu ăn. Tôi hỏi bà xã:

-Dầu ăn em để đâu vậy?

-Kệ bếp sát đất. Kế bên cái bình ga.

Đó là ngăn tủ bà xã tôi đựng cả mấy chục chai dầu ăn mà bà mua trong các đợt khuyến mãi.

Tôi mở cánh cửa tủ ra, cúi xuống ngăn cuối cùng để lấy một chai, thì thấy thấp thoáng phía sau những chai dầu màu vàng là một bộ lông mèo quen thuộc. Tôi vuốt ve nó và gọi:

-Vừng ơi! Ông ngoai đây con! Ông ngoại tìm con mấy bữa nay khắp nơi. Ông ngoại tưởng con đã chết rồi.

Tôi nuôi mèo đã nhiều năm và chưa từng thấy có con mèo nào chảy nước mắt. Nhưng chắc chắn con Vừng đã nhiều lần nhìn thấy tôi khóc.

Tôi ôm nó trước ngực. Nó ốm nhom vì đói và run rẩy vì sợ hãi hay vì xúc động tôi không biết, nhưng tôi nghe tiếng nó rên rỉ nho nhỏ như tiếng khóc, tiếng trách móc, hơn dỗi. Tôi cảm nhận rất rõ sự rung động của hai thân xác, hai sinh vật, hai đứa con của tạo hoá đang ôm ấp nhau, che chở cho nhau sau một thời gian dài xa cách.

20.ÔNG NGOẠI TRỞ VỀ

20/6/2018

Chưa có chuyến trở về nào lại hồi hộp như chuyến này, bởi vì tôi không biết lũ mèo còn mất thế nào, chúng còn nhớ tôi không, những đứa trẻ như Xíu, Mướp, Vừng vẫn đang ở nhà hay đã bỏ đi trước sự xâm nhập thô bạo của đám thợ sơn?

Máy bay từ Tokyo về đến Tân Sơn Nhất lúc 10 giờ 45 phút tối, làm thủ tục hải quan xong, đi taxi về đến nhà hơn 12 giờ khuya.

Trước khi mở cổng, tôi nhìn quanh gốc cây bàng trước nhà, thấy trống trơn. Meo meo mấy tiếng cũng chẳng thấy con mèo hoang nào xuất hiện.

Vừa mở cổng, thấy có con mèo lạ chạy vụt ra, biến mất trong bóng tối.

Tôi vứt mẹ hành lý ở phòng khách, gọi tên từng đứa cháu ngoại, nhưng chẳng thấy đứa nào ló mặt.

Đến từng chỗ nằm quen thuộc của chúng thì thấy Xíu và Mướp nhưng không có Vừng. Sốt cả ruột, không biết hỏi ai, nên tôi phải tự đi tìm. Bà xã nói: “Gần một giờ sáng rồi, anh ăn chút gì đi. Sáng mai hãy tìm.” Nhưng tôi không đợi được.

Mỗi khi đi đâu xa, tôi vẫn thường lo cho con Vừng vì nó xuất thân từ giang hồ và trong nhà nó chỉ thương mỗi mình tôi nên gặp cú sốc nó rất dễ bỏ đi.

Thế là cái đầu nhiều tưởng tượng của tôi hình dung ra đủ thứ tình huống.

Trong 30 giây tôi biến thành kẻ  tâm thần.

Hai giờ khuya, bất chấp cuộc hành trình dài nửa vòng trái đất, ngồi thức trắng suốt 21 tiếng đồng hồ trên máy bay của Japan Airlines chỉ với hạt hạnh nhân và rượu saké, tôi quên cả mệt mỏi, đi lang thang trong khu cư xá vắng tanh, tay thì rọi đèn pin vào các bụi rậm, các ngóc ngách, miệng thì kêu meo meo, với hy vọng mong manh là nhìn thấy cái bóng màu vàng cùng khuôn mặt rất ngây thơ và đôi mắt buồn, đang thu mình trong một lùm cây nào đó.

Meo meo!

Những tiếng gọi lạc lõng, tan vỡ trong đêm tối. Những bước chân khua động, đơn độc giữa khuya khoắt.

Những người dân phòng thấy kẻ lạ lang thang trong cư xá lúc nửa đêm thì rọi đèn pin.

-Ai đó?

-Chú đây mà.

-Chú đi tìm mèo hả? Hơi đâu mà tìm. Nó đi theo cái, sáng nó về.

Tôi mệt lả. Vừa buồn ngủ vừa đói. Tôi đành quay về, uống một lúc hai viên thuốc ngủ.

*

Sáng hôm sau, con Vừng vẫn không về. Bà xã và lũ con đều nói: “Tới bữa nó vẫn về ăn mà.” Nhưng tôi biết chắc đó là một con mèo khác, một chú mèo hoang có bộ lông giống như nó, chứ không phải nó, vì lúc trưa chính tôi đã nhìn thấy con mèo hoang đó lén vô nhà để ăn những miếng cá thừa của Xíu và Mướp bỏ lại. Nó cũng quen với tôi, cũng chịu cho tôi vuốt ve, nhưng nó không phải là Vừng.

Vừng đối với tôi rất quan trọng tuy nó không phải là loại mèo quý hiếm đắt tiền như Russian Blue giá 500 đô la, mèo Serengeti 2.000 đô, mèo Safari 8.000 đô hay mèo Savannah 22.000 đô… Nó chỉ là một con mèo bình thường mà tôi đã nhặt từ bãi rác về nuôi, nếu đem bán chỉ được chừng 100 ngàn đồng (5 đô la), người ta mua để giết thịt. Nhưng Vừng đối với tôi còn thân thiết hơn ruột thịt. Bởi vì tôi đã nuôi nó từ khi còn là đứa hài nhi lạc loài, côi cút.

Nuôi được một năm, khi nó trở thành chàng trai đẹp đẽ, thì nó và những con mèo hoang khác bị bọn trộm mèo rượt đuổi trong một vụ càn quét kinh hoàng. Nhiều con mèo đã bị bắt bỏ bao bố đem đi làm thịt, nhưng tôi vẫn hy vọng Vừng đã chạy thoát được.

Tôi đi tìm nó khắp nơi, trong nhiều ngày. Cuối cùng, lúc đã hết hy vọng, thì tôi lại gặp nó từ trong ống cống chui ra.

Nhưng từ đó nó rất sợ con người. Gặp bất cứ ai nó cũng chạy trốn. Trừ tôi. Tôi là chỗ dựa duy nhất của đời nó. Không có tôi nó sẽ biến thành kẻ “trôi sông lạc chợ”, nó sẽ thất lạc trong cõi đời hỗn độn này, nó thiếu kinh nghiệm để đối phó với những hiểm ác của chốn giang hồ. Không cha không mẹ, tôi là người thân duy nhất của nó trên cõi đời này. Và tôi yêu nó xót xa vì nó là đứa trẻ tội nghiệp nhất.

Vì thế mà lần này tôi cứ đi tìm. Đi tìm. Đi tìm. Bờ sông. Xó chợ. Ngõ hẻm. Bãi rác. Gầm cầu…

Ba ngày đã trôi qua. Một buổi sáng tôi đi chợ mua cá về cho Xíu và Mướp. Vì cá không được tươi nên tôi phai chiên lên, chúng mới chịu ăn. Tôi hỏi bà xã:

-Dầu ăn em để đâu vậy?

-Kệ bếp sát đất. Kế bên cái bình ga.

Đó là ngăn tủ bà xã tôi đựng cả mấy chục chai dầu ăn mà bà mua trong các đợt khuyến mãi.

Tôi mở cánh cửa tủ ra, cúi xuống ngăn cuối cùng để lấy một chai, thì thấy thấp thoáng phía sau những chai dầu màu vàng là một bộ lông mèo quen thuộc. Tôi vuốt ve nó và gọi:

-Vừng ơi! Ông ngoai đây con! Ông ngoại tìm con mấy bữa nay khắp nơi. Ông ngoại tưởng con đã chết rồi.

Tôi nuôi mèo đã nhiều năm và chưa từng thấy có con mèo nào chảy nước mắt. Nhưng chắc chắn con Vừng đã nhiều lần nhìn thấy tôi khóc.

Tôi ôm nó trước ngực. Nó ốm nhom vì đói và run rẩy vì sợ hãi hay vì xúc động tôi không biết, nhưng tôi nghe tiếng nó rên rỉ nho nhỏ như tiếng khóc, tiếng trách móc, hơn dỗi. Tôi cảm nhận rất rõ sự rung động của hai thân xác, hai sinh vật, hai đứa con của tạo hoá đang ôm ấp nhau, che chở cho nhau sau một thời gian dài xa cách.

20.ÔNG NGOẠI TRỞ VỀ

20/6/2018

Chưa có chuyến trở về nào lại hồi hộp như chuyến này, bởi vì tôi không biết lũ mèo còn mất thế nào, chúng còn nhớ tôi không, những đứa trẻ như Xíu, Mướp, Vừng vẫn đang ở nhà hay đã bỏ đi trước sự xâm nhập thô bạo của đám thợ sơn?

Máy bay từ Tokyo về đến Tân Sơn Nhất lúc 10 giờ 45 phút tối, làm thủ tục hải quan xong, đi taxi về đến nhà hơn 12 giờ khuya.

Trước khi mở cổng, tôi nhìn quanh gốc cây bàng trước nhà, thấy trống trơn. Meo meo mấy tiếng cũng chẳng thấy con mèo hoang nào xuất hiện.

Vừa mở cổng, thấy có con mèo lạ chạy vụt ra, biến mất trong bóng tối.

Tôi vứt mẹ hành lý ở phòng khách, gọi tên từng đứa cháu ngoại, nhưng chẳng thấy đứa nào ló mặt.

Đến từng chỗ nằm quen thuộc của chúng thì thấy Xíu và Mướp nhưng không có Vừng. Sốt cả ruột, không biết hỏi ai, nên tôi phải tự đi tìm. Bà xã nói: “Gần một giờ sáng rồi, anh ăn chút gì đi. Sáng mai hãy tìm.” Nhưng tôi không đợi được.

Mỗi khi đi đâu xa, tôi vẫn thường lo cho con Vừng vì nó xuất thân từ giang hồ và trong nhà nó chỉ thương mỗi mình tôi nên gặp cú sốc nó rất dễ bỏ đi.

Thế là cái đầu nhiều tưởng tượng của tôi hình dung ra đủ thứ tình huống.

Trong 30 giây tôi biến thành kẻ  tâm thần.

Hai giờ khuya, bất chấp cuộc hành trình dài nửa vòng trái đất, ngồi thức trắng suốt 21 tiếng đồng hồ trên máy bay của Japan Airlines chỉ với hạt hạnh nhân và rượu saké, tôi quên cả mệt mỏi, đi lang thang trong khu cư xá vắng tanh, tay thì rọi đèn pin vào các bụi rậm, các ngóc ngách, miệng thì kêu meo meo, với hy vọng mong manh là nhìn thấy cái bóng màu vàng cùng khuôn mặt rất ngây thơ và đôi mắt buồn, đang thu mình trong một lùm cây nào đó.

Meo meo!

Những tiếng gọi lạc lõng, tan vỡ trong đêm tối. Những bước chân khua động, đơn độc giữa khuya khoắt.

Những người dân phòng thấy kẻ lạ lang thang trong cư xá lúc nửa đêm thì rọi đèn pin.

-Ai đó?

-Chú đây mà.

-Chú đi tìm mèo hả? Hơi đâu mà tìm. Nó đi theo cái, sáng nó về.

Tôi mệt lả. Vừa buồn ngủ vừa đói. Tôi đành quay về, uống một lúc hai viên thuốc ngủ.

*

Sáng hôm sau, con Vừng vẫn không về. Bà xã và lũ con đều nói: “Tới bữa nó vẫn về ăn mà.” Nhưng tôi biết chắc đó là một con mèo khác, một chú mèo hoang có bộ lông giống như nó, chứ không phải nó, vì lúc trưa chính tôi đã nhìn thấy con mèo hoang đó lén vô nhà để ăn những miếng cá thừa của Xíu và Mướp bỏ lại. Nó cũng quen với tôi, cũng chịu cho tôi vuốt ve, nhưng nó không phải là Vừng.

Vừng đối với tôi rất quan trọng tuy nó không phải là loại mèo quý hiếm đắt tiền như Russian Blue giá 500 đô la, mèo Serengeti 2.000 đô, mèo Safari 8.000 đô hay mèo Savannah 22.000 đô… Nó chỉ là một con mèo bình thường mà tôi đã nhặt từ bãi rác về nuôi, nếu đem bán chỉ được chừng 100 ngàn đồng (5 đô la), người ta mua để giết thịt. Nhưng Vừng đối với tôi còn thân thiết hơn ruột thịt. Bởi vì tôi đã nuôi nó từ khi còn là đứa hài nhi lạc loài, côi cút.

Nuôi được một năm, khi nó trở thành chàng trai đẹp đẽ, thì nó và những con mèo hoang khác bị bọn trộm mèo rượt đuổi trong một vụ càn quét kinh hoàng. Nhiều con mèo đã bị bắt bỏ bao bố đem đi làm thịt, nhưng tôi vẫn hy vọng Vừng đã chạy thoát được.

Tôi đi tìm nó khắp nơi, trong nhiều ngày. Cuối cùng, lúc đã hết hy vọng, thì tôi lại gặp nó từ trong ống cống chui ra.

Nhưng từ đó nó rất sợ con người. Gặp bất cứ ai nó cũng chạy trốn. Trừ tôi. Tôi là chỗ dựa duy nhất của đời nó. Không có tôi nó sẽ biến thành kẻ “trôi sông lạc chợ”, nó sẽ thất lạc trong cõi đời hỗn độn này, nó thiếu kinh nghiệm để đối phó với những hiểm ác của chốn giang hồ. Không cha không mẹ, tôi là người thân duy nhất của nó trên cõi đời này. Và tôi yêu nó xót xa vì nó là đứa trẻ tội nghiệp nhất.

Vì thế mà lần này tôi cứ đi tìm. Đi tìm. Đi tìm. Bờ sông. Xó chợ. Ngõ hẻm. Bãi rác. Gầm cầu…

Ba ngày đã trôi qua. Một buổi sáng tôi đi chợ mua cá về cho Xíu và Mướp. Vì cá không được tươi nên tôi phai chiên lên, chúng mới chịu ăn. Tôi hỏi bà xã:

-Dầu ăn em để đâu vậy?

-Kệ bếp sát đất. Kế bên cái bình ga.

Đó là ngăn tủ bà xã tôi đựng cả mấy chục chai dầu ăn mà bà mua trong các đợt khuyến mãi.

Tôi mở cánh cửa tủ ra, cúi xuống ngăn cuối cùng để lấy một chai, thì thấy thấp thoáng phía sau những chai dầu màu vàng là một bộ lông mèo quen thuộc. Tôi vuốt ve nó và gọi:

-Vừng ơi! Ông ngoai đây con! Ông ngoại tìm con mấy bữa nay khắp nơi. Ông ngoại tưởng con đã chết rồi.

Tôi nuôi mèo đã nhiều năm và chưa từng thấy có con mèo nào chảy nước mắt. Nhưng chắc chắn con Vừng đã nhiều lần nhìn thấy tôi khóc.

Tôi ôm nó trước ngực. Nó ốm nhom vì đói và run rẩy vì sợ hãi hay vì xúc động tôi không biết, nhưng tôi nghe tiếng nó rên rỉ nho nhỏ như tiếng khóc, tiếng trách móc, hơn dỗi. Tôi cảm nhận rất rõ sự rung động của hai thân xác, hai sinh vật, hai đứa con của tạo hoá đang ôm ấp nhau, che chở cho nhau sau một thời gian dài xa cách.

By daohieu Posted in Chưa phân loại

1 comments on “ĐÀO HIẾU – Nhật ký Mèo – kỳ 20

  1. Bản thân Mèo Vừng chẳng đáng là bao! Nhưng với Ngoại yêu thương đó gia tài! Nhặt được từ ống Cống bùn sình lầy!Đem về chăm sóc nâng niu trên tay.
    Xa chủ nhân Mèo Vừng thấy sợ hãi!… Những người lạ mặt cứ ra vào nhà…Trốn ẩn thân nơi xó bếp an toàn.?Vẫn trong nhà quen thuộc của chủ nhân….
    Không nơi nào bình yên cho Mèo Vừng!Ngoài ngôi nhà chủ nhân Mèo yêu thương.Mèo Vừng quen nơi tin tưởng khát muốn.Được mãi mãi gần gũi chủ nhân ông!Người nó biết chắc ”Thương nó không ruồng rẫy?”
    Trốn chờ Ngoại về Mèo Vừng âm thầm.Đợi mỏi mòn trong sợ hãi lo lắng…Nhà chủ nhân thay đổi gì QUÁ ĐỘNG?!Trong khờ khạo Mèo Vừng chỉ biết Ngóng…”Ôi sao Ngoại lâu về…Có chuyện gì xảy ra cho Ông..?!”

Bình luận về bài viết này