Đào Hiếu – NHỮNG CÁI BỌC NY-LÔNG

v 02

Hôm nay, trong bữa cơm trưa, cháu nội nói:

-Hồi sáng cô giáo con tìm thấy một ổ mèo trong tủ của lớp học. Mèo mẹ và bốn mèo con mới sinh. Cô giáo bắt bốn con mèo con bỏ bịch ny-lông, túm lại rồi đem đi.

-Đem đi đâu?

-Con không biết.

Phía sau trường là một nhánh sông. Những đứa bé sơ sinh ấy đã bị thả xuống sông hay ném vào bãi rác? Hay đặt dưới gốc cây bên lề đường? Bây giờ chúng đang ở đâu? Còn sống hay đã chết?

Còn mèo mẹ thì sao? Nó mất con. Nó đang đi tìm, đang kêu khóc hay đang chui vào xó xỉnh nào để trốn con người?

Hàng ngày, trên cái đất nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu này, đến con người còn bị cướp đất, mất nhà cửa, mất ruộng vườn, mất nơi sinh sống huống chi là mèo. Hàng ngày có biết bao nhiêu con mèo con chưa mở mắt, chưa biết ăn, bị bỏ bao ny-lông đem đi như thế? Chúng bị rứt ra khỏi vú mẹ, triệt nguồn sữa…

Và hàng ngày có bao nhiêu mèo mẹ bị mất con như thế?

Buổi tối, tôi đem câu chuyện của cháu nội, kể cho một người bạn. Anh là một trí thức nghèo, vì từng đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nên bị mất việc, bị theo dõi sát nút, không thể làm ăn gì được để kiếm tiền nuôi gia đình, đành phải chạy xe ôm. Mỗi ngày anh kiếm được trên dưới 100 ngàn thì trích ra một nửa để dành gởi cho gia đình chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị giam trong tù.

Anh chỉ cho tôi một kinh nghiệm “giải quyết” những con mèo con bị bỏ rơi:

-Nếu không tìm được người nhận nuôi, tốt nhất là đem chúng vào các CÔNG VIÊN CÓ NHIỀU CÂY XANH, BỤI RẬM, HOẶC ĐEM VÀO SỞ THÚ MÀ THẢ. Hàng ngày những người đi bộ thấy chúng đói, sẽ đem thức ăn đến cho chúng ăn. Tôi đã từng chứng kiến những hình ảnh cảm động ấy.

Đó là một ý hay, tôi viết ra đây để các bạn tham khảo và tìm cách cứu vớt lũ trẻ khi bắt gặp chúng bị bỏ rơi. Tuy nhiên có mấy vấn đề RẤT QUAN TRỌNG cần làm sau đây:

1/Nếu gặp những con mèo con đã mở mắt và biết ăn thức ăn thì đem chúng vào thả trong công viên có nhiều bụi rậm là tốt nhất.

2/Nếu gặp những con mèo chưa mở mắt và chưa biết ăn thì chỉ còn cách chịu khó đem về nhà nuôi chúng cho tới khi chúng mở mắt và biết ăn cơm (khoảng chừng một tháng) thì hãy đem thả chúng.

3/Sau khi thả, hàng ngày bạn nên đến thăm chừng xem chúng có còn đó không, nhớ mang theo thức ăn, bạn cho chúng ăn để tập thói quen cho chúng và cho những người đi tập thể dục sáng như bạn. Nếu chúng biến mất thì bạn nên chịu khó đi tìm, chắc chắn chúng sẽ luẩn quẩn đâu đó vì chúng còn quá nhỏ không thể đi xa được.

4/Khi đã tạo được thói quen thì chúng ta có thể yên tâm, và coi như chúng đã được cứu sống đến 80 phần trăm.

5/Ở các nước văn minh Âu Mỹ, nhiều người còn viết thư cho tôi, kể rằng ngoài việc hàng ngày họ đem thức ăn vào công viên cho mèo, chồn…họ còn tìm cách bẫy chúng để đem đi triệt sản rồi thả về lại nơi ở cũ. Nếu chúng ta chưa đủ điều kiện thì cứ tạm bằng lòng với việc cứu sống chúng cái đã.

Xin các bạn, ai có lòng yêu thú vật, hãy quan tâm. Chúc các bạn “có duyên” với những đứa trẻ bất hạnh, làm phước cứu vớt chúng.

Xin đa tạ.

6 comments on “Đào Hiếu – NHỮNG CÁI BỌC NY-LÔNG

  1. Đọc xong bài viết ý nhị, nhân bản,liên tưởng đến một chuyện ,tôi hỏi con gái : còn nhớ chuyện bố thả con vịt ? nó gật đầu.Lần đó có con vịt con nở ra từ vĩ trứng lộn.Mấy trứng còn lại được đem phơi nắng cho chóng có thêm vịt con ;nào dè dòi lúc nhúc …
    Khỏi nói ,đứa bé đang học lớp hai thích thú biết chừng nào.Nó loay hoay chăm nom vịt hàng ngày , trong khi vịt cũng mau trọng trọng.Một hôm tôi quyết định đem thả ra hồ trong công viên gần nhà khi thấy vịt đi quặt quẹo…
    Đứa nhỏ khóc đòi vịt làm tôi phải dẩn ra chổ vịt được thả dỗ dành: vịt sẽ về đây khi lớn lên.Nó tin ngay,bớt khóc.Nhiều lần ra hồ ,nó cứ hỏi vịt đâu ? Tôi đành qua quít: có lẽ nó bay đi nơi khác rồi,tay tôi chỉ ra giửa hồ nơi có những loài thủy cầm ngụp lặn,bay lượn….

    Cảm ơn Người viết.

  2. Nhà tôi không nuôi mèo , nhưng chỗ tôi ở rất nhiều mèo hoang . Sau bữa cơm tối tôi thường lấy cơm và thức ăn thừa chộn vào 1 bát nhôm để ngoài sân , đem nào mèo cũng về ăn sạch làm tôi thấy rất vui .

  3. Kính gửi anh Xuan,
    Việc anh làm rất có ý nghĩa, tôi rất vui vì có người đồng cảm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân, tôi mong anh lưu ý mấy điểm sau:
    1/Nếu một ngày nào đó cái bát nhôm biến mất thì có nghĩa là những người bán ve chai đã lấy để bán theo phế liệu. Anh nên thay bằng chén đất nung hoặc cái gáo dừa thì họ sẽ không lấy mất.
    2/Anh nên rình xem có đúng là lũ mèo đã ăn hay những con chó của hàng xóm ăn.
    3/Anh nên thường xuyên dọn vệ sinh quanh chỗ mèo ăn (xương cá, rác…) để hàng xóm khỏi than phiền.
    Cám ơn anh nhiều.

  4. Những BỌC TÚI NI LÔNG Gói Mèo! Những Mèo SỐNG-CHẾT nằm chèo queo!SỐNG ÈO UỘT-Co quắp buồn thiu!”MÈO CHẾT-Ai khóc thương giùm Mèo?!”Mèo khỏe Sống-Vuốt ve thương yêu…Bộ LÔNG óng mướt mềm dễ yêu…Đôi mắt xanh biếc-Tinh quái Mèo…Râu vểnh miệng nhỏ bé xiu xíu…Nói chung MÈO loại DỄ THƯƠNG DỄ YÊU…”BẮT CHUỘT quậy phá ĐỠ PHIỀN NHIỄU…Bớt tiếng Rúc Rích ĐỠ KHÓ CHỊU?BỰC MÌNH Mèo RƯỢNG-Nhưng không nhiều?Thương Mèo NHẶT NUÔI-Tay Nhân từ…Mèo CHẾT Chôn cất cho TỬ TẾ..Đó như LÀM PHƯỚC-Chút chuyện nhỏ?”Làm SẠCH MÔI TRƯỜNG-Quanh CHỖ Ở???”

  5. Mười năm trước xóm tôi có con mèo hoang, tướng mạo hom hem bẩn thỉu. Đêm nó kêu gào như tiếng khóc trẻ thơ nghe thảm thương lắm. Tiếng thét gào làm tôi bối rối mất tập trung nhưng không biết làm sao ngoài cái việc ẩn nhẩn chịu đựng. Nửa đêm hôm đó xảy ra chuyện khi chú mèo đột nhập vào nhà qua cửa sổ mở. Chú mèo bị mọi người vây kín, kẻ chỗi lông gà người thước bảng quyết xua đuổi nhưng lại kéo bít cửa sổ kiếng khiến chú mèo vì không lối thoát mà phải chui rúc cố thủ trong khe cửa giống như gã trộm mắc kẹt giữa bụi tre gai ! Thấy tình thế bế tắc đáng thương của chú mèo, tôi bảo mọi người tránh ra để tôi xử lý. Giải pháp của tôi đơn giản là dùng cây chọt từ phía trong kẹt khiến lão mèo phải quay đầu thoát ra được qua khe hở rất hẹp. Cứ thế chú mèo phóng qua cửa sổ rồi chạy bay trên mái nhà hàng xóm lẩn váo bóng đêm.
    Sáng sớm hôm sau, khi tôi lên sân thượng tưới cây thì lại nghe tiếng gào to từ nóc nhà hàng xóm. Tiếng kêu lớn dần, rồi lớn thêm nữa nhưng không gào thét dữ dằn hoang dã mà chỉ như tiếng kêu cứu, van nài không dứt. Tôi lấy làm lạ quay lại thì thấy chú mèo hướng cài nhìn khẩn khoản vào tôi, cái nhìn hiền lành thân thiện đến lạ kỳ. Đầu chú mèo áp xuống sát mái nhà giống như các chú mèo nhà đang sà vào lòng chủ nũng nịu, còn tiếng kêu thì nhỏ dần như thỏ thẻ với người thân. Tôi thảng thốt nhận ra chú mèo đang muốn nói với tôi điều gì. À đúng rồi, chú muốn nói lời cám ơn tôi đã cứu mạng chú đêm qua. Tôi vừa giải mã được tín hiệu vui, lòng cảm thấy rưng rưng, lại còn định bụng quay phim để giữ lại khoảnh khắc ấy. Nhưng khi tôi cầm máy trở lại thì chú đã từ từ lùi xa. Từ đó đến nay đã hơn mười năm tôi không còn nghe thấy hình bóng và tiếng kêu não ruột ấy lần nào nữa. Đêm đêm và sáng sáng tôi vẫn cứ mãi trông chờ nghe tiến meo meo hoang dại và thân thiện của chú. Mà cứ phải chờ hoài cho một lần tái ngộ..

Bình luận về bài viết này