Vân Tiên ngồi núp bụi môn…

Xưa có chàng thư sinh tên là Lục Vân Tiên, văn võ song toàn, trên đường ra kinh ứng thí chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang uy hiếp một chiếc kiệu. Lúc ấy Lục Vân Tiên đi hai tay không nên chàng bèn bẻ cành cây làm vũ khí đánh đuổi bọn cướp, giải cứu người ngồi trong kiệu.

Khi bọn cướp tháo chạy, Vân Tiên đến gần chiếc kiệu thì mới biết người mình vừa cứu là một tiểu thư tên Nguyệt Nga.

Đó là đoạn đầu câu chuyện được kể trong tác phẩm Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Bây giờ chúng ta thử giả định hai tình huống khác  cho câu chuyện này xem sao.

 TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT:

Mặc dù Vân Tiên “văn võ song toàn”, dư sức đánh đuổi bọn cướp, nhưng vì muốn cầu an nên phớt lờ bỏ đi, mặc cho Nguyệt Nga kêu khóc cầu cứu. Chàng ta tiếp tục lên đường ra kinh ứng thí và đậu trạng nguyên. Trong trường hợp này thì ông trạng nguyên ấy là người tốt hay người xấu?

 TÌNH HUỐNG THỨ HAI:

Vân Tiên không xông vào cứu Nguyệt Nga, Vân Tiên cũng không phớt lờ bỏ đi, nhưng Vân Tiên lại “ngồi núp bụi môn” chờ cho bọn cướp Phong Lai lột sạch vòng vàng, nhẫn kim cương, bông tai hột xoàn, laptop, điện thoại di động…và “vui vẻ” với Nguyệt Nga xong, bỏ đi hết, thì chàng ta mới xuất hiện để “hưởng xái”. Hành động “núp bụi môn để chờ hưởng xái” này, giang hồ gọi là “cơ hội.”

Thấy chết đã không cứu lại còn lợi dụng tình cảnh ấy để hưởng lợi, xét về mặt nhân cách thì chỉ là phường vô lại. Còn xét về mặt luật pháp thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy Vân Tiên chưa xứng đáng làm một con người chứ đừng nói là trí thức.

Ờ bên Tây có một trường hợp “thấy chết mà không cứu” đã bị dư luận lên án mạnh mẽ đến nỗi kẻ bị lên án phải tự sát. Đó là trường hợp của nhiếp ảnh gia Kevin Carter sau đây:

Kevin Carter (1960-1994) phóng viên ảnh, công dân nước cộng hòa Nam Phi. Ông chụp bức ảnh con kền kền lẽo đẽo đi theo một bé gái da đen sắp chết đói để chờ em chết thì ăn thịt.  Bức ảnh đó được chụp vào khoảng đầu tháng 3.1993 tại làng Ayod, miền Nam Sudan. Sau đó tờ The New York Times đã mua lại và công bố vào số báo ra ngày 26.3.1993. Ngày 12.4.1994 (tức hơn một năm sau khi ảnh được công bố) Carter được thông báo thắng giải Pulitzer.

Nhưng ngày 27.7.1994 Kevin Carter tự tử vì bị dư luận lên án đã không cứu em bé mà chỉ lo chụp hình rồi bỏ đi.

Kevin Carter đã tự sát vì biết xấu hổ. Nhưng với hành động tự sát này, anh thực sự là một người trí thức.

*

Ngày 20/01/2012 khi ông Ngô Bảo Châu trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ rằng trí thức chỉ nên làm việc chuyên môn của mình và đứng ngoài thế sự, thì lập tức ông Nguyễn Quang Lập trong blog Quê Choa đã có lời nhắn nhủ như sau:

“Phát biểu của Châu, dù vô tình đi chăng nữa, sẽ làm cho đám trí thức trùm chăn được thể vênh vang, tiếp tục trùm chăn kĩ hơn nữa, trong khi vẫn có cớ để dè bĩu và chỉ điểm những trí thức chân chính.”

Tôi hiểu cụm từ “trí thức trùm chăn” cũng giống như cụm từ “núp bụi môn” vì cả hai cụm từ ấy đều gợi lên một hình ảnh rất buồn cười: nó vừa hèn lại vừa “gian”.

 Và người nông dân của cái xứ Bình Định quê tôi đã có câu ca dao dí dỏm này:

 Vân Tiên ngồi núp bụi môn

Chờ khi trăng lặn …SỜ VAI Nguyệt Nga

 Đã “cơ hội” đến thế thì còn nói chuyện trí thức trí ngủ làm cái quái gì!

Có lẽ chúng ta nên cố gắng sửa mình để sống cho ra con người và đừng có “núp bụi môn, chờ khi trăng lặn” đã là quý lắm rồi.

ĐÀO HIẾU

By daohieu Posted in Chưa phân loại

15 comments on “Vân Tiên ngồi núp bụi môn…

  1. Hề hề, bác Hiếu ngày tết buồn tình ngồi lảy “Vân Tiên”.

    Em cho là giả sử tay nam nhi Vân Tiên phải núp bụi môn để có cơ hội sờ… Nguyệt Nga thì tuy hèn mà máy vẫn còn tốt.

    Còn đám đàn ông mà thì tuy thèm nhưng lúc nào cũng sợ thun c. thì chắc sống cũng như chết hả bác .

  2. Pingback: Tin thứ Bảy, 28-01-2012 « BA SÀM

  3. Ói giời ơi, bác Đào yêu cầu trí thức vừa phải học giả vừa phải anh hùng thì ở cái nước Nam này bi giờ đào đâu ra cơ chứ. Thương thay!

  4. MỘT SỐ COMMENTS TỪ WEBSITE “DÂN LUẬN”

    Re: Đào Hiếu – Vân Tiên ngồi núp bụi môn…
    VH (khách viếng thăm) gửi lúc 02:59, 28/01/2012 – mã số 50763
    Trí Luận viết:
    Góp vui kẻo … quên – :-)!
    Chuyện cũ:
    Thời sinh viên, „đơn vị“ tôi có một anh làm nghiên cứu sinh từng là bộ đội „ba-lẻ-bảy“ nên bài „Ba lẻ bảy“ và bài „Du lích Long Phú“ ngày nào anh cũng hát (Nên bây giờ, chạm nhớ là nghĩ đến anh). Anh kể thế này:
    Có một cậu, đi đâu cũng hát:
    „Vân Tiên ngồi dựa bụi môn,
    Chờ khi trăng lặn, sờ … Nguyệt Nga.“ – Ai cũng tin anh này chỉ biết mỗi câu hát đó.
    Tối văn nghệ, sau khi chương trình khai mạc, anh ta xin tham gia và đứng lên bắt đầu hát:
    „Dâng Tiêng ngồi tựa bụi môn, … (ngân nga)“
    Cả tiểu đội của anh toát mồ hôi: Có bao nhiêu „quan khách“ đơn vị bạn!
    Sau khi ngân nga đủ dài, anh hát tiếp:
    „Chờ khi trăng lặn, vào đồn đánh Tây.“
    Tất cả vỗ tay rầm rầm; Nhưng chắc không chỉ vì cái giọng rất “ống bơ gỉ” của “danh ca”!

    *
    Chuyện ồn ào này, tôi đã ít tham gia; Đơn giản: Ngay từ đầu tôi đã tin mến Cù Huy Hà Vũ và những ai nửa mạc nửa mỡ về Anh tôi đều lấy “tín điều” của mình mà “luận định”. Tôi cũng hơn một lần “có ý kiến” rằng: Con người nên dùng tối đa trí thông minh để giải biện bài toán “toàn cục: Hệ thống”, chớ giải những bài toán “kỹ thuật” thì cùng lắm chỉ là “thợ giỏi”; Dẫu sao, ngưỡng mộ thành công của NBC, tôi vẫn mong và tin rằng “anh còn trẻ”.

    Mùa Xuân bắt đầu từ khi mỗi con người biết “tự đổi mới” chăng?

    Thân mến.

    Thiện tai! Cái dấu 3 chấm của bác nó hại tôi. Người biết làm thơ chắc họ cười ngay, còn người không biết làm thơ như tôi nghĩ mãi mới được một chữ có vần. Lại chẳng biết đúng không. Hic hic.

    Anh Châu không còn trẻ nữa đâu, bác ạ. Ở cái tuổi tứ tuần, thì không trẻ nữa. Tôi đoán bác cũng ở Đức. Sẽ rất khiên cưỡng, nếu so sánh anh Châu với Phillip Rösler dù hai người bằng tuổi nhau. Anh Châu là một nhà toán học thành công, nhưng chỉ có tiếng tăm trong giới toán học. Còn Rösler nổi tiếng trên chính trường thế giới, người đàn ông quyền lực thứ hai của một cường quốc, người nắm trong tay nền kinh tế mạnh nhất châu Âu.

    Nếu cứ thử so sánh khả năng nhận thức, phản biện và trách nhiệm xã hội của anh Châu với Philipp Rösler thì cũng thấy có vấn đề khác biệt.

    Chắc bác Trí Luận cũng biết, Rösler là tiến sĩ y khoa, nhưng không là loại bác sĩ yên phận kiếm tiền mà là bác sĩ thiện nguyện, lăn lóc trưởng thành trong các tổ chức y tế nhân đạo. Con người chính trị của Rösler vượt qua bao sóng gió cũng nhờ vào tính cách kiên quyết, thẳng thắng, minh bạch và nhân bản.

    Lịch sử toán học thế giới đã, đang và sẽ có rất nhiều Ngô Bảo Châu. Nhưng lịch sử VN, lịch sử nước Đức và lịch sử thế giới sẽ không bao giờ có một Rösler thứ hai, một đứa trẻ ngoại quốc không thân thế, một đứa trẻ mồ côi không tên tuổi thật , trở thành một chính trị gia hàng đầu được người dân nước sở tại quý mến.

    Vấn đề không chỉ là tài năng mà còn là, nhân cách một con người.

    trả lời trích dẫn 0 cảm ơn
    Re: Đào Hiếu – Vân Tiên ngồi núp bụi môn…
    LeQuocTrinh (khách viếng thăm) gửi lúc 12:46, 27/01/2012 – mã số 50708
    Trời đất!!!

    Hết chuyện nói rồi sao mà ông Đào Hiếu này lại đem trí thức tụi tui ra so sánh với bọn “quân tử Tàu”.

    Để tui thử dịch thuật sát nghĩa từng chữ xem sao:

    – Quân là lính
    – Tử là chết

    Dzậy, “quân tử Tàu” là lính Tàu chết trận. Đem trí thức ra ví với bọn lính Tàu chết trận thì tui thấy tủi hổ thiệt đó nhe.

    Đùa giỡn với ông Đào Hiếu cho dzui ba ngày Tết, đừng giận nha!

    trả lời trích dẫn 0 cảm ơn
    Re: Đào Hiếu – Vân Tiên ngồi núp bụi môn…
    Dương đại ca (khách viếng thăm) gửi lúc 11:28, 27/01/2012 – mã số 50705
    Bài viết của bác Đào Hiếu rất hay, ví dụ rất cụ thể.
    Xin cám ơn bác đã lên tiếng góp ý.

    trả lời trích dẫn 0 cảm ơn
    Re: Đào Hiếu – Vân Tiên ngồi núp bụi môn…
    Khách JLN (khách viếng thăm) gửi lúc 11:27, 27/01/2012 – mã số 50704
    Ô hô, đọc bài này thấy đã! Đã tưởng cơn sốt định nghĩa lại trí thức của các trí ngủ VN đầu năm Rồng này đã kết thúc với phần to mồm nghiêng về phía các trí thức đang/muốn lấp sua đống rơm…

    Hoan hô Đào Hiếu!Hoan hô Nguyến Quang Lập! Hoan hô Phạm Thị Hoài!

    Hoan hô là cảm ơn nhiều lắm, là không đi kèm theo đả đảo ai cả, chỉ thương những ai lên tiếng mà chẳng được hoan hô.

    Tại sao thương? Vì cảm nhận của tôi là dường như họ – cả Chu Hảo lẫn Ngô Bảo Châu và các “trí thức lớn” chính danh hôm nay, vẫn không được là họ, họ bị ép hay cố tự ép mình vào một định nghĩa “mình là ai” lâu nay không phải của họ, chỉ để tiếp có thể tiếp tục sống như họ đang sống, tiếp tục thở, tiếp thục làm toán… thế thôi.

    Thương là vì ngày nay, ngay cả những khái niệm cơ bản của xã hội như “quân dôi”, như “công an”, như “công nhân”,như “nông dân”, và đến cả “nhân dân” người ta cũng định nghĩa lại hết cả rồi. Và ai cũng phải chấp nhận hệ thống định nghĩa mới đó vì thưc tế hơn 60 năm qua đã “biến thành” như thế và không thể không “công khai” chấp nhận nếu ai đó còn muồn công khai …sống!

    Ngay cả khaí niệm “đảng là gì?” cũng đã được đảng định nghĩa lại từ lâu. Đâu còn là “công bộc”, là “đầy tớ của dân” như đẩng lúc đầu “tự nhận” để dân hết lòng theo nữa, mà đã là lãnh đạo vĩnh viễn tối cao của dân tộc rôì, được đảng tự ghi trong cái gọi là Hiến pháp của đất nước từ lâu rồi.

    Thế thì khái niệm trí thức, vốn chỉ được coi như là “những cục phân” theo định nghĩa của ông tổ Mao của đảng mà đảng vẫn kiên quyết tôn thờ, làm sao tránh khỏi bị định nghĩa lại sao cho cái tinh thần điều 4 HP “đã thấm sâu vào mọi tầng lớp dân tộc” ấy cũng phải được thể hiện rõ (để cái nọn lớp trí ngủ hiện nay đùng có mà mơ màng viển vông!)

    Và ai sẽ thức hiện sự chỉ đạo đó của lãnh đạo tốt hơn chính các trí ngủ “hàng đầu” như Chu Hảo và NBC? Người thì công nhận sự lãnh đạo của đảng, người thì phủ nhận vai trò phản biện của Trí thức…

    Rất tiếc, sau đợt “cải cách định nghĩa” này tôi coi NBC chỉ còn là trí ngủ. Nỗi sợ hãi… (mất danh, mất chỗ?) đã vượt qua NBC! NBC không biết cái danh, cái chỗ vinh quang nhất mà NBC có thể có là trong lòng những người như chúng tôi – một trong gần trăm triệu người Việt bình thường không theo đảng đến cùng…

    Lúc đầu, cứ tuỏng có cụ Hoàng Tụy cũng sẽ phát biểu như Gs Chu Hảo nữa, nhưng đến nay cụ vẫn chọn im lặng, chứ không thì với tôi cụ thành Hoàng Quỵ luôn.

    Sau cuộc cách mạng định nghĩa này, một Việt Nam ấm áp với dân tộc Viêt đang hướng tới tương lai sẽ trỏ thành một Nam “hàn” lạnh buốt và hướng tới…những cuộc sống tự cầm tù “tự nguyện” ư?

    Chúng tôi sẽ không cam chịu thế! Chúng tôi có những định nghĩa của mình cho mọi khái niệm, được hun đúc từ nhiều nghìn năm văn hóa và lịch sử dân tộc và cả loài người.

    JLN –
    Người ngưỡng mộ những Trí thức như Bọ Lập, Đào Hiếu, như Lục Vân Tiên, và rất nhiều người như họ.

    trả lời trích dẫn 0 cảm ơn

  5. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ BẢY 28-1-2012 « Ngoclinhvugia's Blog

  6. Mấy bữa rày nghe chuyện trí thức với không thức mệt mỏi bỗng nhớ bà Phạm thị Hoài có lần nói trí thức Bắc hà …dương vật buồn thiu. Tôi không đủ thông minh để so sánh đôc chiêu vậy đâu, đó là bà Hoại, nữ lưu bờ Bắc à nghe.

  7. Suy nghĩ rất bình thường và bén ngót.
    Đó là đặc điểm của ông Đào Hiếu.
    Rất xúc động khi đọc bài nầy.
    Cảm giác của tôi như người tu ” hoác nhiên đại ngộ “.
    Xin cảm ơn.

  8. Pingback: Đánh dấu 39 năm Hiệp định Paris 1973 | Dahanhkhach's Blog

Bình luận về bài viết này