Thư ngỏ của blogger Mẹ Nấm

“Hãy đặt mình vào trường hợp của Điếu Cày, nếu đáp lại những hy sinh âm thầm của anh ấy là một sự im lặng, hay buông xuôi thì có phải chúng ta đã trở nên quá vô cảm trước những điều đúng đắn cần được nuôi dưỡng trong xã hội này không?… 

Tôi nghĩ rằng, anh Điếu Cày không cần ai phải nhớ tới những gì anh ấy đã trải qua như một chiến công, mà điều anh ấy cần là thấy một xã hội dân sự phát triển thật sự, là mỗi người hãy trở thành một chiến sỹ thông tin. Sự thay đổi của mỗi cá nhân từ việc Điếu Cày làm, bằng cách lên tiếng, và ủng hộ những điều đúng đắn trong xã hội, có ý nghĩa quan trọng rất nhiều lần so với việc tung hô anh ấy và buông xuôi trước những sai trái oan khiên khác…” – Mẹ Nấm

DCVOnline: Đến nay đã hơn một năm kể từ ngày anh Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày mãn hạn tù nhưng vẫn tiếp tục bị công an Việt Nam giam giữ trái phép.

Hơn một năm qua không một ai từ người thân, luật sư đến bạn bè được thăm gặp anh Nguyễn Văn Hải. Và do đó đã có những thông tin “khó kiểm chứng” nhưng rất đáng quan ngại về tình hình sức khỏe cũng như an toàn bản thân của blogger này.

Hôm 21/10/2011, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm đã loan tải một Thư ngỏ gửi chủ tịch nhà nước CH XHCN Việt Nam Trương Tấn Sang có nội dung chỉ trích vấn đề bắt giam trái phép ông Nguyễn Văn Hải và đề nghị trả tự do ngay lập tức cho ông Hải.

Lá Thư ngỏ này đến nay đã nhận được nhiều chữ ký ủng hộ của người Việt trong và ngoài nước. Thư ngỏ và các chữ ký đã được gửi 2 lần đến văn phòng chủ tịch nước.

Chúng tôi đã trao đổi với blogger Mẹ Nấm những vấn đề xung quanh lá thư ngỏ…


***
DCVOnline: Sau khi Thư ngỏ gửi chủ tịch nước Trương Tấn Sang được gửi đi đến nay bạn đã thấy có “động tĩnh” gì chưa?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Cho đến nay, chúng tôi, những người đồng ký tên vào lá thư ngỏ gửi Chủ tịch nước chưa nhận được bất kỳ một động thái chính thức nào từ phía người nhận thư.
DCVOnline: Còn một cách không chính thức hay bán chính thức thì phía người nhận đã phát đi những tín hiệu nào?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Có vài lời hỏi thăm và nhắn gửi rằng hình như chúng tôi thừa thời gian thì phải. Nhưng với tôi, những lời nhắn gửi kiểu đó, không được công nhận.
DCVOnline: Lá Thư ngỏ này được xem là của bạn nếu hiểu theo nghĩa nào đó, nhưng 2 lần gửi cho chủ tịch nước đều là những người khác, tại sao?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Tôi là người chấp bút cho lá Thư ngỏ, sau khi bàn bạc và góp ý với nhiều anh em, bạn bè khác. Chúng tôi thống nhất với nhau rằng, đây không phải là lá thư của cá nhân tôi, mà là suy nghĩ và nguyện vọng chung của những bloggers quan tâm đến tình trạng an nguy của blogger Điếu Cày, tức anh Nguyễn Văn Hải. Vì thế, trước khi thời gian thu thập chữ ký kết thúc, chúng tôi sẽ cùng nhau gửi thư theo từng chặng ví dụ như đạt đến mức 100, 200… đến Văn phòng Chủ tịch nước cho ông Trương Tấn Sang.
DCVOnline: Hiện giờ thư ngỏ đã thu được bao nhiêu chữ ký rồi, và tỷ lệ chữ ký trong – ngoài nước như thế nào?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Hiện giờ danh sách cập nhật đã được gần 800 chữ ký, và tỷ lệ người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài nhỉnh hơn số người Việt trong nước một chút, hơn khoảng 80 người
DCVOnline: Khi soạn thảo nội dung thư ngỏ, bạn có trao đổi với người nhà của anh Nguyễn Văn Hải không, và họ có ý kiến như thế nào?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi không có bất kỳ trao đổi nào với người nhà của anh Nguyễn Văn Hải.
DCVOnline: Và bạn cũng chưa nhận được chữ ký nào từ những người nhà của đương sự?

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Dạ chính xác là như vậy. Có lẽ, họ không đọc được lá thư của chúng tôi, thực sự khi khởi xướng việc này, chúng tôi muốn thể hiện thái độ của mình đối với các vấn đề bắt giam và giam giữ người một cách tùy tiện trái phép, đặc biệt với trường hợp của anh Nguyễn Văn Hải, một công dân yêu nước. Vì thế, chúng tôi không liên lạc và vận động người thân của anh Hải ủng hộ việc mình làm. Bởi chúng tôi quan niệm, nếu mình làm đúng, mọi người sẽ ủng hộ. chắc chắn là như thế.
DCVOnline: Theo bạn đánh giá thì số lượng người ký tên vào thư ngỏ có ảnh hưởng gì đến người nhận là chủ tịch nước không?

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Cá nhân tôi nghĩ thì số lượng người công khai danh tính ký vào lá thư không những có tác động đến người nhận thư mà ít nhất sẽ khiến những người khác phải suy nghĩ và tìm hiểu rằng ông Nguyễn Văn Hải, ông Điếu Cày là ai, mà có nhiều người quan tâm như vậy.
Có người đã nói rằng nếu thư gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang theo dạng thư cá nhân, chỉ cần một mình tôi ký là đủ. Có thể họ đúng ở góc nhìn của họ. Nhưng với tôi, tôi lại nghĩ khác. Nếu chúng ta cùng quan tâm đến một vấn đề chung trong xã hội, sao chúng ta không cùng nhau lên tiếng thúc đẩy nó thay đổi theo hướng tích cực mà ngồi đợi người khác lên tiếng rồi mình mới hưởng ứng? Sức mạnh của tập thể bao giờ cũng có trọng lượng hơn nỗ lực của một cá nhân.
DCVOnline: Nghĩa là bạn tin tưởng rằng nếu số chữ ký đạt được đến một mức nhất định nào đấy thì lá thư ngỏ này sẽ có tác dụng đến sự tự do của anh Nguyễn Văn Hải?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Tôi tin, dù có 1% tôi cũng tin. Bởi tôi biết, khi tôi đã gửi thư ngỏ, tôi sẽ không để thư ngỏ của chúng tôi rơi vào im lặng.
DCVOnline: Vậy cụ thể bạn sẽ làm gì, vì “im lặng” vốn là truyền thống vẫn được ưa chuộng trong cách hành xử của chính quyền hiện tại trong nhiều vụ việc?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: À cái này cho phép chúng tôi được giữ bí mật được không ạ? Nhiều khi nói trước bước không qua, vả lại, đánh cờ không nên nói trước đường đi nước bước của mình.
DCVOnline: Nhưng cũng có dư luận cho rằng cái thư của bạn ko thế gây sức ép khiến ông Trương Tấn Sang thả ông Nguyễn Văn Hải cho dù có bao nhiêu người ký đi nữa…
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Tôi và các bạn tôi xác định ngay từ đầu rằng chúng tôi sẽ không quan tâm đến dư luận bàn ra đối với lá thư ngỏ này. Vì thế, khi ngồi xuống bàn bạc với nhau về nội dung thư ngỏ, chúng tôi nhắc nhở nhau cẩn thận về câu chữ rất nhiều lần.
Tôi rất hạnh phúc khi anh Huỳnh Công Thuận và anh Nguyễn Văn Dũng là hai người đầu tiên gửi thư cho ông Trương Tấn Sang nói rằng dù mọi người có rút lui hết đi nữa, vẫn còn có họ đứng tên với tôi. Chúng tôi sẽ cùng đi đến cùng, cùng chịu trách nhiệm với nhau, bởi chúng tôi không làm gì sai cả, chúng tôi đòi hỏi phải có câu trả lời đối với anh Điếu Cày, tức là chúng tôi đang tự bảo vệ mình trước sự im lặng khó hiểu vốn thường thấy của luật pháp.
Quan điểm của tôi là “đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, tôi không ngồi im đợi sự thay đổi, chúng tôi cùng hành động để có câu trả lời.
Tôi nghĩ cần phải nói thêm rằng chúng tôi không cố tình gây sức ép cho ông Chủ tịch nước từ lá thư này. Chúng tôi muốn ông ấy biết rằng có nhiều công dân Việt Nam quan tâm đến Nguyễn Văn Hải, và chúng tôi có quyền được biết về điều đó. Ông Trương Tấn Sang dù với cương vị là Chủ tịch nước thì cũng là một công dân Việt Nam. Lúc đầu, đứng trước dư luận rằng việc làm của chúng tôi là vô ích, là ngây thơ, cá nhân tôi có hơi thất vọng và buồn. Nhưng nghĩ kỹ lại, mỗi người đều có quyền lựa chọn thái độ cho mình. Cái mình nhận được sẽ là câu trả lời tốt nhất cho sự lựa chọn của mình. Vì vậy, nếu còn có thể, tôi sẽ không bao giờ để mình phải hối tiếc vì đã chọn thái độ im lặng hoặc thờ ơ.
DCVOnline: Tuy nhiên, đến hôm nay danh sách chữ ký vẫn còn thiếu vắng nhiều người vẫn được xem là “chiến hữu” của bạn trong những hoạt động gần đây, phải chăng là lá Thư ngỏ chưa thuyết phục được họ?

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Khi công khai lá thư này, tôi sử dụng blog mình và có trang Dân Làm Báo dẫn lại, chúng tôi không sử dụng bất kỳ hình thức “vận động hành lang” nào để có thêm chữ ký từ những người mà bạn gọi là “chiến hữu” với tôi. Có thể lá thư của tôi chưa thuyết phục nhiều người ở điểm nào đó, nếu mọi người chỉ ra cho tôi thấy, tôi nghĩ tôi sẽ dành thời gian để trao đổi với họ quan điểm và lập luận của mình.
Không ai nói tôi dở (tức là chưa thuyết phục được người khác) đương nhiên là tôi sẽ không biết mình dở chỗ nào. Tôi luôn lắng nghe người khác, với điều kiện họ nói cho tôi biết điều mình nghĩ, chứ nếu họ im lặng thì tôi không đoán được lý do.
DCVOnline: Nhưng đã có nhiều nguồn dư luận khác nhau về lá thư ngỏ, ngay cả từ những người cùng “chiến tuyến”, các bạn có thấy bị áp lực gì hay không?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Cá nhân tôi không thấy mình bị áp lực gì, vì tôi xác định được việc mình làm. Nhưng công bằng mà nói, tôi thấy buồn vì thái độ của nhiều người xung quanh tôi. Như tôi đã nói lúc nãy, mỗi người đều có quyền lựa chọn thái độ cho mình, để từ đó có thể lựa chọn hành động thích hợp cho bản thân.
Đứng trước một hành vi sai trái, bạn có thể phản đối, ủng hộ, im lặng hay đồng tình, đó là sự lựa chọn của bạn. Và chính bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình chứ không phải ai khác. Vì vậy, hãy tôn trọng sự lựa chọn của người khác, đừng vì họ không hành động giống mình mà chê bai, dè bĩu hay bàn ra.
Hãy đặt mình vào trường hợp của Điếu Cày, nếu đáp lại những hy sinh âm thầm của anh ấy là một sự im lặng, hay buông xuôi thì có phải chúng ta đã trở nên quá vô cảm trước những điều đúng đắn cần được nuôi dưỡng trong xã hội này không?
Tôi nghĩ rằng, anh Điếu Cày không cần ai phải nhớ tới những gì anh ấy đã trải qua như một chiến công, mà điều anh ấy cần là thấy một xã hội dân sự phát triển thật sự, là mỗi người hãy trở thành một chiến sỹ thông tin. Sự thay đổi của mỗi cá nhân từ việc Điếu Cày làm, bằng cách lên tiếng, và ủng hộ những điều đúng đắn trong xã hội, có ý nghĩa quan trọng rất nhiều lần so với việc tung hô anh ấy và buông xuôi trước những sai trái oan khiên khác.
DCVOnline: Mà thư ngỏ này nên gọi là thư thỉnh nguyện, thư cầu xin, thư đề nghị hay là gì nhỉ?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Tôi nghĩ lời lẽ trong thư thể hiện thái độ của chúng tôi, những công dân chứ không phải là “con dân” như có những người vẫn viết “nhầm” như thế, và đề nghị chứ không phải “cầu xin” ông chủ tịch nước giải quyết vụ việc như có một số người lầm tưởng.
Đôi khi làm việc, mình phải nghĩ đến mục đích cuối cùng, chứ không xét nét câu chữ để bắt bẻ nhau và bao biện cho sự lựa chọn của mình, tôi nghĩ vậy.
DCVOnline: Bên cạnh cách người ký tên gửi email với đầy đủ thông tin theo yêu cầu, bạn còn có cách thức nào khác để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu thập chữ ký không?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Tôi có đọc phản hồi trên Dân Làm Báo, mọi người cho rằng cách thu thập thông tin qua email là khá khó khăn với nhiều người. Tiếc là tôi không thay đổi cách tiếp nhận thông tin được, bởi nếu lập ra một trang Petition bình thường, tôi sẽ rất khó kiểm soát thông tin và không bảo mật được thông tin cho người ký tên.
Tuy nhiên, nay tôi nghĩ ra thêm một cách mới, tôi sẽ công khai tiếp nhận tin nhắn đăng ký qua điện thoại di động của mình. Có lẽ, cách đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
DCVOnline: À, giống như chiến dịch bình chọn cho Vịnh Hạ Long vừa rồi nhỉ. Nhưng cụ thể người muốn ký tên phải gửi 1 tin nhắn với những thông tin như thế nào đến những số điện thoại nào để chữ ký được xác nhận?
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Nội dung tin nhắn như sau : Họ tên – Địa chỉ liên lạc cụ thể – Email (nếu có) và ghi rằng: “Tôi đồng ý ký tên vào thư gửi Chủ tịch nước về việc giam giữ trái phép công dân Nguyễn Văn Hải”
Tin nhắn xin gửi đến số +84905140835 hoặc là số +33680703888
DCVOnline: Hy vọng lá Thư ngỏ này sẽ sẽ đem lại những điều “kỳ diệu” cho anh Nguyễn Văn Hải, cảm ơn bạn đã trao đổi với DCVOnline.
© DCVOnline

Một cách nhìn khác về Libya và Gaddhafi

Chuyện xưa kể rằng:

Mẹ Tăng Sâm đang ngồi quay tơ thì một kẻ hớt hải chạy đến báo:   

– Tăng Sâm giết người!

Bà liếc nhìn kẻ báo tin rồi tiếp tục công việc. Con trai bà vốn hiền lành có một.

Một lúc sau, một kẻ khác lại chạy đến báo:


– Tăng Sâm giết người!

Bà mẹ giật mình và hơi lo nhưng vẫn tiếp tục công việc.

Một khắc đồng hồ sau đó nữa, lại có kẻ hớt hải chạy đến báo:

– Tăng Sâm giết người!

Bà mẹ liền bật dậy rồi hốt hoảng chạy ra khỏi nhà.

Hẳn nhiều người đã biết chuyện này. Và sau này, trùm phát xít Goebbels, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyên truyền của Đức Quốc xã đã từng nói: “Sự thật là điều không có thật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần”. Nhưng rất ít người biết rằng, hiện nay, 9 tập đoàn truyền thông xuyên quốc gia đang nắm và phân phối hơn 90% lượng thông tin trên thế giới theo hướng có lợi cho bọn trùm quân sự – công nghiệp bằng những ngón xuyên tạc cực kỳ thâm hiểm trong nhiều tin tức trọng đại đối với toàn nhân loại.

Mang tính chất thời sự nóng hổi là việc chúng dựng lên đủ thứ chuyện về quốc gia và xã hội Libya biến nhà lãnh đạo Muammar Kadhafi thành ma quỷ cũng như đã từng dựng nên chuyện Saddam Hussein của Iraq chế tạo vũ khí giết người hàng loạt.  Tất nhiên, trong cuộc sống và trong cung cách lãnh đạo đất nước, ông Kadhafi cũng bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là chuyện tham quyền cố vị và gia đình trị. NhưngLibyavà ông Kadhafi có nhiều điều không như hệ thống tuyên truyền của Mỹ, EU rêu rao. Người ta đã vạch trần nhiều cảnh dân chúng biểu tình hoặc binh lính Kadhafi đàn áp dân chúng đều được dàn dựng ởQatar. Và khôi hài cũng như rẻ tiền là cảnh dânLibyamà lại chống Kadhafi bằng cờ Ấn Độ! Rồi còn cả chuyện tay trùm  Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia thừa nhận là đã quay video ở nước ngoài thành cảnh ởLibyađể… tuyên truyền.

Tình bạn của Sarkozy và Kadhafi đáng giá bao nhiêu? Khi Kadhafi thăm Pháp năm 2007, Sarkozy hy vọng ký được hợp đồng bán máy bay Rafale cho Libya trị giá 10 tỉ euro, nhưng rốt cuộc Kadhafi đã chọn Nga làm nhà cung cấp vũ khí.

Trong bài “Libya: Facts & Analysis” (Libya: Sự kiện & Phân tích) của Helen Shelestiuk, đăng trên mạng left.ru của Nga, tác giả này viết: “Khi được hỏi xem Kadhafi đã áp bức đồng bào mình như thế nào thì vị Đại sứ Nga tạiLibya vừa bị bãi nhiệm là ông Vladimir Chamov, đã nói: Sao lại áp bức? Người Libya được hưởng tín dụng 20 năm không phải trả lãi để xây cất nhà, 1 lít xăng chỉ khoảng 14 cent, thức ăn cho dân nghèo thì miễn phí và họ có thể mua một chiếc jeep KIA Hàn Quốc mới toanh với giá 7.500USD”.

Sau khi cung cấp cho người đọc nhiều chi tiết giống với những điểm nêu trên, Helen Shelestiuk viết tiếp: “Kadhafi đã tích lũy hơn 143 tấn vàng. Ông còn hoạch định thành lập một khu vực không dùng đồng đôla mà dùng đồng dinar vàng để thanh toán giữa các nước. Lợi nhuận từ việc bán dầu mỏ được sử dụng cho phúc lợi của nhân dân và cho việc cải thiện điều kiện sinh hoạt. Rất nhiều tiền đã được dùng vào việc dẫn thủy nhập điền trên toàn quốc nhờ hệ thống thủy đạo ngầm (mà tiếng Anh gọi là GMR “GreatManmadeRiver= Sông Nhân tạo Vĩ đại” – AC).

Do quy mô của nó mà hệ thống này được mệnh danh là “kỳ quan thứ 8 của thế giới”. Nó cung cấp 5 triệu m3 nước mỗi ngày xuyên qua sa mạc và đã làm tăng đáng kể diện tích được tưới nước. 4.000km đường ống được chôn thật sâu để chống lại sức nóng. Với công trình này,Libyađã có khả năng xúc tiến một cuộc “cách mạng xanh” thực sự theo đúng nghĩa đen của từ ngữ; nó giúp giải quyết hàng loạt vấn đề về lương thực, thực phẩm của châu Phi. Và càng quan trọng hơn nữa, nó bảo đảm cho sự ổn định và sự độc lập về kinh tế (của châu Phi). Đã có lần Kadhafi nói hệ thống nước tưới này của Libya là một lời đáp hùng hồn cho Hoa Kỳ, kẻ vẫn cáo buộc là Libya ủng hộ khủng bố”.

Helen Shelestiuk cho hay: “Năm 2010, Kadhafi đã kiến nghị Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc điều tra về trường hợp Hoa Kỳ và NATO xâm lượcIraqvà đưa ra xét xử những tội ác về vi phạm nhân quyền đó. Ông cũng đệ trình một dự thảo nghị quyết về trách nhiệm pháp lý của các nước thực dân trước kia và (những nước này phải) bồi thường thiệt hại vì trách nhiệm đó.

Tuyên truyền của phương Tây đã biến Muammar Kadhafi thành ma quỷ bằng cách mô tả ông như một tên bạo chúa bệnh hoạn và một kẻ thù khắc nghiệt đối với những nguyện vọng dân chủ của ngườiLibya. Không đúng. Libya có những cơ chế về dân chủ và về quyền giám sát của nhân dân: Những hội đồng công dân được bầu chọn và những cộng đồng tự trị (công xã), không thông qua danh sách kiểu Xôviết, không có thói quan liêu vô bổ, mà với một trình độ sinh hoạt và an ninh xã hội cao của công dân. Đó là một kiểu xã hội về nhiều phương diện rất giống với chủ nghĩa cộng sản.

Có phải vì thế mà bộ ba Hoa Kỳ, EU và NATO tấn côngLibyahay không?

Sau đây là câu trả lời của Sigizmund Mironin: “Đất nướcLibya, mà người ta miêu tả là một nền độc tài quân sự, thực ra là nhà nước dân chủ. Năm 1977, tại đây, nền Jamahiriya, một nền dân chủ hình thức cao, đã được tuyên bố; với nó, các thiết chế truyền thống của chính phủ bị bãi bỏ và quyền lực trực tiếp thuộc về nhân dân thông qua các ủy ban và đại hội của họ.

Quốc gia được chia nhỏ thành nhiều cộng đồng, thực chất là những “tiểu quốc gia tự trị” trong một quốc gia, có thẩm quyền đối với địa hạt của mình, kể cả việc trợ cấp bằng ngân quỹ. Mới đây, Kadhafi còn phát biểu những ý tưởng dân chủ hơn: phân phối lợi tức từ ngân sách một cách trực tiếp và đồng đều đến công dân. Theo nhà lãnh đạo của cuộc cách mạngLibya, những biện pháp đó sẽ phải có tác dụng loại trừ tệ tham nhũng và thói quan liêu”.

Sigizmund Mironin đã khẳng định như thế. Còn Maurice Gendre thì đặt câu hỏi: “Tại sao người dân Libya yêu mến Kadhafi?” và trả lời bằng cách cũng nêu lên những đặc điểm trên đây về đất nước Libya rồi kết luận: “Hiển nhiên là chẳng có gì lạ nếu các phương tiện truyền thông (đang giữ vai trò) thống trị không cung cấp cho công chúng bất cứ điều nào trong những dữ kiện đầy gợi ý về bản chất đích thực của chế độ ở Libya vì có khả năng những “người phẫn nộ” (từ dùng để chỉ những người biểu tình phản đối chính quyền – AC) khắp châu Âu sẽ đòi hỏi (ở chính phủ của mình) những tiến bộ xã hội kiểu Libya của Đại tá Kadhafi”.

Sự bưng bít đó không chỉ diễn ra trong phạm vi Hoa Kỳ, EU và NATO mà còn tác động đến công tác truyền thông của nhiều nước khác vì nhiều lý do: Tình nguyện “ăn theo”, thụ động nói theo vì không có những nguồn tin độc lập và (hoặc) trái ngược, hành nghề chỉ để hành nghề, v.v..

Nhưng có những nhà báo công minh hơn Medvedev. Radija Benaissa, chẳng hạn, đã viết trên InvestigAction ngày 22/8/2011: “Kadhafi là một tên bạo chúa khát máu, tôi từng tin như thế rồi tôi đã thay đổi ý kiến”. Và bà viết tiếp: “Tất cả những gì mà các phương tiện truyền thông của chúng ta (phương Tây – AC) đưa ra đều là dối trá. (…) Những cuộc thăm dò trong người dân cho thấy, ông Kadhafi nhận được ít nhất 90% người dân ủng hộ tạiTripolivà ít nhất là 70% trên toàn quốc”.

Thực ra những kẻ hiện nay đang lên án và tìm cách sát hại Kadhafi một cách hung hãn và tàn độc nhất thì lại đều từng chính là thân hữu với ông cả. Chẳng thế mà Jean-Paul Pougala, trong bài “Quyển album gia đình của tôi”, đăng trên Camer.be ngày 3-9-2011, đã hài hước thác lời Kadhafi: “Những thằng đạo đức giả! Tất cả bọn chúng đều nói rằng mình luôn luôn là kẻ thù của chúng. Không thằng nào nhớ là đã quen và đã chơi với mình. Thế nhưng… với thằng bạn José Manuel Barroso, thì đó là chuyện sống có nhau, chết có nhau. Đây, mình với tên Vua Juan Carlos của Tây Ban Nha. Đây, với thằng cố vấn được trả lương Tony Blair. Với thằng Pascal Lamy, lúc đó hắn còn là Ủy viên châu Âu chứ chưa là Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới. Với Romano Prodi, khi hắn còn làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Với José Maria Aznar, luôn luôn có chút dè dặt. Với José Luis Zapatero. Còn thằng này là Silvio Berlusconi. Bọn mình luôn luôn khăng khít. Đây, với Nicolas Sarkozy. Sau tất cả những gì mình làm cho hắn thì hắn âm mưu lật đổ mình. Không biết mình đã làm gì sai trái với hắn: Vụ máy bay Rafale? Vụ các trung tâm hạt nhân? Hay vụ nàng Cécilia của hắn? Còn đây, thằng nhóc mới toanh Barack Obama”.

Bây giờ thì những kẻ phản bạn đó chẳng những xâm lượcLibyađể ăn cướp dầu mỏ, vàng và tiền của xứ sở này mà còn tìm cách truy sát Kadhafi vì nhiều lý do, mà quan trọng nhất, như Jean-Paul Pougala đã điểm lại, là:

1. Vệ tinh đầu tiên của châu Phi RASCOM 1.

Chính nướcLibyacủa Kadhafi đã hiến cho toàn bộ châu Phi cuộc cách mạng đích thực đầu tiên thời hiện đại: Bảo đảm việc phủ sóng rộng khắp toàn châu lục về điện thoại, truyền hình, truyền thanh và nhiều loại hình ứng dụng khác như điều trị từ xa, giáo dục từ xa. Lần đầu tiên, việc kết nối được thực hiện với giá thấp trên toàn bộ lục địa cho đến tận những vùng hẻo lánh.

Năm 2006, nhà lãnh đạo củaLibyađã đóng góp 300 triệu USD; Ngân hàng Phát triển châu Phi góp thêm 50 triệu và Ngân hàng Phát triển Tây Phi 27 triệu và từ ngày 26/12/2007, châu Phi đã có vệ tinh viễn thông đầu tiên của mình. Thừa cơ hội, Nga và Trung Quốc cũng nhảy vào, lần này là để chuyển nhượng công nghệ và tạo điều kiện phóng thêm những vệ tinh mới, củaNamPhi,Nigeria,Angola,Algeriavà một vệ tinh thứ hai của toàn châu. 300 triệu của Kadhafi là một cú giáng trời đánh, làm cho phương Tây mất đi không chỉ 500 triệu USA mỗi năm, mà còn hàng tỉ tiền nợ và tiền lãi mà món nợ này sẽ làm phát sinh cho đến… vô hạn, để duy trì sự “cướp cạn” đối với châu Phi.

2. Quỹ Tiền tệ châu Phi, Ngân hàng Trung ương châu Phi và Ngân hàng Đầu tư châu Phi.

Số tiền 30 tỉ USD mà Mỹ đã ăn cướp thuộc về Ngân hàng Trung ương Libya được dự định sẽ là phần đóng góp của Libya để hoàn tất việc thành lập Liên hiệp châu Phi thông qua 3 dự án hàng đầu: – Ngân hàng Đầu tư châu Phi, đặt ở Syrte (Libya);

– Việc thành lập, ngay trong năm 2011, Quỹ Tiền tệ châu Phi với vốn là 42 tỉ USD, đặt tại Yaoundé (Cameroon); – Ngân hàng Trung ương châu Phi, đặt ở Abuja (Nigeria), nơi mà việc phát hành đồng tiền châu Phi sẽ đánh dấu sự cáo chung của đồng franc CFA; với đồng franc này Pháp đã chi phối nhiều nước châu Phi từ 50 năm nay. Kadhafi tự hỏi không biết mình đã làm gì khiến thằng Sarkozy không vừa lòng. Thì đây là một chuyện đó, ông Kadhafi!

Quỹ Tiền tệ châu Phi (AMF) sẽ thay thế Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong mọi hoạt động và về mọi mặt.

3. Sự thành lập Hợp chúng Quốc châu Phi.

Để gây bất ổn và phá hoại Liên minh châu Phi đang đi theo hướng thành lập Hợp chúng quốc châu Phi (United States of Africa) dưới bàn tay thiện nghệ của Kadhafi, Liên minh châu Âu, mà Sarkozy là khởi xướng, định thành lập Liên minh vì Địa Trung Hải, gồm 27 nước châu Âu, một số nước Tây Á và Bắc Phi, nhằm cắt Bắc Phi ra khỏi châu Phi. Bắc Phi là địa bàn của người châu Phi có nguồn gốc Arập, được xem là văn minh hơn phần còn lại của châu Phi. Kế hoạch của Sarkozy không thành công và Liên minh vì Địa Trung Hải “chết non” vì không có sự tham gia của chiếc đầu tàu toàn châu Phi là Libya. Trong cuộc họp thượng đỉnh mở đầu, Kadhafi đã không thèm đến. Thêm một chuyện nữa làm cho Sarkozy không vừa lòng.

Vì những chuyên đại loại như trên mà phương Tây, thông qua bọn bồi bút, bồi báo, đã không từ một thủ đoạn nào để bôi nhọ Kadhafi, từ cách ông dùng trang phục cho đến chuyện ông cho dựng chiếc lều của người Bedouin ở một số nơi ông đến thăm hoặc làm việc, kể cả khi đến dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York.

Khôi hài là trên thế giới, có quá nhiều người, chỉ biết xài có bản năng mà thôi để nghe theo báo giới phương Tây mà cứ ngỡ là mình biết thụ hưởng dân chủ! Xin hãy nghe Jean-Paul Pougala khẳng định: “Kadhafi là người châu Phi đã mở đường cho việc tẩy sạch nỗi ô nhục của tệ phân biệt chủng tộc. Kadhafi ở trong trái tim của hầu hết mọi người dân châu Phi như một con người độ lượng và giàu tinh thần nhân văn vì sự ủng hộ vô tư của ông cho cuộc chiến đấu chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Nếu ông là một kẻ vị kỷ thì chẳng có gì buộc ông phải nhận lấy sấm sét của phương Tây vì ông đã ủng hộ về tài chính và quân sự cho ANC (Đại hội Dân tộc Phi) trong cuộc chiến đấu chống lại tệ Apartheid”.

Libya là một đất nước có nhiều chính sách mà nhân dân nhiều nước trên thế giới nên mơ, chẳng hạn: Việc xài điện gia dụng được miễn phí; Nước dùng cho sinh hoạt cũng miễn phí; Công dân không phải đóng thuế nên cũng không có VAT; Các ngân hàng cho vay không lấy lãi; Sinh viên muốn đi du học nước ngoài được nhà nước cấp học bổng hàng tháng là 627,11 euro; Mỗi cặp vợ chồng mới cưới được nhà nước trả tiền mua nhà; Chăm sóc y tế được miễn phí. Các bệnh viện được trang bị siêu tốt, đến nỗi nhiều cơ sở y tế của phương Tây cũng phải ganh tị; Bậc trung học và bậc đại học đều miễn học phí…

An Chi