Người ngoại quốc nhận xét về người VN?

*
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.
*
image
 
*
Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.
*
image
 
*
Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.
*
image
 
*
Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc complements!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm! Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
*
image
*
Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi. Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này?! để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?! Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì? Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?
TRẦN THÀNH NAM

Những ngày trốn chạy của Gadhafi

Cuộc chạy trốn của nhà lãnh đạo thất thế Moammar Gadhafi được một người thân cận với ông kể lại, cho thấy rõ hơn về những ngày cuối cùng của viên đại tá.

Ông Moammar Gadhafi. Ảnh: AP
Ông Moammar Gadhafi. Ảnh: AP

Mansour Dhao Ibrahim, người chỉ huy Vệ binh Nhân dân – một mạng lưới của những người trung thành với ông Gadhafi, ngồi trong một phòng họp lớn mà nay được coi là buồng giam, đắp chăn lên hai chân, mặc áo màu xanh có thể là đồng phục của một công ty điện. Chỉ có vài lính gác ở xung quanh, nhưng họ cũng chẳng màng quan tâm tới Dhao, người nói rằng ông được đối xử tốt từ khi bị bắt và được điều trị các vết thương.

Từ từ và chậm rãi, ông Dhao kể rằng người từng nắm quyền lực tối cao tại Libya sống qua ngày bằng gạo và mì sợi mà những cận vệ lấy được từ các nhà dân bị bỏ hoang ở Sirte. Nhà lãnh đạo bị lật đổ luôn tỏ ra bất chấp và sống dựa vào những ảo tưởng. Cứ vài ngày, Gadhafi lại di chuyển chỗ ở.

Đại tá Gadhafi chạy tới Sirte hôm 21/8, ngày mà Tripoli thất thủ, trong một đoàn xe nhỏ có hành trình lần lượt đi qua các thành trì Tarhuna và Bani Walid. Ông Dhao tới Sirte một ngày sau đó. Quyết định tới ẩn náu tại Sirte của Gadhafi xuất phát từ ý tưởng của con trai Mutassim, người cho rằng thành phố này là một thành trì lâu dài của phe Gadhafi và thường xuyên bị NATO oanh kích nên khó ai có thể ngờ được.

Ông Gadhafi đi cùng 10 người, gồm các nhân vật thân cận và các vệ sĩ. Mutassim, người chỉ huy lực lượng trung thành với Gadhafi, không đi cùng cha mình vì lo ngại chiếc điện thoại vệ tinh mà nhà lãnh đạo thất thế mang theo có thể bị định vị.

Ngoài việc truyền tải các thông điệp qua một kênh truyền hình của Syria, đại tá Gadhafi cắt bỏ hoàn toàn mọi sợi dây liên lạc với thế giới bên ngoài. Ông không có một chiếc máy tính nào và hiếm khi được sử dụng điện. Hầu hết quãng thời gian chạy trốn được Gadhafi sử dụng cho việc đọc kinh Koran.

Ông Dhao trong căn phòng họp nay được sử dụng như một buồng giam. Ảnh: The New York Times
Ông Dhao trong căn phòng họp nay được sử dụng như một buồng giam. Ảnh: The New York Times

Chịu sức ép từ cuộc vây hãm của quân đội chính phủ mới tại Libya, đại tá Gadhafi dần trở nên mất kiên nhẫn với cuộc sống trốn chạy tại Sirte, nơi ông được sinh ra vào năm 1942. Ông Dhao cho hay viên đại tá 69 tuổi liên tục hỏi vì sao không có điện, vì sao không có nước.

Dhao, người gắn bó với Gadhafi trong suốt thời gian bị vây hãm tại Sirte, cho biết ông và nhiều người thân cận khác đã nhiều lần khuyên đại tá quyết định việc từ bỏ quyền lực hoặc rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, ông Gadhafi và con trai Mutassim thậm chí không có ý cân nhắc những lựa chọn này.

Một số người ủng hộ Gadhafi khẳng định cựu lãnh đạo Libya vẫn thể hiện ý chí chiến đấu đến cùng và tự trang bị vũ khí trong suốt thời gian chạy trốn, nhưng ông không thực sự tham gia vào một cuộc giao tranh nào. Thay vào đó, ông dành nhiều thời gian để đọc và thực hiện những cuộc gọi bằng điện thoại vệ tinh. “Tôi có thể cam đoan rằng ông ấy không bắn một phát súng nào”, ông Dhao nói.

Dhao và nhiều người khác cũng nhiều lần cố gắng thuyết phục đại tá Gadhafi rằng những người làm nên cuộc đổi thay ở Libya không phải là “những con chuột và những kẻ đánh thuê”, mà là những người bình thường. “Ông ấy cũng biết rằng đó là những người Libya đang phẫn nộ”, Dhao nói. “Nhưng rồi ông ấy giải thích rằng việc không ra đầu hàng hoặc bỏ trốn ra nước ngoài là cách ông ấy thực hiện ‘nghĩa vụ đạo đức phải ở lại’, và nói rằng sự dũng cảm đã níu chân mình”.

Gadhafi khước từ những lời khuyên về việc từ bỏ quyền lực và nói rằng: “Đây là đất nước của tôi. Tôi đã không nắm quyền lực từ năm 1977”. Dhao kể rằng dường như ông Gadhafi có suy nghĩ thoáng hơn trong việc từ bỏ quyền lực so với các con trai, nhưng cuối cùng cánh cửa phòng của ông vẫn đóng lại khi những người thân cận tới khuyên can.

Trong nhiều tuần liền, quân đội chính phủ mới ở Libya nã đạn pháo vào Sirte. Một quả tên lửa hay rocket thậm chí đã rơi trúng ngôi nhà mà ông Gadhafi đang ở khiến 3 vệ sĩ bị thương, Dhao kể lại. Một đầu bếp đi cùng ông Gadhafi cũng bị thương, nên sau đó mọi người phải tự nấu ăn.

Trong hai tuần vừa qua, khi quân đội chính phủ mới đẩy mạnh tấn công, đại tá Gadhafi và các con trai của ông bị kẹt giữa hai tòa nhà ở một khu dân cư được gọi là Quận 2 tại Sirte. Họ bị hàng trăm lính chính phủ mới bao vây và phải hứng chịu những màn mưa đạn từ các vũ khí hạng nặng. “Quyết định duy nhất lúc đó chỉ là sống hay chết”, Dhao nói. Ông Gadhafi cuối cùng quyết định rằng đã đến lúc rời đi, và dự định chạy trốn tới một trong các ngôi nhà ở gần đó, nơi ông đã được sinh ra.

Vào ngày thứ năm 20/10, một đoàn xe hơn 40 chiếc chuẩn bị rời đi vào khoảng 3 giờ sáng, nhưng sự hỗn loạn của những người trong phe trung thành với ông Gadhafi khiến giờ xuất phát bị lùi lại 5 tiếng đồng hồ. Trên một chiếc Toyota Land Cruiser, đại tá Gadhafi và giám đốc an ninh, một người họ hàng và ông Dhao cùng rời đi. Gadhafi hầu như không nói gì lúc đó.

Khoảng nửa giờ sau, các máy bay chiến đấu của NATO và lính chính phủ Libya phát hiện ra đoàn xe. Khi một quả tên lửa rơi xuống gần một chiếc xe, các túi khí đã bung ra. Dhao, khi đó bị thương vì một mảnh đạn, đã cùng chạy trốn với ông Gadhafi và một số người khác. Họ tới một nông trại, sau đó chạy ra đường lớn, và hướng tới những ống thoát nước. Dhao bị trúng một mảnh đạn nữa rồi bất tỉnh. Khi tỉnh lại, ông thấy mình đang ở trong bệnh viện.

Nhật Nam (theo The New York Times)

ÂM THANH HẺM PHỐ ĐÊM

Đêm cúp điện đâu rõ mặt con hẻm
những mái nhà ngái ngủ thấp cao
tiếng nhạc nhẹ len qua khuôn màn hẹp
nghe dịu êm một khoảng lặng không màu.
.
Gã say rượu vẹo xiêu bóng đổ
lè nhè ca lạc điệu khúc tàn thu
chân gõ nhịp nền xi-măng loang lổ
dưới mảng trời rách nát ánh sao lu
.
Bóng lảo đảo khuất vào căn nhà tối
cửa lặng im khép kín lời ca khuya
để dòng nhạc chạm hờ bờ tường cũ
dội về đâu tan loãng âm mùa xưa.
.
Đôi mèo hoang gọi nhau khàn mái phố
tiếng gào khua nhức buốt khoảng đêm đen
ai thức giấc giữa mơ hồ mộng mị
mắng bâng quơ loài quỉ đói, yêu điên
.
Điệu blues dìu đêm dài trôi mãi
một âm rời rụng xuống nỗi cô đơn
ta chợt tưởng chân dung em ngồi khóc
giọt sương thu đọng lại trong hồn buồn.
.
Saigon,2011
Đoàn Thuận

By daohieu Posted in Chưa phân loại

Nga giao tên lửa phòng thủ cho Việt Nam

Cập nhật: 19 tháng 10, 2011
Chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MK2Nga cung cấp nhiều vũ khí và trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam

Tin cho hay Nga vừa giao hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion thứ hai cho Việt Nam theo hợp đồng ký từ năm 2005.

Hãng tin Nga Interfax dẫn nguồn quân sự nói hôm thứ Ba 18/10 rằng việc chuyển giao hệ thống phòng thủ cơ động có trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont được thực hiện “vào tuần trước”.

Như vậy, hai tập đoàn xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga là Rosoboronexport và NPO Mashinostroyeniya đã hoàn tất hợp đồng mà Nga ký với Việt Nam hồi năm 2005, bao gồm hai hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion.

Hệ thống Bastion đầu tiên mà Việt Nam mua của Nga đã được giao hàng từ giữa năm ngoái.

Mới đây, truyền thông Nga cũng loan tin Việt Nam đang tiến hành đàm phán với chính phủ Nga nhằm ký thêm hợp đồng mới để mua thêm hệ thống Bastion, số lượng chưa công bố.

Với trang thiết bị hiện đại này, khả năng phòng thủ bờ biển của Việt Nam sẽ được nâng cao đáng kể, nhất là trong bối cảnh diễn biến trên biển đang có nhiều phức tạp khó lường.

Tạp chí quốc phòng có uy tín Jane’s Defence thì nói hợp đồng đang thương thảo sẽ được thực hiện bằng vốn tín dụng của Nga.

Loạt hàng mới có thể sẽ được cung cấp vào khoảng năm 2013-2014.

Tăng khả năng phòng thủ

Báo Nga nói hệ thống Bastion là “thành tựu” của công nghiệp sản xuất tên lửa Nga, có khả năng tiêu diệt các loại chiến hạm từ tàu đổ bộ, tàu vận tải yểm trợ, cụm tàu chiến và máy bay thuộc nhóm tấn công, cũng như diệt các mục tiêu hạm tàu đơn lẻ ở cự ly đến 300 km.

Bastion còn có thể bảo vệ một khu vực bờ biển trải dài tới 600 km. Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, Tân Hoa Xã, đã nhận định Việt Nam sẽ đặt hai hệ thống Bastion này tại bờ biển miền Trung để đối phó với đe dọa trên Biển Đông.

Hệ thống phòng thủ BastionBastion được cho là ‘thành tựu lớn’ của công nghiệp chế tạo vũ khí của Nga

Hệ thống Bastion gồm 4 xe mang phóng tự hành K-340P ( mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa); 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P và các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu khác.

Ngoài cấu hình cơ bản vừa nêu, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu.

Đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont

Tên lửa Bastion-P có hai loại hành trình bay cơ bản: hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, và hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km.

Các đơn đặt hàng dồn dập mà báo chí loan tải cho thấy kế hoạch gấp rút tăng cường năng lực phòng thủ và hải quân của Việt Nam.

Mới đây, trong chuyến thăm Hà Lan hồi tháng Chín, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ngỏ ý muốn mua bốn tàu hộ tống lớp Sigma của nước này.

Hải quân Việt Nam năm ngoái đã tiếp nhận hai tàu hộ tống Gepard-3.9 từ Nga.

Quân đội Việt Nam cũng đã đặt sáu tàu ngầm hạng Kilo và nhiều chiến đấu cơ Su-30MK2 từ quốc gia đồng minh cũ.

Việt Nam còn đặt mua nhiều tên lửa Brahmos của Ấn Độ và hỏa tiễn tầm ngắn Extra của Israel.

BBC

NỔ BỤNG VÌ XÃ HỘI HỌC TẬP

Xưa ở một xứ thuộc Nam Thiêm Bộ Châu có một vương quốc tục gọi là Đại Ngu nổi tiếng vì có nhiều thế hệ vua quan dốt nát nhưng rất ham làm mẽ, ra vẻ mình uyên thâm và nhiều ý tưởng lớn. Kiếp trước, bỉ nhân đã từng làm một chức quan mọn trong cung, được mắt thấy tai nghe biết bao những trò nhố nhăng kệch cỡm.

Lâu lâu, vua lại nghĩ ra một từ gì đó rất kêu hoặc lấy một cụm từ nào đó của một bậc thức giả (ví như “dân vi bản”) làm của mình rồi xướng lên trước quần thần, làm như mình vừa phát minh ra một điều vô cùng quan trọng. Có những cụm từ đã dùng nhiều năm, nhưng vì chưa nghĩ ra cái gì mới để thay thế, vua bèn đảo chữ từ sau lên trước (tỉ như “công bằng – dân chủ – văn minh” đảo thành “dân chủ – công bằng – văn minh”) gọi là “cho phù hợp với giai đoạn cách mạng mới”. Cũng có khi vua tỏ ra ưu ái quần thần, cho đem việc đảo chữ ra bàn thảo trước triều đình nhiều ngày và cho rằng việc đó sẽ đem lại nhiều ân huệ cho bách tánh.

Thỉnh thoảng, vua lại ra một chỉ dụ rồi bắt các quan tỏa về các địa phương, lệnh cho quan chức các nơi phải gom dân lại học ngày học đêm, làm cho sản xuất đình đốn, dân đã nghèo càng thêm đói khổ (nhưng vẫn phải luôn mồm ca ngợi công đức nhà vua). Nhà vua cũng hay “phát động các phong trào” này nọ để toàn dân tham gia. Chỉ riêng “phong trào học tập tiên đế” đã kéo dài hàng chục năm, góp phần làm quốc khố vơi đi nhanh chóng.

*

Một lần, trong buổi thiết triều, sau màn đàn hát và những bài nói của các quan ca ngợi công đức và sự anh minh của “thiên tử”, nhà vua trịnh trọng đứng dậy nói:

“Hôm nay, trẫm long trọng công bố với bá tánh trong nước và trước cả các lân bang một chương trình độc nhất vô nhị. Phải nói rằng từ cổ chí kim cũng như mãi mãi sau này không ở đâu và không bao giờ có một chương trình hoành tráng như cái mà trẫm sắp nói ra đây…”

“Hoàng thượng sáng suốt! Hoàng thượng vạn tuế!” Long sàng dậy lên tiếng tung hô như sấm.

Hoàng thượng nhìn xuống quần thần với vẻ bao dung và thỏa mãn. Rồi Ngài khẽ giơ tay ra hiệu im lặng. Một hồi sau, các quan tạm ngừng tung hô.

“Đại chủ trương mà trẫm muốn bá cáo trước toàn thiên hạ là chương trình “Khuyến học – Khuyến tài – Xây dựng xã hội học tập”…

“Hoàng thượng đại sáng suốt! Hoàng thượng vạn-vạn tuế!” Tiếng tung hô như sấm lại dậy lên.

Hoàng thượng lại giơ tay một cách bao dung.

“Trẫm nhắc lại. Đây là chương trình “Khuyến học – Khuyến tài – Xây dựng xã hội học tập”. Dân ta vốn là dân hiếu học. Nước ta đang vươn lên như một con rồng kinh tế và một con rồng học vấn. Nhưng muốn làm bá chủ thiên hạ thì còn phải làm sao cho mọi thần dân của trẫm học nhiều hơn nữa. Học suốt đời. Người sắp xuống lỗ cũng phải học! Trẻ con mới lọt lòng cũng học. Phải lập ra lớp học khắp nơi. Hàng ngày ai cũng phải đến lớp. Phải phấn đấu để trong vòng 10 năm vương quốc của trẫm sẽ có 2 vạn tiến sĩ, hàng chục vạn thạc sĩ, hàng triệu cử nhân,… Các quan trong triều và quan hàng tỉnh tới đây đều phải là tiến sĩ, tiến tới quan chức quận huyện cũng phải tiến sĩ. Ở thôn quê, bọn nào không đi học đại học trở lên được thì mở các lớp dạy nghề cho chúng, mỗi năm dạy nghề cho 1 triệu đứa. Phải khuyến học bằng cách ép học, dân đen đứa nào không chịu học thì nọc ra đánh hoặc bắt nhịn ăn, phạt giam, phạt tiền. Và phải biết khuyến tài, nhất là tài ca ngợi trẫm, tài tuân lệnh và cung phụng thượng cấp. Đứa nào giỏi làm việc nhưng dám nói ngang hay can gián không được tính là thực tài. Đó chỉ là tay sai của các thế lực thù địch. Phải nghiêm khắc trừng trị chúng, phát hiện đứa nào thì tống ngay vào ngục. Làm thế bảo đảm mươi mười lăm năm nữa vương quốc của trẫm sẽ đầy những học giả lỗi lạc, các quan ai nấy đều là tiến sĩ đạo sĩ đạo văn. Các ngươi có đồng ý không?”

“Hoàng thượng đại-đại sáng suốt! Hoàng thượng vạn-vạn-vạn tuế!” Sấm tung hô lại nổi lên, lần này làm cả thành đô rung chuyển và vang xa hàng chục dặm.

Bỉ nhân chợt thấy ngỡ ngàng. Cả một triều đình, từ vua tới các quan, đều là một phường chỉ biết hưởng lạc, không bao giờ giở sách thánh hiền ra đọc, nếu có giở sách cũng chỉ giả vờ nhìn vào để lấy mẽ, nếu có học cũng chỉ học mẹo xu nịnh, lừa lọc, còn dân thì đang sống dở chết dở vì đói kém, vì lụt lội, vì môi trường đầy rác thải độc hại, thế mà bỗng nhiên nói đến “Khuyến học – Khuyến tài – Xây dựng xã hội học tập”. Vì quá tức cười, trong phút chốc, hơi ở đâu bỗng dồn vào bụng bỉ nhân, làm cái bụng căng ra, rồi không chịu nổi, nó bỗng nổ bùm một tiếng, tóe hết cả thức ăn lẫn cứt đái lên đầu, lên mặt vua tôi nước Đại Ngu. Bỉ nhân chết tức khắc.

Cả triều đình sửng sốt. Được cái không có kẻ nào la thối. Vì họ đã quá quen với những thứ thối hơn nhiều.

*

Sau khi bỉ nhân bất đắc kỳ tử, hồn vía rời kinh thành vì không chịu nổi mùi thối chốn cung đình. Sau mấy ngày phiêu diêu, bỉ nhân (tức là hồn vía) quyết định hồi hương.

Về đến nhà, bỉ nhân được chứng kiến người nhà đang làm ma bỉ nhân. Mọi người đang khóc lóc chợt im lặng như đang lắng nghe, rồi tất cả bỗng tươi tỉnh như không có chuyện gì xảy ra. Đoán biết mọi người cảm nhận được sự trở về của bỉ nhân, bỉ nhân liền lên ngự trên bàn thờ, cạnh bài vị.

Ở nhà được mươi ngày, một hôm bỉ nhân thấy trưởng thôn đến đầu ngõ gọi to:

“Ơ này ông Bớ (đó là tên em trai bỉ nhân), tối nay ra nhà văn hóa làng họp triển khai chủ trương “Khuyến học – Khuyến tài – Xây dựng xã hội học tập” nhá! Đi cả nhà. Ai vắng họp bị phạt một thưng thóc.”

Bỉ nhân vừa nghe gọi đã lại thấy tức cười. Cố gắng nhịn cười để tối ra “nhà văn hóa” xem người ta “triển khai triển thối” kiểu chi.

Buổi tối tại nhà văn hóa, sau khi đợi mãi chỉ được có 34 người đến dự họp, trưởng thôn quyết định khai mạc cuộc họp. Mở đầu, y cung kính quay sang nhìn một người lạ bụng phệ đang ngả người, lim dim mắt trên ghế và giới thiệu đó là tân chủ tịch hội khuyến học huyện.

“Vô cùng may mắn cho thôn ta không chỉ được đón cán bộ khuyến học xã mà được đón chính đồng chí chủ tịch hội khuyến học huyện về chỉ đạo cuộc họp quan trọng này.” Trưởng thôn nói. “Đề nghị bà con ta cho một tràng vỗ tay.”

Rồi y lấy hết sức đập hai lòng bàn tay vào nhau bồm bộp. Vài người miễn cưỡng vỗ tay theo hờ hững. Chủ tịch hội khuyến học huyện lừ mắt vẻ khó chịu.

Sau khi ông chủ tịch ậm ọe lên lớp một hồi lâu về đại chủ trương của hoàng thượng, trưởng thôn đọc một danh sách tuyên dương 38 gia đình có thành tích khuyến học xuất sắc trong 5 năm vừa qua. Rồi y nói tiếp:

“Trong năm năm tới, để hưởng ứng chủ trương của hoàng thượng về “Khuyến học – Khuyến tài – Xây dựng xã hội học tập”, cũng như các nơi, thôn ta sẽ thành lập hội khuyến học, mỗi gia đình mỗi tháng phải nộp Quỷ 2 đồng, nhà nào không có tiền thì nộp 2 đấu thóc. Ngoài ra, để đạt danh hiệu “thôn khuyến học xuất sắc”, mỗi gia đình phải nộp 3 đồng để làm quà cho đồng chí chủ tịch đây, nhờ đồng chí ấy về nói với các đồng chí lãnh đạo cấp trên công nhận cho thôn ta, và mỗi nhà 5 đồng nữa để làm quà cho các đồng chí cấp trên thì mới bảo đảm chắc ăn…”

Trưởng thôn đang nói dở thì cái bụng của bỉ nhân – lần này thì không phải bụng thịt của thân xác mà là bụng thể vía – lại chướng lên vì tức cười. Rồi nó lại nổ tung như cái bụng thịt kia. Chỉ có điều cái bụng vía nổ không tạo ra tiếng bùm mà chỉ thành một tiếng như đánh rắm. Lợi dụng cái tiếng như tiếng rắm đó, mấy người từ nãy đã cố chịu mùi thối liền lấy tay bịt mũi chạy ra ngoài.

Bỉ nhân chết lần hai. Cả hai lần đều do tức cười vì cái chương trình “Khuyến học – Khuyến tài – Xây dựng xã hội học tập”.

TRẦN VÔ HỌC

Người Trung Quốc nhẫn tâm?

Cập nhật: 11:26 GMT – thứ hai, 17 tháng 10, 2011
Cảnh tượng vụ tai nạnVụ việc xảy ra hôm thứ Năm khiến nhiều người lên án xã hội Trung Quốc.

Gần hai chục người đi ngang qua đã bỏ mặc một bé gái hai tuổi bị thương nặng vì tai nạn giao thông nằm ngay giữa lòng đường phố, hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan tin hôm thứ Hai.

Vụ việc xảy ra hôm thứ Năm đã làm dấy lên một làn sóng tức giận trên các trang mạng xã hội ở nước này.

Các camera an ninh cho thấy cảnh hàng loạt người thờ ơ đi ngang qua bé gái Vương Duyệt Duyệt sau khi bé bị một chiếc xe tải nhỏ đâm ngã ra đường, rồi sau đó lại bị một chiếc xe tải lớn hơn chạy ngang qua người lần nữa ngay bên ngoài cửa hàng của gia đình bé tại thành phố Phật Sơn, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Hình ảnh video công bố cho thấy chiếc xe tải thứ nhất đâm ngã và chạy bánh trước đè qua người bé gái rồi dừng lại. Thay vì xuống xe cứu giúp nạn nhân, tài xế ngập ngừng ít giây rồi quyết định cho xe chạy đi, khiến nạn nhân bị bánh sau nghiến tiếp ngang người.

Gần hai chục người khác đi ngang qua, gồm cả người đi bộ, đi xe đạp, xe máy và xe ba-gác, đều đi vòng qua và phớt lờ nạn nhân, còn chiếc xe tải thứ hai, tương đối kềnh càng trong con phố nhỏ, đã chọn cách chạy thẳng qua đôi chân của bé gái thay vì dừng lại hoặc né tránh.

Tân Hoa Xã nói cuối cùng một nhân viên vệ sinh đã tới đưa cháu bé vào vỉa hè và gọi mọi người tới giúp, nhưng vẫn bị nhiều người qua lại phớt lờ. Cuối cùng, bà tìm được mẹ nạn nhân, và bé gái được mẹ đưa vào viện.

Các bác sỹ nói bé Duyệt Duyệt bị hôn mê và trong tình trạng nguy kịch, khó lòng qua khỏi những chấn thương nghiêm trọng.

Phát ngôn viên bệnh viện nơi đang chữa trị cho bé nói với hãng tin AFP: “Bé không thể sống sót sau bất kỳ cuộc phẫu thuật nào. Não bé hầu như đã chết.”

Cảnh sát đã bắt giữ hai tài xế lái hai chiếc xe gây tai nạn, hãng tin Tân Hoa Xã nói.

Tại con người hay tại pháp luật?

Trước tin trên, một công dân mạng trên mạng xã hội Sina Weibo rất phổ biến ở Trung Quốc, với mô hình hoạt động tương từ như Twitter, viết: “Xã hội này thật là vô cùng bệnh hoạn. Đến con chó con mèo cũng không đáng bị đối xử một cách nhẫn tâm như vậy.”

Nhiều người phản ứng giận dữ, và nói vụ việc càng cho thấy xã hội Trung Quốc đã trở thành một “thế giới vô đạo đức”.

“Mọi người đều ca ngợi người phụ nữ thu dọn vệ sinh đã cứu giúp bé, nhưng phải chăng việc giúp một người bị thương hay đang hấp hối là điều không bình thường?” Johnny Yao đặt câu hỏi trên Sina Weibo, “Chuyện này cho thấy sự bất thường tới mức nào trong tình huống cần cư xử với cái tâm trong xã hội này! Những người Trung Quốc đáng buồn, đất nước Trung Quốc đáng thương, chúng ta liệu có thể được cứu thoát khỏi cảnh này không?”

Tuy nhiên, có những người khác lại liên hệ vụ việc với một trường hợp tai nạn khác từng xảy ra trước đó, khi một người đàn ông tìm cách cứu giúp nạn nhân là một phụ nữ lớn tuổi bị ngã, nhưng sau đó ông bị truy tố với lý do sự can thiệp của ông vào thời điểm đó là vi phạm các quy định của chính phủ về việc trình tự xử lý nạn nhân trong các vụ tai nạn.

Tờ China Daily cũng từng loan tin về các vụ tai nạn hồi tháng Giêng, khi các cụ già ngã trên đường phố đã bị bỏ mặc bởi không ai muốn bị phiền hà nếu giúp đỡ.

Câu chuyện về vụ tai nạn thương tâm của bé Duyệt Duyệt đã thu hút sự theo dõi của hàng triệu người chỉ vài giờ sau khi những hình ảnh camera an ninh được phát đi trên các mạng tin tức online ở Trung Quốc.

BBC

KÝ ỨC SƠ SÀI 03

Thời gian học văn khoa nhàn nhã tôi lang thang tìm chỗ dạy. Sài gòn đầu những năm 60 còn là một rừng cây êm ả. Những buổi trưa tan trường Đức Tin số 6 Mạc Đỉnh Chi, đi dưới tàng cây dầu nghe tiếng cu gáy râm ran tưởng như tiếng chim gáy chốn quê nhà ngày cũ. Đường Phùng Khắc Khoan kế bên với hai hàng me tơ lá già xanh sẫm, lá non màu đọt chuối chen nhau từng mảng, lâu lâu mới có chiếc taxi hai màu xanh trắng chạy qua, con đường lại trở về tĩnh lặng , gần như không một bóng người. Con chim sâu màu vàng nghệ treo ngược đung đưa dưới cành lá thanh mảnh tìm mồi, thỉnh thoảng buông tiếng hót dài vi…i…xào…ào…nghe ra một điệu buồn kêu than vì cuộc mưu sinh vất vả.

Ôi, những hàng me Sài gòn của ông Bình Nguyên Lộc:

“Me đẹp vi thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng nhừu, không lùn tịt như sanh, đẹp vi vỏ cây cằn cỗi gi nh nhng cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, vi rêu xanh mơn mn bám trên vỏ sạm đen, đẹp như hòn non bộ dày sương dạn gió. Tàng me không thưa, không xơ rơ như tàng sầu riêng, không dày mịt như măng cụt. Vốn nó đã đẹp ngoài thiên nhiên rồi mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh nhng ngôi nhà xi-măng cốt sắt, khô, nóng, và buồn thì nó lại càng đẹp hơn biết bao! Ôi, nhng hàng me Ch cũ, nhng hàng me phố Gia Long, những hàng me phố Tản Đà giao nhành rp bóng. Nhng hàng me bầu bạn của người đi bộ̀ trưa. Nhng hàng me tò mò dòm vào các ca sổ tư gia, gi vào đó nhng lá me nhỏ li ti trên tóc cô gái bé, nhng hàng me tàng xanh sậm quyến luyến tiêng dương cầm của ai t của sổ vọng ra.”

Hình như tôi có đọc đâu đó sau này, nhà văn SN chê cây me, cho là thứ cây thô lậu, tầm thường; trong khi ông Bình Nguyên Lộc đồng ý: ”Me, cái tên nghe thô lỗ, cộc cằn, chẳng chút cao nhã như thanh tùng, anh đào” nhưng “chưa chắc thanh tùng, anh đào đẹp bằng me, nhất là me Sài gòn.” Dường như cái gì ông BNL khen thì ông SN chê. Người ta, vốn rộng lượng với thiên hạ nhưng có lúc cũng hẹp với đồng nghiệp. Tôi có “chủ quan” nghĩ bậy, xin hương hồn người đã khuất lượng thứ.

Văn xuôi Việt Nam, những đoạn hay tả cây cối, hoa lá có thể trích giảng cho học sinh tiểu học và cấp 2 xem ra hiếm hoi. Đoạn tả hoa súng của Đinh Gia Trinh thâm trầm sắc màu đạo đức, lời văn bóng bẩy nhưng diễn đạt cầu kỳ, đoạn tả hoa phượng của Xuân Diệu trong tập  Trường Ca lời văn lộng lẫy, âm điệu nhịp nhàng nhưng ý tưởng kém phần cụ thể; riêng đoạn này xuất sắc vì văn phong giản dị, từ láy gợi hình, phép nhân hóa sử dụng tài tình, tự nhiên. (Đọc mà nhớ Sài gòn ngày cây cối chưa bị tàn sát hàng loạt, nhớ xe mỳ tàu Chợ cũ thơm lừng dứới bóng me mát rượi).

Yêu thích  giá trị nghệ thuật của nó, may mắn sao tôi gặp được người quen đang tham dự vào việc soạn sách giáo khoa cải cách, tôi nói với anh nên đề nghị cho trích  giảng bài đó. Gặp lại, anh nói: “Xong rồi, sẽ có bài Những hàng me Sài gòn”của BNL”. Tôi mừng.  Chẳng dây dưa gì bài này bài nọ trong sách giáo khoa (mà hạng như tôi ai cho mình dây dưa vào? vớ vẩn!) nhưng nghe thế tự nhiên tôi cũng mừng. Sách phát hành, mở ra xem, thấy chỉ có một đoạn ngắn ba bốn câu, đề bài là ”Những hàng me” cụt ngũn. Trời đất, “Những hàng me” thì khác xa “Những hàng me  Sài gòn” chứ? À ra vậy. Người ta …né chữ Sài gòn, ghét chữ  Sài gòn vì chữ này gợi tới… ngụy quyền Sài gòn, văn học đồi trụy Sài gòn chăng? Hèn gì mấy năm trước, nghe ông tường thuật đá banh cứ nói dội Cảng thành phố Hồ Chí Minh một cách dài dòng thay vì chỉ nói Cảng Sài gòn cho lẹ. Ông ta không biết Cảng Sài gòn là tên riêng, Cảng Sài gòn của thành phố Hồ Chí Minh, (nếu muốn nói đủ). Tò mò, tôi lật ra xem  mấy cuốn Tiếng Việt của bậc Tiểu học thử “cải cách” tới đâu so với sách cũ. Trước hết và dễ thấy  hơn hết là những cái bìa sách rất khác, khổ in khác, sắp xếp các chủ đề, chủ điểm cũng khác; giấy tốt hơn và giá …mắc hơn. Sách bỏ đi khái niệm từ ngữ, ngữ pháp, thay vào đó là luyện từ và câu, chắc là tránh tên gọi môn học  gây cảm giác nặng nề. Văn thơ được sao lục giảng dạy hầu hết lấy lại từ sách cũ. Tât nhiên cũng có bài mới nhưng đặc điểm chung là chia đều mỗi người một hoặc hai bài. Hình như được trích in vào sách giáo khoa là một vinh dự lớn, một quyền lợi hay chứng thực cho giá trị tác phẩm của tác giả đó chăng? Có lần tôi nói chuyện này với  Đào  Hiếu, Đào quân cười bảo thì cũng như phân phối cho công nhân viên theo tiêu chuẩn nửa ký thịt, mười ba ký gạo. Xem thử một bài học thuộc lòng trong sách Tiếng Việt lớp BA:

Rừng cây trong nắng.

Trong ánh nắng mặt tri vàng óng, rng khô hiện lên vi tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. Nhng thân cây tràm vươn thẳng lên tri như nhng cây nến khổng lồ.  T trong biền lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt tri.  Tiếng chim không ngt vang xa, vọng mãi lên tri cao xanh thẳm.

ĐG

Đoạn văn trên đây nhiều khuyết điểm quá. Trước nhất là ý. Nói ánh nắng mt tri là thừa. Nắng mà không từ mặt trời thì là gì? Nói rừng khô rất dễ hiểu lầm rừng cây khô, có lẽ nói khô ráo sẽ ổn hơn. Mà rừng khô thì có gì  uy nghi tráng lệ? Tưởng thành quách lầu đài thì mới tráng lệ uy nghi chứ? Tác giả so sánh thân cây tràm như nhng cây nến khng l e không thích đáng. Có lẽ ông chịu ảnh hưởng Xuân Diệu trong Phấn Thông Vàng chăng? (Chín mười cây cau song song vt lên gi ánh sáng trên đầu như nhng cây nến khng l), nhưng có “giữ ánh sáng trên đầu” thì mới so sánh được với cây nến khổng lồ, còn ở đây, cây tràm với tán lá xanh rì  làm sao so sánh như vậy cho được? Rồi cách dụng ngữ nữa. Đoạn văn chỉ có bốn câu ngắn mà lặp đủ bốn lần từ TRỜI, câu nào cũng có trời, hai lần lên trời, hai lần mặt tri, đọc nghe vụng về, chướng tai…quá trời! Lỗi không ở nhà văn, nhà văn dù giỏi cũng có lúc sơ sót vì nhiều lý do. Lỗi thuộc người trích tuyển không cẩn trọng, không biết chỗ dở chỗ hay. Nghe nói việc đổi sách giáo khoa được tổ chức khoa học, ban bệ đàng hoàng lắm và tiền cũng nhiều lắm. Còn nhiều điều trong sách có thể nói tới, nhưng thôi, không phải chỗ. Buồn một nỗi nghe đồn sắp đổi đợt mới, tất nhiên là tiền của dân. Chữ nghĩa, giáo dục xứ này coi bộ ngày càng mắc tợn.

(còn tiếp)

KÝ ỨC SƠ SÀI 02

Suốt khóa học, chúng tôi thực tập tại các trường trung học Sài gòn, nhiều nhất tại trường kiểu mẫu Thủ đức. Nếu tôi nhớ không lầm thì mỗi người dạy đâu chưa tới mươi lần. Chúng tôi không đến nỗi tuân thủ năm bước lên lớp nghiêm nhặt như thời sau này, bài soạn, tức giáo án,  không cần phải đưa thầy “duyệt”. Giáo án, chao ôi, tôi khiếp nó quá (nội từ giáo án thôi đã thấy nghiêm trọng rồi,  nói bài soạn bộ chưa đủ nghĩa sao? Cũng như em chọn “phương án” nào thay vì câu trả lời nào, chắc nói phương án nghe oai hơn, hay chữ hơn) . Năm 1980, tôi về dạy tại một trường trung học chuyên nghiệp, tôi mất “lao động tiên tiến”, chết lên chết xuống vì nó, ông tổ trưởng ngữ văn người bắc, hình như là bộ đội chuyển ngành, luôn tổ chức thi “giáo án tốt”, soạn năm bảy trang với đủ thứ câu hỏi, ghi rõ cả câu trả lời của học sinh (dự kiến!) mũi tên chỉ qua chỉ lại, dạy theo đó phải mất ít ra gấp đôi số giờ qui định, tôi thắc mắc thì ông bảo thi soạn giáo án tốt là một hoạt động khác, không phải để áp dụng 100% khi dạy. Tôi ngờ chuyện này là sáng kiến riêng của ông tổ trưởng chứ làm gì mà thi đua kiểu kỳ cục, cốt hành hạ giáo viên chứ ích gì đâu, nhất là nội dung những giáo án đó được chép từ sách hướng dẫn giảng dạy, có ai dám dạy cái gì khác. Quả thật, khác nhau lắm. Ngày trước, trong thời gian thực tập, chúng tôi cũng chỉ cần viết một plan détaillé cho riêng mình, nhiều khi soạn một đường vào lớp dạy một nẻo theo ý tưởng mới nảy sinh. Xong đâu đó, giáo sư hướng dẫn mới chỉ ra những điểm hay  dở, một cách nhẹ nhàng. Cho nên được đi thực tập, ai cũng vui vẻ, hào hứng. Sách giáo khoa thì có cả mấy chục tác giả, chẳng phải pháp lệnh pháp liếc gì cả, ai muốn dùng sách của ai tùy ý, chẳng qua đó chỉ là những độc bản mà thôi. Một hôm, tôi dạy bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm tại trường nữ trung học Lê Văn Duyệt Gia định (Một mai, một cuốc, một cần câu…), tôi có nói với học sinh sự tiến triển của câu thơ Nôm, về hình thức, từ Trê cóc, Lục súc tranh công…đến  Nguyễn Bỉnh Khiêm là cả một bước tiến dài. Câu thơ chữ Nôm đã nhẹ nhàng, trong sáng lắm, so với ngày nay cũng không khác bao nhiêu. Cuối giờ, để “củng cố” bài dạy, tôi hỏi ý kiến, một nữ sinh  nói rằng cô thấy thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều chỗ tứ thơ dễ dãi, lời hơi ngô nghê. Tôi nói phải trả những bài thơ đó vào thời điểm sáng tác cách nay đã năm sáu thế kỷ để đánh giá, đừng so sánh với thơ bây giờ theo từng lời từng ý. Tôi nghĩ bụng chắc cô này con nhà nòi văn chương thơ phú đây. Cao hứng và coi bộ dư giờ, tôi liền đọc cho cả lớp nghe mấy câu thơ của một tác giả trẻ vừa đăng báo Văn của Trần Phong Giao.

(ỨNG CHIếN, đọc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm của Chinh Yên)

Hiền sĩ đc thơ bên lu c

Tôi đọc thơ gia chn ba quân

Cách nhau mỗi ngày là mi l

Huống h trên dưới my trăm năm

Hiền sĩ có trăng treo ngoài ngõ

Để lâu lâu ngm nghía đ buồn

Tôi có gì đâu ngoài súng nhỏ

Máng đầu giường chm gió kêu khan

Hiền sĩ có cây già ta gối

Có chim ngàn ở n chia vui

Tôi có gì đâu ngoài nón trận

Tránh đạn bom nh chút hên xui

Hiền sĩ nh tênh đường danh lợi

Tôi ngược xuôi mòn no phù sinh

Đôi khi cũng muốn như người trước

Xem đời như mt gic mơ tan

Tôi nói đoạn thơ đó chỉ có “chốn ba quân” có vẻ cổ, ngoài ra làm sao bắt người xưa nói theo kiểu như “ngắm nghía đỡ buồn”, “nhờ chút hên xui”, “mòn nẻo phù sinh”….Cả lớp cười nhưng tôi không kịp thấy thầy Lưu Khôn phản ứng ra sao, tôi hơi lo vì mình “liên hệ” hơi xa. Nhưng lúc lên xe trở về, thầy nói “Anh dạy được”. Một chuyện về sách vở, giảng dạy, tôi chưa quên. Cùng thời điểm này, tôi được dạy giờ tại trường trung học tư thục Thánh Mẫu, Gia định của linh mục Nẫm, (tôi quên họ của cha). Chỉ là sinh viên, tôi được xếp dạy lớp Đê thất, Đệ lục. Một hôm, tôi chép lên bảng  bài văn xuôi mình được học từ năm lớp Đệ thất, nguyên văn… theo trí nhớ như sau:

NHÀNH LÚA MỚI

Tôi tới mt min quê k bên trn đa vào mt bui chiu hoe nng.

đây, cánh đng loáng nước nm dài, vng bóng người nông dân cn mn. Nhìn vào thôn xóm, không thy mt  bóng người, khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Qua mt đêm ng đ, sáng hôm sau, tôi trở dy lên đường. Trong ánh nng ban mai, đ ai biết có gì đi khác? Nhìn vào thôn xóm, vn không mt bóng người, vn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm nhưng di đng loáng nước chiu qua đã xanh rì ngn m. Tôi nghĩ đến bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lượt tr v đây, đến nhng bàn tay mm mi cy tng hàng m trên di đng rng mênh mông.Trong lúc chiến tranh c tiếp tc gieo rc tang tóc và đ nát, trong lúc bom đn c tơi bi trên khp đô thành và làng mc, thì đây, người nông dân Việt nam vn thn nhiên gieo ngun sng.

Nhành lúa mới như mt tui xuân vùng tri dy, tượng trưng cho sc sng mãnh lit ca c mt dân tc.

Vô Danh

Lúc đó cha Nẫm đi ngoài hành lang, cha nhìn bảng đen, dừng lại đọc chừng mấy giây rồi đi về văn phòng. Giờ ra chơi, cha ghé phòng giáo sư ngồi nói chuyện với vài vị khác (hồi đó gọi thầy dạy bật trung học là giáo sư trung học), làm như luôn tiện, cha tế nhị hỏi tôi bài dạy đó ở đâu, sao lại tác giả Vô Danh. Tôi  trả lời bài đó tôi được học từ nhỏ, có trong sách giáo khoa, còn Vô Danh, theo ý tôi, chắc là người sao lục tránh nêu tên tác giả miền bắc chăng, có lẽ bài hay nên họ cứ trích cho học. Cha hiệu trưởng gật đầu, không nói gì thêm. Tôi nghĩ mình cũng đa sự, dạy bài đó làm gì để cha bận tâm, có khi năm tới không được mời dạy tiếp. Thế nhưng không, trước hè, cha giao cho tôi thời khóa biểu  lớp cao hơn và nhiều giờ hơn. Tôi dạy ở đó cho tới lúc ra trường sư phạm, phải rời Sài gòn về dạy trường trung học Nguyễn Trung Trực Rạch giá. Tôi vào từ giả linh mục Nẫm, dẫn Đào Hiếu theo giới thiệu để anh thế chỗ. Hình như Đào Hiếu cũng không dạy được lâu, vì anh bị bắt trong vụ Huỳnh Tấn Mẫm chứ không phải tại nhà trường từ chối. Trở lại chuyện bài văn xuôi nói trên, vì giá trị nghệ thuật cao của nó, (lời văn bóng bẩy, từ láy gợi hình, câu suôn sẻ đầy nhạc điệu, ý hàm súc, tình yêu nước bày tỏ cách kín đáo nhưng thiết tha, đoạn kết so sánh tuyệt vời…) nên tôi nhớ nó suốt đời. Tâm hồn trẻ thơ thế hệ chúng tôi được dưỡng nuôi bằng những bài văn như vậy, văn xuôi của Xuân Diệu (Phấn thông vàng, Trường ca), của Đinh Gia Trinh (Hoa súng, Một cảnh chùa…), đoạn tả buổi sáng mùa xuân tràn nắng mới của Bùi Hiển trong cuốn Nằm vạ là  một đoạn tuyệt bút. Không cần gì nội dung phài thiết thực, phải “gắn liền” với cái này cái nọ. Chỉ cần văn hay, lời đẹp để nuôi dưỡng mỹ cảm nơi trẻ thơ, rèn luyện trực giác nơi tâm hồn chúng. Cái hay, cái đẹp cũng chính là cái tốt và đạo đức đó thôi. Chúng tôi cũng đã học văn xuôi của  nhiều tác giả khác  phần lớn đều ở lại đất bắc, người ta không nề hà gì mà không sao lục cho học sinh học. Sau này, tôi có dịp hỏi mấy anh chị giáo viên người bắc dạy cùng trường về tác giả bài văn trên nhưng không ai biết. Càng ngạc nhiên hơn khi họ chưa hề đọc qua những bài chúng tôi đã học. Sách ngữ pháp thì đồ sộ mà dẫn chứng toàn danh ngôn của các lãnh tụ chính trị, còn văn thơ minh họa phần nhiều là dở,(ngoại trừ ông Cao Xuân Hạo, khi phải minh họa các qui tắc ngữ pháp, bao giờ ông cũng dẫn lời nói phổ biến nhất trong dân gian). Tôi có dịp hỏi  học sinh chọn giỏi văn lớp 5 của thành phố thử cho biết bài thơ bài văn nào em thấy hay nhất và đã thuộc lòng, kết quả là không. Các em đã không nhớ bài nào trong sách giáo khoa. Buồn chưa! (trong khi phải học thuộc lòng các bài văn mẫu kinh hoàng soạn cẩu thả tràn ngập trong mấy quyển tập làm văn – có dịp tôi xin “khảo sát” vài bài  để quí bạn đọc chơi). Một chuyện oái oăm dạy cho tôi bài học đích đáng về việc “tìm tòi” trong giảng dạy. Tôi vốn phụ trách phần giáo trình hướng dẫn giáo sinh dạy bài tác văn cho học sinh tiểu học. Dạy phần này đỡ lắm, khỏi giảng văn theo sách quá máy móc chặt chẽ, nhưng rồi cũng có chuyện. Một hôm, tôi đem bài văn xuôi trên ra minh họa về cách dàn ý bài văn theo trình tự thời gian, tôi đọc qua theo trí nhớ để dẫn chứng. Tôi tưởng vậy là ngon lành, ít nhất tiết dạy cũng “đạt yêu cầu”, nhưng không, người ta đem bài dạy ra mổ xẻ, hỏi tôi  bài trích ở đâu, tác giả là ai (vô phước cho tôi, tác giả thì…vô danh, trích thì từ trí nhớ!) Nhờ  nội dung “tích cực” của nó nên tôi được bỏ qua nhưng khuyến cáo không bao giờ được trích dẫn cái gì không minh bạch, không nguồn gốc, nhất là không được dạy cái gì ngoài sách giáo khoa. Người ta bảo thiếu gì bài trong sách hướng dẫn giảng dạy mà phải tìm ở đâu cho xa xôi để dẫn chứng(!). Tôi ngồi thẫn thờ nghe góp ý, buồn bã ngó ra ngoài tìm một chút thiên nhiên. Đầu mùa mưa Sài gòn, gió mang theo hơi nước thổi tung những  trái dầu cánh mỏng bay lao xao, rộn rã như đám chuồn chuồn, bông điệp cánh vàng tàn úa rụng đầy một góc sân, nhìn lên nóc chuông nhà nguyện, thấy lũ dơi bắt đầu bay  loạn trời chiều, tự nhiên nhớ tới cha Nẫm ngày trước, lòng bỗng rưng rưng. Chiều đó ra về, ghé bệnh viện nhi đồng (xưa là Grall) thăm con trai tôi đang bị bệnh phổi ngặt nghèo. Đứng dưới mái hiên bệnh viện, nhìn mưa rơi trắng xóa trên hàng cây cổ thụ. a như xưa xối khôn cầm, réo um gió bạt nhòe câm bóng hình (Thanh Tâm Tuyền). Tôi cay đắng nhận ra mình yếu hèn cùng tận, khiếp sợ cuộc đời quá đáng, yếu đuối trong xử thế, bất lực trong mưu sinh, không dám bắt chước bạn bè ra chợ trời bán thuốc tây, làm kem đánh răng bạc hà, dầu gội đầu bồ kết (láo), bỏ mối café…

Nghĩ lại và so sánh, không thể không thừa nhận văn học, giáo dục ngày trước có cái gì phóng khoáng, thoải mái lắm. Hiệu trưởng chỉ là người phụ trách về hành chánh, không có quyền gì về chuyên môn, không bao giờ được can thiệp vào việc dạy của người khác, muốn vào lớp nói gì với học sinh phải xin phép người đang dạy, không được quyền “dự giờ” ai hết, quyền hành còn thua xa ông tổ trưởng chuyên môn thời nay. Trường đại hoc sư phạm chịu trách nhiệm hoàn toàn về năng lực người thầy. Họ đã cho thi tuyển (năm tôi thi, hình như gần ngàn thí sinh, lấy đậu 30), kiểm tra hằng năm, cuối cùng là kỳ thi tốt nghiệp. Tự tin vào chương trình, lịch trình đào tạo của mình, tin vào người thầy mình đã rèn luyện, không việc gì phải kiểm tra lại, cũng không nhờ ông nào bà nào ở trường phổ thông kiểm tra, kiểm soát hộ. Đó thiết thực là tôn trọng thầy. Người thầy hoàn toàn độc lập trong giảng dạy, không hề bị bất cứ thứ stress nào từ người quản lý. Học sinh đậu tú tài bao nhiêu, nhiều ít là do năm này năm khác, lớp giỏi lớp dở, thầy không bị qui trách, không nghe nói từ “thành tích” bao giờ. Dạy dở thì…trường tư không mời dạy, rán chịu. Chữ nghĩa cũng là thị trường tự do, không có định hướng gì hết. Không có chuyện ông thầy năm nào cũng chiến sĩ thi đua nhưng học sinh xầm xì thầy dạy chỉ đọc chép, buồn ngủ muốn chết.  Không nói nhưng người ta làm, người ta hành xử cách nào để thầy được tôn trọng đúng mức. Không bao giờ có cái trò tổ chức dự giờ bất nhơn như sau này. Dự giờ là một trong những hoạt động tai hại chỉ tổ làm hạ giá tư cách giáo viên, theo suy nghĩ và quan sát chủ quan của tôi. Học sinh lớp một cũng dư nhận ra những chuẩn bị, sắp đặt thiếu ngay thật  của thầy cô. Dần dần trẻ em từ lớp một tới học sinh cấp ba thấy chuyện đó tự nhiên như lửa thì phải nóng vậy thôi. Đoàn dự giờ vừa ra khỏi lớp, thầy trò nhìn nhau cười như đồng lõa, thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát nạn và đạt thắng lợi. Không gì tàn phá con người bằng quen thân với dối trá. Ai ơi, nỡ lòng nào “xây dựng cơ ngơi trên sự tàn phá con người”. Nói dự giờ để giúp nhau tiến bộ e chỉ là mục đích cao đẹp, chưa bao giờ đạt được, và không bao giờ đạt được. Nói dự giờ để đánh giá năng lực giáo viên e cũng  lầm lẫn, đâu cần nhiêu khê như vậy mới biết khả năng thầy. Cứ hỏi học sinh thôi là đủ. Một vài em còn nói sai chứ bốn năm chục em thì không thể nghi ngờ. Tôi đã hơn một lần nghe ông tổ trưởng trường trung học chuyên nghiệp nói trên bảo, một tiết dạy, ông có thể đánh giá dạy tốt với đầy đủ dẫn chứng, và ngược lại, cũng tiết đó, ông đánh giá tiết dạy yếu cũng đầy đủ chứng cớ! Xét giáo án thầy, kiểm tra chuyên môn thầy, dự giờ thầy… dần dần tạo nên hình ảnh ông thầy thật thảm hại dưới mắt học sinh. Thảm hại không kém gì đói cơm rách áo. Triển lãm thời bao cấp, chế nhạo thời bao cấp, cười cợt thời bao cấp, bảo đó là những kinh nghiệm đắng cay, tiếc mãi cho một thời mù quáng, sao chưa một lần nhìn lại xem ích lợi tới đâu của việc dự giờ thường trực, tràn lan. Đọc báo thấy nói ông bộ trưởng, ông giám đốc không thể đến chỗ này chỗ kia vì đang bận dự giờ, tôi không khỏi nén một tiếng thở dài.

(còn tiếp)

“Chiếm London” bước sang ngày thứ hai

Cập nhật: 12:38 GMT – chủ nhật, 16 tháng 10, 2011
Biểu tình "Chiếm London"Hàng nghìn người biểu tình đã xuống đường hôm thứ Bảy để thực hiện điều mà họ gọi là “Chiếm London” nhằm phản đối sự bất công trong đời sống kinh tế ở Anh quốc.

Một cuộc biểu tình chống chủ nghĩa tư bản ở khu tài chính London đã bước vào ngày thứ hai, với một số người phản đối cắm trại ngay bên ngoài Thánh đường St. Paul.

Khoảng 2.000 người đã tập hợp tại quảng trường của Thánh đường vào ngày thứ Bảy, theo ước tính của cảnh sát và khoảng 500 người khác vẫn lưu lại qua đêm.

Cuộc biểu tình là một phần của sự kiện ‘một ngày toàn cầu’ gồm các cuộc phản đối hối thúc các chính trị gia lắng nghe người dân mà không phải là nghe các “tài phiệt ngân hàng.”

Vào lúc bình minh, cảnh sát có mặt ở quanh bậc thềm bên ngoài Thánh đường, nhưng ngay trước khi Thánh đường mở cửa đã rút đi.

Giới chức cảnh sát đếm được khoảng 70 chiếc lều được dựng lên bởi những người phản đối qua đêm, sau một nỗ lực trước đó của họ nhằm biểu tình bên ngoài Sàn Chứng khoán London, vốn đã bị cảnh sát ngăn chặn.

Thánh đường St Paul đã mở cửa theo lệ thường ​​lúc 08h00, giờ London, để làm lễ và đón du khách.

Thứ Bảy được những người tổ chức gọi là ngày “đoàn kết vì sự thay đổi toàn cầu”, lấy cảm hứng từ phong trào biểu tình kinh tế “Chiếm Wall Street,” vốn diễn ra khoảng bốn tuần nay ở Hoa Kỳ.

Một người biểu tình qua đêm ở London, Nathan, nói với BBC: “Lý do mà tôi đang ở đây là vì sự tham lam của các hãng và các công ty vốn đã thâm nhập vào chính phủ của chúng tôi và can thiệp vào việc hoạch định chính sách.

“Tôi nghĩ nếu có thể tạo ra được một điều gì thì cần tạo ra một cuộc đối thoại mở. Hôm qua chúng tôi đã có 3.000 người ở đây.

“Chúng tôi đã chia thành các nhóm nhỏ hơn, và một trong các nhóm đó đang tìm cách để có thể bắt đầu tạo ra một cuộc thảo luận “.

“Sẽ còn đông lên”

Biểu tình "Chiếm London"Sau khi bị cảnh sát ngăn chặn tiến vào biểu tình ở Sàn Chứng khoán London, nhiều người đã trụ lại và cắm trại trước cửa Nhà thờ Thành Paul ở trung tâm Thủ đô.

Mặc dù cảnh sát đã không đưa ra ước tính về số lượng, theo phóng viên BBC có mặt tại chỗ, có khoảng 2.000 đến 3.000 người biểu tình đã tụ tập vào ngày thứ Bảy.

Hàng trăm người trong số họ đã biểu tình ngồi một cách hòa bình trên các bậc thềm rộng của Thánh đường nổi tiếng ở trung tâm London này vào ngày thứ Bảy.

Một số người đã bị cảnh sát còng tay, nhưng cuộc biểu tình nhìn chung được các phóng viên mô tả là ôn hòa.

Cảnh sát ban đầu cho biết cắm trại ở trước cửa Nhà thờ là “bất hợp pháp và thiếu tôn trọng”, nhưng sau đó lại thông báo sẽ không di chuyển bất cứ ai ra khỏi địa điểm.

Ba người đã bị bắt hôm thứ Bảy vì “tấn công nhân viên cảnh sát” và hai người bị câu lưu vì “vi phạm trật tự công cộng.”

Một người phản đối khác, Joshua, tin rằng số lượng người biểu tình sẽ còn tăng lên nữa, dựa trên kinh nghiệm ở Hoa Kỳ.

“New York chỉ khởi đầu với 70 người vào đêm đầu tiên, còn chúng tôi đã có tới 500 người vào đêm đầu của mình.

“Và cuối tuần sau đó, người Mỹ đã có tới 70.000 người tập hợp.

“Mọi người đang theo dõi chúng tôi. Vì vậy, hoàn toàn không có lý do gì mà chúng tôi lại không đông đảo lên.”

Nhiều cuộc biểu tình phản đối nhỏ hơn cũng được ghi nhận diễn ra ở các thành phố khác của Vương quốc Anh như Bristol, Birmingham, Glasgow và Edinburgh vào hôm thứ Bảy.

Riêng tại thủ đô London của Anh, truyền thông cho hay người biểu tình “Chiếm London” đang bước sang buổi chiều thứ hai của một cuộc biểu tình chưa rõ sẽ tiếp diễn ra sao về mức độ, tính chất và số lượng của nó.

BBC