Người ngoại quốc nhận xét về người VN?

*
Tôi năm nay U60, sinh ra và lớn lên dưới mái trường XHCN, đã du học ở Đông Âu trên chục năm. Luôn tự hào mình là người Việt Nam trong suốt khoảng hơn bốn mươi năm đầu cuộc đời mình. Chưa bao giờ nghi ngờ đạo đức nhân đạo và tính hướng thiện của người Việt, tức của tổ tiên mình. Thời thanh niên bên trời Âu tôi luôn từng tự hào tự gọi mình là Việt Cộng, từng là chủ tịch Hội sinh viên Quốc tế toàn Balan nơi tôi học được khoảng 1 tháng trước khi bị Đại sứ quán VN tại Vacsava gọi lên bắt từ chức xuống thành Phó CT phụ trách Học tập… Nói thế chỉ để biết gốc gác chính trị của tôi rất cộng sản và trong sáng, bởi vì cha ông tôi cũng rất trong sáng và theo cộng sản suốt đời.
*
image
 
*
Về nước, tôi làm việc cho các tập đoàn nhà nước lớn và tiếp tục có điều kiện đi công tác nước ngoài nhiều, làm việc với người nước ngoài rất nhiều. Được đọc và tiếp xúc nhiều, tôi nhận thấy là nước nào họ cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng và được nhân dân quí trọng vì đã nói lên những thói hư tính xấu của dân tộc mình, trong khi người Việt chỉ thích tự khen mình: Người Việt cao quí, Lương tâm Nhân loại…(!), và luôn ép người khác khen mình. Hôm nay, trên Vietnamnet ông Vũ – một chủ hãng cafe Việt, còn đề nghị: Mỹ và TQ lãnh đạo thế giới về chính trị và kinh tế rồi, còn “lá cờ nhân văn” chưa ai nắm và Việt Nam hãy nắm lấy lá cờ nhân văn đó của thế giới để sánh ngang TQ và Mỹ (!)… thì ngoài sức tưởng tượng và chịu đựng của tôi rồi.
*
image
 
*
Đấy là lý do trực tiếp làm tôi viết bài này, nên trước khi nói về người Việt như tiêu đề, xin cho tôi có một hai câu về “Lá cờ Nhân văn” thế giới, như sau: Ông Vũ đã đúng khi nói có Lá cờ Nhân văn thế giới. Nhưng ông đã sai khi nói chưa có ai nắm lá cờ đó, và ông càng sai nữa khi nói Việt Nam có thể nắm lấy Lá cờ đó và lãnh đạo thế giới! Thứ nhất, nếu đã tồn tại một lá cờ nhân văn thế giới, thì nhất định nó cũng đang tồn tại chủ nhân tương xứng, cả hai đều chỉ là khái niệm. Chủ đó phải là dân tộc có tính nhân văn nhất thế giới và được các dân tộc khác công nhận, bởi lá cờ này không thể cướp được, đúng không ạ? Ông Vũ nói nó vô chủ là rất cơ hội (hèn chi ông được tham dự ĐH Đảng X với tư cách doanh nhân, nếu tôi không nhầm?). Nhưng theo tôi, nó đang ở trong tay dân tộc nào, đất nước nào đang có nền văn hóa nhân văn nhất (ở thời điểm này) thu hút được nhân tài và thế hệ trẻ được cả thể giới đến học, làm việc và ở lại sống nhiều nhất, sinh ra nhiều người tài năng và thành công nhất cho thế giới. Theo ông Vũ, đó sẽ là Việt Nam? Nước ta đang và sẽ thu hút được bao nhiêu người nước ngoài đến học? Ông hãy góp ý thế cho ĐH XI nhé! Chúc mừng ông.
*
image
 
*
Trở lại với tiêu đề chính, cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh một câu và yêu cầu trả lời trung thực: “Nếu phải lột tả người Việt trong một hay hai từ, ‘mày’ sẽ nói thế nào?” “Không được rắc complements!” Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn: “Câu hỏi này người nước ngoài chúng tao ở VN luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt, và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau, nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt. Mày là người VN đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là: Greedy Vietnamese” Vâng, đó là: “Người Việt tham lam!”
Dù đã chuẩn bị cho “tình huống xấu nhất” với đầu óc cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối: “Greedy? Why?” -“Tham lam? Tại sao?” Bạn tôi cười: “Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra, (nó thương hại tôi!), luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!” Tôi chết đứng! Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt và ở VN gần hai chục năm rồi. Nó (và đa số người nước ngoài cũng vậy) nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những cán bộ nhà nước hàng ngày làm việc (đàm phán thương mại) với nó! Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm, và với rất nhiều người nước ngoài khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết, nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ, nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó (bạn tôi) hay bất kỳ ai (thương gia nước ngoài) đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/họ cười khinh cho.
“Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” (tôi đã từng cùng nó có dịp uống bia trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật, Anh, Mỹ, Hàn, Pháp…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt là gì?”- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn. Câu trả lời là: “Tricky!”, “Tricky Vietnamese!” – “Gian! Người Việt hay gian!” Tôi hét lên: “Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!” Bạn tôi trả lời: “Mày muốn tao trung thực mà?” “Vậy tại sao lại là gian?” tôi cố gắng chịu đựng. “Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…” Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên. “Từ đó trong tôi” “tắt ngấm” “nắng hạ”… là người Việt!
Nhưng nội dung và diễn biến của cuộc nói chuyện thân tình trên thì tôi dù muốn cũng không bao giờ quên được. Sự thực là tôi đã phải trăn trở rất nhiều, dằn vặt rất nhiều với điều này từng ngày từ đó: Đặc điểm bản chất của người Việt là gì so với người nước khác? Tại sao người nước ngoài lại đang nhìn chúng ta tệ hại như thế: Gian và tham? Tôi đã không thể phản bác được ông bạn người Anh của mình dù tôi với nó “cùng ngôn ngữ”: đều mê The Beatles! Có ăn nhằm gì đâu! Nó vẫn bảo lưu quan điểm! Một lần gần sau đó tôi trở lại đề tài với nó: “Tại sao mày nói người Việt rất tham lam, cái gì cũng muốn, và gian, cái gì cũng khôn lỏi hơn người, mà mày vẫn làm ăn với chúng tao?” Bạn tôi cười bí hiểm trả lời: “Đấy chính là bi kịch của người Việt, ít nhất là của những người Việt đang không có quyền thế hiện nay.” Rồi nó tiếp: “Chính vì người Việt gian và tham nên chỉ có những người gian và tham hơn mới dám làm ăn cùng chúng mày!” “Ý mày nói đa số thương nhân nước ngoài làm việc với VN là gian và tham?” “Gần như đúng thế!” “Cả mày nữa?” “Gần đúng, vì lúc đầu tao cũng không gian, nhưng tao mất nhiều quá và buộc phải chơi theo cách của người Việt thôi…” “Vậy mày gian thế nào?” Bạn tôi lại cười bí hiểm: “Nói mày đừng buồn, đa số người Việt kém tiếng Anh, và hầu hết kém luật pháp thê thảm, nhất là luật thương mại. Càng chức to thì điều này càng đúng, mày là lính quèn nên khá giỏi. Hì hì, mà tiếng Anh là của bọn tao, luật pháp các nước khác cũng đều đi trước VN, nên chúng tao chỉ có cách dùng tiếng Anh kém cỏi vô nghĩa của chính chúng mày để làm hợp đồng thương mại, và luật thương mại quốc tế nữa… thì chúng tao mới bình đẳng được!” Rồi nó bồi thêm: “Thế mày nghĩ bọn tao có thể cung cấp hàng tốt nhất, giá rẻ nhất, thời hạn nhanh nhất với trách nhiệm vô hạn được thật à?!”
*
image
*
Đó là câu chuyện của hơn 10 năm trước. Tôi đã kiểm tra độ khách quan của đánh giá đó suốt 10 năm qua với rất nhiều người nước ngoài từ các vùng, miền, đất nước có văn hóa và chính trị khác nhau, mà tôi có thể tiếp cận. Đa số câu trả lời kiểm chứng (không phải tất cả) xác nhận sự khách quan và tính gần đúng của nhận xét của bạn tôi. Nhận xét đó đã bắt tôi suốt hơn mười năm qua phải tìm hiểu văn hóa và bản chất dân tộc ta là gì? Tại sao chúng ta lại để đến nông nỗi này?! để người khác nghĩ và đánh giá mình là dân tộc gian, tham?! Người Việt gian tham ư?! Đau xót lắm, nhưng tôi vẫn không phản bác được bạn mình, với những gì tôi và chúng ta vẫn thấy xung quanh trên đất nước chúng ta… Nó là cái văn hóa gì?! Hôm nay, có lẽ tôi đã trả lời được câu hỏi đó cho mình. Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì? Chúng ta phải đợi đến vụ gieo hạt sau thôi?
TRẦN THÀNH NAM

69 comments on “Người ngoại quốc nhận xét về người VN?

  1. Rất đau lòng nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng người VN ta hiện có rất nhiều tính xấu, trong đó có tính hợm hĩnh, không chịu mở mắt mà nhìn thiên hạ, cứ tưởng mình nhất nên càng ngày càng kém cỏi.

  2. Bác Đào Hiếu quên ghi tên tác giả.
    TRẢ LỜI: Tác giả bài này là Trần Thành Nam, xin lỗi tôi đã thiếu sót. Tôi đã bổ sung rồi. DH

  3. Pingback: Tin thứ Bảy, 29-10-2011 « BA SÀM

  4. “Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì?”
    Tay gieo hạt sạn đó chính là tay viết bài này

      • Tác giả vốn có quan hệ dây mơ rẽ má với cách mạng nên đã tỏ ra tế nhị khi viết và lách ở câu cuối.
        Tiếc là bác Chỉnh đọc nhưng giả vờ không hiểu nhằm biểu lộ lập trường.Thế cũng là gian rồi ! (Lạy ông tôi ở bụi này!).
        Còn ai trồng khoai đất này ? Đồng ý với bác Phi Vũ (ở dưới).

    • Tại sao bạn lại nói như thế? Đáng lí ra bạn nên cảm ơn tác giả bài viết mới phải chứ! Những gì chú ấy nói không đúng sao? Thật sự thì có mấy ai dũng cảm thừa nhận khuyết điểm của mình đâu chứ. Khi bị người khác chê trách, hầu hết ai trong chúng ta cũng nổi cáu lên, bạn là một trong số đó…. Trong con mắt của người nước ngoài, chúng ta là một dân tộc vừa tham lại vừa gian….. hẳn là bạn sẽ giận nhiều lắm đây (>_<).,, nhưng cho tớ hỏi: bạn có biết tại sao họ lại nói chúng ta như vậy không?, bạn biết gì về dân ta? bạn có yêu nước không vậy?. Chưa chi mà bạn đã nói:
      “Dân tộc ta không phải thế! Có những hạt sạn đã được vô tình hay cố ý gieo vào đạo đức, lối sống dân ta mà có lẽ người gieo cũng không muốn và không biết mình đã làm gì?”
      Tay gieo hạt sạn đó chính là tay viết bài này
      Bạn đã suy nghĩ bao nhiêu lần mà lại nói điều đó thế hả? Đọc xong bài viết thấy bức xúc là comment liền vậy à? Chẳng cần suy nghĩ gì à?
      Bạn không thấy chú Trần Thành Nam sao?. Khi nghe đứa bạn nói người Việt là người tham, người gian; chú ấy ….đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên ĐAU ĐỚN vì biết bạn mình không nói dối…. đó sao? Bạn không thấy đi đâu chú ấy cũng TỰ HÀO mình là người Việt Nam sao? Hẳn là chú ấy yêu nước mình nhiều lắm. Bộ bạn tưởng nghe người ngoại quốc nói dân mình gian tham chú ấy không giận sao? Bộ bạn tưởng chú ấy không buồn? Chú Trần Thành Nam đã mất 10 năm để tin những gì bạn mình nói là thật, và giờ đây, chú ấy dũng cảm nói lên khuyết điểm to lớn của người Việt để chúng ta cùng nhau nhận ra vấn đề, cùng nhau sửa chữa. Đáng lí ra bạn nên nói lời cảm ơn chú ấy mới phải đó, nghĩ sao mà bảo chú ấy là tay gieo hạt sạn vào đạo đức, lối sống vậy?

  5. thằng VN chê thằng tầu thâm nho , nhọ đít nói cho cùng thì hai thằng văn hóa lùn nhất khu vực châu á có khác gì nhau đâu. nhưng lúc nào cũng vỗ ngực đất nước văn hiến mấy ngàn năm, dưới sự lãnh đạo thiên tài của đảng ta thì dân VN ta sẽ đứt hết dây thần kinh xấu hổ

  6. Pingback: Tin thứ Bảy, 29-10-2011 | Dahanhkhach's Blog

  7. Một trong những bằng chứng về việc người Việt ta thấp kém là mỗi khi có một người đồng bào đạt một thành tích gì đó mang tầm quốc tế thì đại đa số đều rất tự hào hãnh diện, làm như đó là thành tích của chính mình và làm như đa số người Việt đều giỏi giang như thế. Thật đáng buồn!

    • Điều này không phải là một việc xấu, nó là một trong những đặc điểm của văn hóa tập thể (collectivism) mà không chỉ có Việt Nam và nhiều nước châu Á mà một vài nước châu Âu cũng thuộc thể loại văn hóa này. Nó chỉ đơn giản là một người sinh ra là một phần của quần thể, những gì quần thể đạt được, anh ta cũng được hưởng thơm, những gì anh ta đạt được mang lại tiếng thơm cho cả quần thể. Vốn nhìn theo cách này thì việc thành công của một người được đồng bào anh ta tự hào không có gì sai cả. Cái chính là có những con sâu chỉ biết dựa hơi vào thành công của người khác để bôi tiếng thơm lên mình nó làm vấy bẩn cả một nền văn hóa tập thể thôi và cũng chính vì bạn là người VN, bạn đánh giá cả một quần thể chỉ dựa vào mấy con sâu trong quần thể, bạn không thấy chính mình cũng phiến diện à?

  8. Người Việt Nam nào lại không tự hào về dân tộc mình, về nền văn hiến mấy nghìn năm, nhưng thực tế vẫn còn nhiều vấn đề đau lòng đang tồn tại trên quê hương. Kể từ năm 1945 đến nay (ở miền Bắc) và từ 1975 đến nay (ở miền Nam), đạo đức càng ngày càng suy đồi. Người dân trở nên mánh mung, dối trá, gian tham, láo khoét…, mất dần đi những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã hun đúc nên, là niềm tự hào của dân tộc. Tội lỗi này là do ai gây nên?

  9. Pingback: Tin thứ Tư, 02-11-2011 « BA SÀM

  10. 2 đặc điểm này rất có nhiều của người Bắc , bởi họ đã trải qua thời kỳ đói kém của XHCN , phải giành giật nhau cái ăn cái mặc rất cực khổ , bây giờ họ khá hơn nhiều rồi thì lại quay cuồng trong danh lợi vật chất và ảo vọng . cứ muốn khôn hơn người ta , ai cũng vậy thành ra cứ phải thủ lẫn nhau . tôi đồng ý 100% với ông tây này

    • Tôi ở Mỹ hơn 23 năm và thấy rằng đặc điểm này không phải của người Bắc như bạn nói. Hầu hết những người định cư ở Mỹ là người sinh ra từ vĩ tyến 17 trở vào. Tôi chỉ thấy đa số họ lười biếng và lợi dụng để kiếm chác phụ trợ của chính phủ Mỹ tức là tiền đóng thuế của chúng tôi.

      • Bắc 9 nút hay 2 nút khác nhau . Tào lao vỗ ngực ở Mỹ 23 năm rồi bảo từ viĩ tuyến 17 trở vào lười biếng. Hãy xem những người thành công bên ấy từ vĩ tuyến 17 trở vào hay trở ra ?
        Nghe là thấy mùi rồi

      • Sao ai cũng vơ đũa cả nắm thế, ở đâu mà chả có người này người kia. Thế chắc ở bên tây thì ai cũng tốt, cũng đẹp hết chắc, cái nhận xét người việt ở trên nói ra đã thấy chủ quan rồi. Ông ấy đã tiếp xúc được với ban nhiêu người việt nam, đã được 1/10 dân tộc chưa, đã đủ đại diện cho người Việt chưa. Với tôi nhận xét đó chả mang 1 ý nghĩa nào to lớn cả, có chăng đó chỉ là câu chuyện ngoài lề thỏa mãn sự tò mò của vài người, vậy thôi.

  11. Pingback: Tin thứ Tư, 02-11-2011 ANHBASAM | phamdinhtan

  12. Pingback: Anhbasam Điểm Tin thứ Tư, 02-11-2011 | bahaidao

  13. Pingback: TIN NGÀY 2/11/ 2011 tiếp 1 | phamdinhtan

  14. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ TƯ 2-11-2011 « Ngoclinhvugia's Blog

  15. Pingback: Người ngoại quốc nhận xét về người VN? | Congdongthudo

  16. Pingback: Dahanhkhach's Blog

  17. Pingback: Bản Tin Ngày 03/11/2011 « Huynh Đệ Hiệp Thông Chia Sẻ

  18. Ngẫm mà đau , nhưng đó lại là sự thật . Nhưng không phải tất cả người VN nào cũng vậy vì chỉ có những người có điều kiện để G&T thì mới G&T , còn tôi muốn G&T cũng không được nên chưa bao giờ tôi G&T . Nếu có diều kiện để G&T tức là tôi trở thành CB&ĐV có chức có quyền thì khi đó có thể tôi sẽ không còn là tôi như bây giờ nữa , tôi sẽ G&T , vì co muốn không cũng không được , guồng máy sẽ nghiến nát tôi ngay . Nhưng tôi thề không bao giờ trở thành những kẻ như vậy . Đó là lương tâm và lẽ sống của tôi !

  19. qua that la dung
    tuy rat dau nhung van phai thua nhan
    su that mat long
    tat ca nguoi VN chung ta da aj dam nhin vao nhung diem yeu’ cua minh de ma khac phuc
    cu thang than nhin vao cai yeu’, cai do? cua minh ma sua doi cho tot, ma vuon len co phai tot hon la chi biet bien minh thoi khong

  20. Cám ơn anh đã nói thật.nhưng xin thưa với anh rằng cái gốc rễ là ở chỗ.chúng ta đang sống ở một nơi không được nói thật.không tự do tôn giáo và ngu dân trị

  21. Ồ..Ai cũng chế người Việt ..! Toàn là anh hùng bàm phím không nên Người ngày càng xấu đi , Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho ta,, mà hãy tự hỏi mình đã làm được gì …..Khi một vấn đề xấu viết về người việt tôi chắc rằng 80 % hùa theo chế bai..
    Đừng nói nhiều mà hãy hành động

  22. Xin lỗi mọi ng cho văng tục tí nhé.
    @Nguyen That Tuc: Hành động thế éo nào đc. Chúng ta đang sống ở 1 nơi mà k đc nói những điều mình nghĩ, k đc làm những điều nên làm giống như bạn Honglaogia đã nói trên kia.

  23. Người Việt nói đâu xa,…Chính là bản thân mỗi chúng ta đấy!…Hình ảnh dân tộc hôm nay là do…Ông, tôi…Chúng ta tạo nên. Nên nó tốt đẹp hay xấu xa thì tự hỏi bản thân mỗi người! ” Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”

  24. Tôi đồng ý với cách đánh giá của những người bạn ngoại quốc và hoàn toàn thông cảm với thái độ sửng sờ, hổ thẹn và ấm ức của tác giả. Nhưng nếu là tôi, tôi sẽ trả lời với mấy người bạn ấy rằng: “Những gì chúng mày nhận xét hoàn toàn đúng, nhưng đó không phải là bản chất của người Việt Nam, vì những người Việt Nam mà chúng mày từng tiếp xúc chỉ là một nhóm tiểu số người có cùng động cơ, lợi ích và mục đích. Chúng mày có dám chắc rằng chúng mày đã rất gần gủi với đại đa số người dân Việt Nam chưa? Chỉ vì chúng mày là những thằng gian hơn, tham hơn nên chúng mày chỉ có cơ hội tiếp xúc với những người gian và tham như chúng mày đã thấy.”

  25. Điều này hiển nhiên, văn hóa VN gần giống với TQ, gian, tham, nhưng tụi Khựa đông hơn và cá nhân hơn so với VN ( ko xen nhiều vào chuyên người khác, và ko có tính hùa theo đám đông nhiều như VN ). Để tìm ra “văn hóa riêng” của nước mình rất khó, nhưng điểm khác biệt so với các nước là văn hóa mưu sinh, hiếm có nước nào gánh hàng rong, địa điểm ăn uống, và nhiều loại hình kinh doanh ở khắp mọi nơi trên đường lại nhiều như VN. Người VN thích kiếm tiền, sếp mình 1 lần qua VN đã nhận xét như vậy. Theo mình đó là 1 trong số những đức tính tốt của người Việt . Gian, thảm trong kinh doanh là chuyện phải nên, chứ ko thể hiền được, còn gian tham trong những vấn đề khác thì rõ ràng là tiêu cực.

  26. Cá nhân tôi nghĩ rằng:

    Chê, bình phẩm thì thật dễ dàng, vì lời nói gió thổi. Nhưng hành động thì còn thiếu quá. Nếu không thì đất nước này đã đổi khác.

    Ngay cả với tác giả, tôi không biết anh hành động bao nhiêu để thay đổi cục diện?

    Tôi xin mượn mấy câu kệ sau để có chăng, các anh/chị cùng suy ngẫm:

    “Dễ thay thấy lỗi người,
    Lỗi mình thấy mới khó.
    Lỗi người ta phanh tìm,
    Như sang trấu trong gạo,
    Còn lỗi mình, che đậy,
    Như kẻ gian dấu bài.”
    253,TBK

  27. Những người có trách nhiệm ở Việt Nam đã không có khả năng chọn những hạt giống tốt, nên đã gieo vãi bừa bãi những hạt giống xấu. Và kết quả là khi đến mùa thu hoạch chẳng thấy luá đâu mà chỉ thấy toàn cỏ dại trên thưả ruộng Việt Nam. Chúng ta đã mất muà đạo đức. Và có lẽ vì mất mùa đạo đức nên chúng ta không còn xấu hổ nữa, cứ tiếp tục tự làm nhục mình.

  28. Cả 1 bài viết dài dằng dặc. Nội dung chính vẫn chỉ là nêu ra vấn đề đã tồn tại chứ cũng không phân tích được bản chất của vấn đề. Xin trích 1 câu của Jordan Belfort, không phải để bào chữa cho người dân VN, mà xin nói với chủ bài viết rằng, mình nghĩ không phải ai cũng thích cái kiểu “nghèo mà cao quý”
    “There is no nobility in poverty.
    I have been a rich man and i have been a poor man. And i choose rich every fucking time” (Jordan Belfort)

  29. Bài viết hay quá.nhưng nói đi thì phải xem lại.Đất nước mình quá ngèo.dân quá khổ bao đời nay.Môi trường tạo nên con người mà. Các Anh Chị đọc bài viết mà cố làm những việc mạng lợi ích cho đất nước.đừng làm việc xấu hổ với lương tâm.Tôi yêu Việt Nam.

  30. Chê bai không phải điều hay ho gì. Chê bai dân tộc càng đáng kiêng kị. Nhưng khi có quá nhiều sự tự hào huênh hoang hão huyền thì việc chỉ ra những cái xấu có thật và đầy rẫy ra là vô cùng cần thiết. Và tôi nghĩ rằng người viết bài này chắc không đến nỗi là người chê bai người khác nhưng bản thân mình lại xấu như người bị chê. Tôi ủng hộ việc mổ xẻ cơ thể ung nhọt.

  31. Cứ cầm cái passport VN đi du lịch nước ngoài sẽ thấm thiá. Cũng chỉ biết sống sao để những người bạn ngoại quốc cuả mình khi nhắc tới Vietnamese có thể nói 1 câu ” tao có đưá bạn người Việt tốt lắ́m”

    • Thanh Thúy nói rất hay. Khi về VN ăn tết trở qua USA, lúc kiểm tra hành lý thằng Mỹ nó hỏi tôi một hơi… mày có mang thực phẩn ko? rượu bia ko? thuốc lá ko?… Khi tôi trả lời nó là ko, tao ko có mang gì cả thì nó lại hỏi tiếp 1 câu: Mày là người Việt Nam mà sao ko có mang thứ gì hết? Lúc đó tôi hơi khó chịu 1 chút, nhưng cũng đủ bình tĩnh để nói với nó, ít nhất cũng phải có một người VN như tao, mày đừng nghỉ là tất cả người VN đều như vậy cả chứ! và khi đó nó cho tôi vào luôn mà ko cần phải phở hành lý ra kiểm tra.

  32. Đạo đức là do chế độ xã hội tạo nên, đừng hỏi lỗi tại ai?! “Thượng bất chính, Hạ tắc loạn” không có gì phải buồn cả, đành phải chấp nhận vậy đợi hồi sau nhé ?!!!

  33. Đhttp://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168699/tiep-vien-la-nghe-phu–di-buon-moi-la—-chinh-.html
    Ăn cắp đồ đến bán hộ chiếu: Không thể tưởng tượng!
    khuyến mãi thêm trên vietnamnet

  34. Pingback: Người ngoại quốc nhận xét về người VN? | blognendoc

  35. Sao ko nhận tự mình là người gieo hạt luôn đi… “Gian” thế? Vẫn tìm cách đổ dc lỗi cho thế hệ khác sao?
    Bao giờ mỗi người VN biết nhận sai từ chính bản thân thì may ra mới dần có 1 VN khác dc 😦

  36. Một xứ sở số lượng người hoạt động kín cho các loại chính quyền hai bên quá đông. Hoạt động kín là thường trực gian trá để không bị bắt như hoạt động cách mạng. Mấy thế kỷ thế rồi làm gì mà không phát triển gian xảo ra tòan dân. Chưa kể những tấm gương xấu từ bọn đặc quyền đặc lợi, ngu dốt vẫn làm quan thì thật thà làm gì…Nhiều lý do lắm không sao nói hết. Chỉ biết công nhân hai đặc tính phổ biến toàn xã hội hiện nay là Gian & Tham nhưng tôi thấy còn thêm Ác và vô cảm nữa.

  37. Một xứ sở số lượng người hoạt động kín cho các loại chính quyền hai bên quá đông. Hoạt động kín là thường trực gian trá để không bị bắt như hoạt động cách mạng. Mấy thế kỷ thế rồi làm gì mà không phát triển gian xảo ra tòan dân. Chưa kể những tấm gương xấu từ bọn đặc quyền đặc lợi, ngu dốt vẫn làm quan thì thật thà làm gì…Nhiều lý do lắm không sao nói hết. Chỉ biết công nhân hai đặc tính phổ biến toàn xã hội hiện nay là Gian & Tham nhưng tôi thấy còn thêm Ác và vô cảm nữa. Đương nhiên không phải là tất cả. Bởi trong xã hộ còn nhiều người tốt mà họ không nổi như người xấu.

  38. Cái Gian và Tham của dân Việt phải nói là bắt nguồn từ Cha Mẹ không chịu dạy con cái của mình. Còn ngoài xả hội thì không có 1 nơi nào rèn luyện nhân tài cho đúng tiêu chuẩn . Thí dụ như ở USA hay UK có những trường đại học danh tiếng sau khi họ tốt nghiệp cái mảnh bằng là gia tài , là hành trang của họ để bước vào đời . Còn những người LOW CLASS thì họ được chính quyền bảo hộ cái ăn cái mặc cũng tạm yên cho nên họ không Gian và Tham nhiều trong đời sống hiện tại . Còn dân Việt thì chỉ có tiền thì mới nói lên được sự thành công cho nên Gian và Tham luôn luôn ở trong đầu. câu châm ngôn ông bà ta thường nói: Nghèo cho sạch rách cho thơm đả bị dứt vào thùng gác từ lâu rồi.

Bình luận về bài viết này