Những kẻ giết người bằng nước lũ

imagesVề nạn lũ lụt, nhất là ở miền Trung, điều rõ ràng đầu tiên là tính chất khủng khiếp của nó trong những năm gần đây ngày càng tăng và người dân thường ở vùng này đang sống trong tình trạng tuyệt vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Dù “chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” có đến sớm hơn những người lãnh đạo cấp cao dự báo, thậm chí đến ngay bây giờ, họ cũng cứ phải hứng chịu lũ lụt mỗi năm mấy đợt, với những ngôi nhà (hay túp lều) ngập đến tận nóc, với những cái bụng lép kẹp, với những “khối tài sản” không có gì khác ngoài vài chiếc quần áo cũ rách, và một tương lai tối đen tuyệt đối. Dù cái cỗ máy cứu trợ khổng lồ có vận hành rầm rộ liên tục thì cũng thế mà thôi!

Tôi về miền Trung trong đợt lũ vừa qua, một đợt lũ hoàn toàn bất ngờ ập đến khi người dân không có thông tin gì để đề phòng. Sau hàng tuần mệt mỏi “triển khai” phòng chống cơn bão Hayan mà theo dự báo thì nó sẽ triệt hạ cả miền Trung, xóa sổ mọi nếp nhà “cấp 4”, người dân vừa xả hơi được vài ngày, bỗng tai họa bất ngờ ập đến, không có sự cảnh báo nào của cái cơ quan gọi là Cục dự báo khí tượng – thủy văn. Tiếp tục đọc

Mừng Việt Nam ta vô Hội (Đòng) Nhơn Quyền

slide-mask

Rứa là Việt Nam ta đã chơi một suất cứng đét ở Hội Đòng Nhơn Quyền LHQ. (Thay vì “hội đòng”, tui thích gọi là ‘hội’ hơn.) Mà là suất cao phiếu nhất hé, chứng tỏ VN ta có nhiều nhơn quyền nhất thế giới! Thiệt mừng vô kể. Với cái vị trí đó trong Hội, tui tin chắc Đảng ta sẽ hướng dẫn cho cả thế giới xây dựng xã hội nhơn quyền!

Bây giờ tui xin đố quý vị: Làm cách nào mà VN ta lại trúng cử vô cái hội nớ? Tui thì tui nghĩ như ri.

Thứ nhứt, Đảng ta quan niệm nhơn quyền trước hết là quyền được sống. Đã sinh ra làm người thì cái quyền đầu tiên phải là quyền được sống. Cái quyền ni chiếm tỉ trọng 60% của nhơn quyền. Sinh ra mà chết ngay thì còn nói nhơn quyền cái chó chi? Quyền được sống, ở động vật, chó, mèo, trâu, ngựa chẳng hạn, thì gọi “cẩu quyền”, “miêu quyền”, “ngưu quyền”, “mã quyền”, còn ở con người thì gọi “nhơn quyền” chớ sao! Mà ở VN ta, nếu không chống Đảng thì Đảng không bao giờ bắt chết, như vậy là có cái mục quan trọng nhứt của nhơn quyền rồi. Nếu có viết blog thì cùng lắm chỉ ngồi tù mấy năm. Có đi biểu tình thì cũng chỉ bị đạp vô mặt hoặc bị bắt đi trung tâm phục hồi nhơn phẩm chứ có ai giết đâu!

Nhơn quyền cũng bao gồm quyền được ăn. Cái quyền ni chiếm tỉ trọng 30%. Quý vị có thấy ở VN ta có đồng chí quan chức nào bảo người dân phải nhịn đói đến chết không? Thậm chí, ai bị đói thì nhà nước còn mang đến cho mà ăn. Bị lụt lội chẳng hạn nhé, ít nhứt cũng có mỳ tôm cầm hơi. Cơn bão “Hay Ăn” to rứa, dữ rứa, làm ở Phi chết hàng ngàn người mà VN ta có ai bị chết, nhất là chết đói đâu? Tiếp tục đọc

Đạo đức Mác?

giao_duc_cong_dan_10Nguyễn Văn Tuấn

Qua “vụ Cát Tường” dường như ai cũng đồng ý rằng đạo đức xã hội đang suy thoái. Ngay cả các lãnh đạo cấp cao nhất của Nhà nước cũng đồng ý với nhận định này. Người ta cũng đồng ý là đạo đức suy thoái bắt nguồn từ giáo dục. Vậy, trong học đường, người ta dạy cái gì cho học sinh? Gs Văn Như Cương trích từ sách “Giáo dục Công dân” lớp 10, trang 34 và 35 đề cập đến khái niệm phủ định siêu hình và phủ định biện chứng như sau:

”Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật”

Và:

”Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới”.

http://tuoitre.vn/Giao-duc/577845/khoang-trong-day-nguoi.html#ad-image-0

Thử hỏi ai có thể hiểu được 2 khái niệm này? Người lớn còn chưa hiểu, nói gì đến học trò lớp 10. Tôi thì phải thú nhận ngay là không hiểu. Viết là một cách suy nghĩ; suy nghĩ mù mờ thì viết cũng mù mờ. Tôi nghi rằng chính người viết ra hai khái niệm đó chưa chắc đã hiểu họ viết cái gì. Vậy mà người ta xem đó là “giáo dục công dân”!

Ngày xưa (thời thập niên 60-70s tôi còn đi học ở miền Nam) nhà trường có môn “Công dân giáo dục” từ cấp tiểu học. Ngay cả tên môn học “Công dân giáo dục” nghe cũng nhẹ nhàng hơn là “Giáo dục công dân” (nghe hơi trịch thượng). Môn này còn được gọi bằng một cái tên rất hay: “Đức Dục” (hiểu theo nghĩa giáo dục về đạo đức). Môn Đức Dục chỉ đơn giản dạy học trò cách hành xử và tương tác trong gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ như lòng yêu nước, kính trọng cha mẹ, thương yêu bà con và chòm xóm, gặp thầy cô ngoài đường thì khoanh tay chào hỏi, đi đường thấy đám tang thì giở nón ra, v.v. Rất đơn giản, chứ không có những triết lí cao siêu kiểu “biện chứng”. Đơn giản mà hiệu quả. Bởi vậy, học giả Nguyễn Hiến Lê có lần viết trong hồi kí là sau 1975 cán bộ ngoài Bắc vào “tiếp quản” ở miền Nam ngạc nhiên thấy trẻ con miền Nam sao mà chúng tử tế quá (ví dụ như lúc nào cũng khoanh tay kính cẩn chào khách). Tiếp tục đọc

TIẾNG CHUÔNG CẢNH TỈNH CỦA ĐỒNG CHÍ TỔNG

TIENG CHUONG CANH TINH

Các báo chính thống của ta ngày 24 tháng 10 vừa qua đưa tin: Trong kỳ họp quốc hội đang diễn ra, tại cuộc thảo luận ở tổ, đồng chí Tổng Bí Thơ Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ:

“… XÂY DỰNG CNXH CÒN LÂU DÀI LẮM. ĐẾN HẾT THẾ KỶ NÀY KHÔNG BIẾT ĐÃ CÓ CNXH HOÀN THIỆN Ở VIỆT NAM HAY CHƯA.”

Rất nhiều người đã bàn về lời giáo huấn này. Đa số tỏ ra thất vọng. Có một số còn thể hiện sự hoang mang cực độ.

Còn tui, lúc đầu tui cũng choáng lắm. Nhưng với bản chất luôn trung thành tuyệt đối và vô điều kiện với Đảng, mà nói cụ thể hơn là với đồng chí TBT, cộng với khả năng thích ứng rất nhanh với những thay đổi trong quan điểm của các đời TBT khác nhau, tui thấy vô cùng cám ơn ĐỒNG CHÍ ĐƯƠNG KIM TBT ĐÃ MỞ MẮT CHO CHÚNG TA. Tiếp tục đọc