Tác dụng của những bài học mà các đồng chí Trung Quốc dạy các đồng chí ta

CHIEN TRANH BIEN GIOI VIET TRUNGMột lần được nghe sư phụ Thích Chơn Quang giảng hẳn về quan hệ Việt-Trung, tui mới té ngửa ra rằng Trung-Việt là anh em (khi nói câu này, giọng sư phụ nghe xúc động lắm!) Và được sư phụ giảng cho thấy hành động của Lý Thường Kiệt tiến đánh Lưỡng Quảng là “hỗn láo”. Ngẫm lại, tui thấy lời dạy của Thày quả trùng khớp với quan điểm của các đồng chí lãnh đạo ta!

Vào những năm 1975-1978, VN ta đã từng có những hành động hỗn láo với Thiên Triều. Đến mức đồng chí Đặng Tỉu Bềnh bấy giờ đã tuyên bố phải “dạy cho VN một bài học”. Và nói sao làm vậy, ngày 17 tháng 2 năm 1979, đồng chí đã xua hàng chục vạn quân, tinh nhuệ có, ô hợp có, tràn qua biên giới xuống nước ta. Để tỏ thái độ một cách rõ ràng, quân TQ đã thẳng tay tàn sát hàng vạn dân thường. Đúng ra thì lúc đó phía ta phải tạ tội với bậc đàn anh, nhưng lại tiếp tục hỗn láo, cố chống lại, giết hàng vạn “tên xâm lược bành trướng bắc kinh”, làm các đồng chí đàn anh tuy rút quân sau vài tháng nhưng vẫn còn tức tối.

CHIEN TRANH 17-2-79

Từ năm 1984 đến 1989, đàn anh Đại Hán tiếp tục trừng phạt VN. Vài ví dụ: Tháng 4 năm 1984, TQ đánh chiếm ngọn núi 1509 (Núi Đất) thuộc địa phận Hà Giang. Tháng 3 năm 1988 xảy ra cuộc chiến đẫm máu tại đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa… Để bài học tăng thêm sức răn đe, các đồng chí đàn anh chiếm dần đất đai và các đảo ngoài biển Đông. (Chứ chẳng lẽ dọa chơi để sau lại đâu vô đấy à?)

Việc dạy dỗ của các đồng chí đàn anh đã có tác dụng rõ rệt.

Ngày 3 tháng 9 năm 1990, đồng chí Nguyễn Văn Linh tổng bí thư đã dẫn đầu đoàn đại biểu ĐCSVN, trong đó có cố vấn Phạm Văn Đồng, sang dự Hội Nghị Thành Đô lịch sử. Kể từ ngày đó, các đồng chí ta đã đặt VN dưới sự bảo trợ của đàn anh TQ. Các đồng chí ta vĩnh viễn không bao giờ phải lo về vấn đề an ninh nữa. Nếu một số tầng lớp dân đen nghe theo sự xúi giục của các thế lực thù địch mà dám ho he nổi dậy thì đã có các bậc đàn anh lo đem quân sang đè bẹp, giống như Liên Xô làm ngày xưa ở Hung Gia Lợi hay Tiệp Khắc (trừ khi chính ở Thiên Triều cũng có hỗn loạn.) Nhìn tấm hình chụp các đồng chí ta với các đồng chí đàn anh mà mát lòng mát ruột: đồng chí Giang Trạch Dân đứng chính giữa hàng đầu, được vinh dự đứng sát hai bên là đồng chí Lý Bằng và đồng chí Linh của ta, rồi đến cố vấn Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười, vân vân. Từ ngày đó, tình anh em Trung-Việt được nối lại, và khi về qua biên giới, đồng chí TBT Nguyễn Văn Linh đã sung sướng và xúc động nói: “Hữu Nghị Quan đời đời là Hữu Nghị Quan” (có điều sau đó các đồng chí đàn anh đã lấy hẳn HNQ và đổi tên, chắc như rứa có lợi cho VN ta hơn!)

Hội nghị Thành Đô lịch sử

Hội nghị Thành Đô lịch sử

Từ ngày đó tình anh em không ngừng đơm hoa kết trái. Nó bền chặt đến mức ngay cả khi ngư dân ta léng phéng trên biển, bị các đàn anh dạy tiếp cho nhiều bài học (đánh đập, bắt giam, đâm cho chìm tàu,…) thì nó vẫn không suy suyển. Không có gì chứng minh sự bền chặt đó bằng câu nói của đồng chí tổng đương kim: “Quan hệ Trung-Việt chưa bao giờ tốt đẹp như lúc này.”

Vâng, các đồng chí đàn anh Trung Quốc vẫn đang tiếp tục dạy, và “chúng ta” vẫn đang tiếp tục học.

Có điều, dân chúng nước ta vốn đa số bướng bỉnh. Bọn họ vốn là con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… mà.

Cho nên họ không chịu tiếp thu những bài học các đồng chí Thiên Triều dạy. Rồi cũng sẽ có ngày…

MICHAEL LANG   

10 comments on “Tác dụng của những bài học mà các đồng chí Trung Quốc dạy các đồng chí ta

  1. Pingback: VĂN TẾ ĐỒNG BÀO VÀ CHIẾN SĨ TỬ TRẬN TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC THÁNG 2 NĂM 79 | Hoàngquang's Blog3

  2. Pingback: ***TIN NGÀY 16/2/2014 -Chủ Nhật. « ttxcc6

  3. Lý do chính và trực tiếp để ông Nguyễn Văn Linh dắt đoàn tùy tùng sang Thành Đô gặp Thiên Triều là vì thấy các quốc gia CS Đông Âu sụp đổ. Ông này sợ quần chúng ở VN theo gương nổi lên nên phải tính bài dựa vào CSTQ. Đây là hành động bán nước cực kỳ nghiêm trọng. NVL là 1 Lê Chiêu Thống thời nay.

  4. Pingback: Anhbasam Điểm Tin Chủ Nhật, 16-02-2014 | doithoaionline

  5. Triều nhà sản ở Việt Nam bắt đầu từ 1954 đến nay. Đến 1986, các vua nhà sản lấy tên hiệu là “Chiêu Thống”. Mở đầu triều đại Chiêu Thống này là vua “Nguyễn Văn Chiêu Thống “, trị vì 5 năm, từ 1986 đến 1991 , sau đó nhường ngôi cho vua “Đỗ Chiêu Thống”. Kế đến là vua ” Lê Chiêu Thống” , và vua ” Nông Chiêu Thống” trị vì khoảng chục năm , đến 2011 là nhường ngôi cho vua “Nguyễn Chiêu Thống” , hiện trị vì.từ đó đến nay.
    Các vị vua triều “Chiêu Thống” này có nhiều đặc điểm khác nhau , nhưng tính cách…”Chiêu Thống” là giống nhau như…giọt nước !

  6. Pingback: Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 |

  7. Pingback: Chủ Nhật, 16-02-2014 – Kỷ niệm 35 năm cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 – Một lý giải thiên lệch, khiếm khuyết về lý do TQ không muốn nhắc đến cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 197

  8. Pingback: NHẬT BÁO BA SÀM : TIN CHỦ NHẬT 15-2-2014 | Ngoclinhvugia's Blog

  9. Pingback: Lượm lặt – 35 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979: Báo chí, sách Sử VNCS đã viết gì (3) | Dahanhkhach's Blog

  10. Lịch sử ngàn đời sau còn mang Nguyễn Văn Linh ra xử về tội bán nước. Thằng này nổi tiếng “nói và làm” tức là nó nói đầu hàng, và chấp nhận làm chư hầu cho lũ Hán gian là làm ngay, bỏ cả kỷ niệm 45 năm quốc khánh

Bình luận về bài viết này