Đào Hiếu – MỘT SẢN PHẨM BỊ LỖI KỸ THUẬT?

*

Hàng ngày tôi xem kênh THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT, tôi thấy: Khi một con báo đốm không săn được con linh dương, thì lũ con nó sẽ không có gì để ăn. Con nó sẽ chết. Và nó cũng sẽ chết.

Nhưng nếu con báo đốm săn được con linh dương mẹ và ăn thịt nó, thì lũ linh dương con cũng sẽ chết vì bị bỏ đói.

Mọi sinh vật đều bị chi phối bởi cái vòng luẩn quẩn này.

Đây là một nghịch lý, một thứ quy luật máy móc, phát sinh ra hàng loạt bi kịch xé lòng, tàn khốc và man rợ.

Thời tiền sử, con người cũng là một động vật săn mồi man rợ như vậy. Theo thời gian, với trí tuệ vượt trội, con người vừa săn mồi vừa nuôi dưỡng và nhân giống con mồi để tiến dần tới việc không cần đi săn nữa, mà chỉ cần vô chuồng bắt con mồi và giết thịt hàng loạt. Lúc này sự man rợ được nhân lên gấp triệu lần, nhưng lại mang dáng vẻ “văn minh” hơn lũ báo đốm, linh cẩu, sư tử, chó sói, cá sấu… rất nhiều.

Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Sự khờ khạo đáng kinh ngạc

Hiệp định Paris về Việt Nam, ký ngày 27 tháng 01 năm 1973, là cột mốc quan trọng trong chiến tranh Việt Nam.

Trên văn bản thì người ta gọi Hiệp Định Paris là “Hiệp Định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” nhưng trên thực tế nó là “văn tự” của Hoa Kỳ bán đứng Việt Nam cộng Hòa cho Trung Cộng để đổi lấy việc làm ăn buôn bán giữa hai nước khổng lồ này.

Tuy cuộc mua bán đã xong và cái chết của Việt Nam cộng Hòa đã được quyết định, nhưng tại Miền Nam Việt Nam lúc ấy vẫn có một số trí thức lên kế hoạch “tái thiết Việt Nam Cộng Hòa sau chiến tranh” và một trong số đó có một học giả tên tuổi lẫy lừng, được cả một thế hệ nể phục, trong khi một anh du kích, một cô giao liên trình độ học vấn cấp hai cũng hiểu rằng Hiệp định Paris chỉ là giờ nghỉ giải lao 15 phút để miền Bắc chuẩn bị những trận đánh quyết định “giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước”.

Đó là sự khờ khạo đáng ngạc nhiên mà cho tới giờ tôi vẫn không thể hiểu nổi.

Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Ao làng, biển cả và giải Nobel Văn chương

Ai cũng biết: giải Nobel văn chương là giải thưởng lớn nhất và danh giá nhất mà nhà văn nào trên thế giới cũng đều mơ ước. Từ nhà văn của các nước nhỏ, lạc hậu, nghèo nàn Á, Phi – thường được ví von một cách miệt thị là “ao làng” – cho đến những nhà văn của các nước văn minh hiện đại, giàu có như Mỹ và châu Âu đều thèm nhỏ dãi!

Ngày nọ, có anh chàng nhà văn Giao Chỉ qua sống bên Mỹ (chẳng biết cậu ta làm nghề ngỗng gì), nhưng có lẽ vì thấy mình đang sống trong một xã hội rộng lớn, và văn minh quá nên tưởng tượng mình đang bơi trên biển, cạnh mấy con cá nhà táng, bạch tuộc khổng lồ… và nghĩ thương cho các đồng nghiệp mình đang ngụp lặn trong cái “ao làng” Việt Nam bên cạnh mấy con cá rô, mấy con nhái bén… mà thốt lên những lời cao ngạo.

Thực ra tác phẩm văn chương vừa là con cá nhà táng, con bạch tuộc, nhưng cũng có thể là con cá rô, con nhái bén vì chúng đều là những kiệt tác của tạo hóa nên không thể đem cân ký lô để xác định giá trị được.

Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Đạo Mèo

Đ Ạ O M È O
Tác giả: Đào Hiếu
*

Tôi vốn không ngại đối mặt với đời, bằng chứng là tôi đã viết hàng trăm bài “phản biện” chỉ trích những điều sai trái trong xã hội. Ấy vậy mà những người hàng xóm đều khen tôi hiền lành, nhã nhặn, ít nói.

Và để cho “đồng bộ” với những lời khen đó, tôi mua một bộ “áo tràng” của mấy đồng chí thầy chùa về mặc ở nhà.

Trước nhà tôi là một nhánh sông, tôi trồng một cây bàng đã 20 năm, tán lá phủ bóng mát một vùng rộng lớn. Sáng sáng tôi bắc ghế ngồi dưới gốc cây thiền định.

Bữa nọ có chiếc xe con của quý ông hàng xóm đến đậu ngay chỗ tôi tu luyện. Tay tài xế đậu xe mà không tắt máy để đợi sếp ra, chở sếp đến công ty.

Lẽ ra tôi phải bảo hắn tắt máy để khói xe không làm ô nhiễm nơi tôi tu hành nhưng suy đi nghĩ lại, tôi lẵng lặng bỏ đi, chuyển từ “tọa thiền” sang “hành thiền” cho xong.

Tại sao tôi phải nhịn anh hàng xóm như vậy?
Xin thưa, đó là vì những con mèo.

Nếu nó ghét tôi, nó có thể “đánh lén” mèo của tôi, còn tôi thì không muốn ai làm rụng một sợi lông của mèo (mặc dù trên quần áo tôi lúc nào cũng dính đầy lông mèo!).

Tiếp tục đọc

By daohieu Posted in Chưa phân loại

Đào Hiếu – SỐ PHẬN CỦA NHỮNG CUỐN SÁCH

Tôi có nhiều bạn bè là nhà văn, nhà thơ, nhà báo…

Và tất nhiên tôi thường được các đồng nghiệp tặng sách mỗi khi có tác phẩm mới.

Tôi sẽ đón nhận những món quà đầy tâm huyết ấy như thế nào?

*

Câu hỏi ấy lát nữa tôi sẽ trả lời.

Bây giờ tôi xin kể quý vị nghe những điều tôi biết về số phận của những cuốn sách mà tôi và các đồng nghiệp tôi đã tặng cho bạn bè với rất nhiều trân trọng và kỳ vọng một chút chia sẻ, cảm thông…

*

Một cú điện thoại. Một quán cà phê. Vài ba người bạn. Chào hỏi. Chúc mừng anh mới xuất bản sách. Ký tặng. Săm soi. Ô! Bìa đẹp quá. Cái tên nghe hấp dẫn…

Tàn cuộc, mọi người giành nhau trả tiền. Tôi ngồi hút thuốc, thưởng thức “tình bạn vỹ đại và cảm động”.

Tôi muốn là người rời quán sau cùng, để tận hưởng chút hạnh phúc của một người sáng tác.

Và khi tôi dụi tắt điếu thuốc, đứng lên, thì phát hiện trên một chiếc ghế ngồi, cuốn sách của tôi bị bỏ quên.

*

Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Hư Trúc và con covid Vũ Hán

*

Trong bộ truyện kiếm hiệp “Thiên Long Bát Bộ” của nhà văn Kim Dung, có một loại ám khí cực kỳ tàn độc.

Đó là Sinh Tử Phù (生死符)  do Thiên Sơn Đồng Lão sáng chế.

Đây là loại ám khí, dùng nội lực biến nước thành băng, rồi cấy vào cơ thể đối thủ. Khi bị trúng “Sinh Tử Phù” thì cơ thể sẽ ngứa ngáy không thể chịu nổi, nạn nhân phải gãi đến rách da thịt, tóe máu tươi đầm đìa mà vẫn không hết ngứa. Sống không bằng chết.

Tuy tàn độc như vậy nhưng Sinh Tử Phù vẫn có thuốc giải. Và chỉ có đệ tử chân truyền là Hư Trúc mới làm được điều ấy.

Nhưng thuốc giải cũng chỉ có tác dụng trong vòng một năm.

Chính nhờ “Sinh Tử Phù” này mà Thiên Sơn Đồng Lão (tuy đã hơn trăm tuổi nhưng có ngoại hình như một bé gái tuổi 13) đã chi phối 36 động, 72 đảo.

Mỗi năm, khi thuốc giải hết hiệu lực thì người của bà ta sẽ đi phát thuốc giải mới, đi đến đâu cũng hách dịch, hành hạ nạn nhân, đòi hỏi đủ thứ.

Bọn “quần hùng” tuy căm phẫn cực độ nhưng không dám phản kháng vì sợ Sinh Tử Phù hành hạ.

*

Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Sẽ làm gì với một cục sắt, một cục nhựa và một cục cao su?

Tôi có thể đánh cược với bạn rằng trong giới trẻ (học sinh, sinh viên, thanh niên công, tư chức…), các bậc “lão thành cách mạng”, thậm chí một số trí thức… nhiều người vẫn nghĩ rằng Việt Nam ta đang “phát triển chóng mặt”, đang chế tạo đủ thứ máy móc, đủ thứ xe cộ… và chỉ năm bảy năm nữa nước ta sẽ trở thành một nước phát triển đứng hạng thứ xyz… trên thế giới…Đó là những cái đầu lười suy nghĩ. Những cái đầu đơn giản, thật thà, chất phác như những… củ khoai.Họ không biết rằng Việt Nam thực chất chỉ là một xã hội tiêu thụ (société de consommation).

Và đang dậm chân tại chỗ.

HỌ KHÔNG BIẾT RẰNG:

Trong một cái máy (xe hơi, tủ lạnh, ti-vi, máy tính, điện thoại thông minh…) có cả chục ngàn phụ tùng, linh kiện, có thứ đòi hỏi công nghệ cực cao.Muốn chế tạo được một cái máy thì trước hết anh phải chế tạo được các phụ tùng và linh kiện ấy.Những phụ tùng, linh kiện ấy ban đầu chỉ là những cục sắt, cục nhôm, cục silicon, nhựa dẻo, cao su v.v… nhưng người ta giỏi, người ta có kỹ thuật biến chúng thành phụ tùng, thành các chi tiết máy, các linh kiện, sau đó mới lắp ráp thành sản phẩm.

Còn Việt Nam ta cũng có cục sắt, cục nhôm, cục silicon, cục cao su, cục nhựa dẻo… nhưng chúng ta chỉ biết biến chúng thành cái rựa, cái lưỡi cuốc, cái vỏ xe, cái xô đựng nước…

Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Cây kim may

MỚI ĐÂY, XE VINFAST CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG BỊ HÀNG LOẠT TRỤC TRẶC KỸ THUẬT, GÃY SƯỜN, HỎNG MÁY… TÔI XIN ĐĂNG LẠI BÀI VIẾT VỀ CÂY KIM MAY ĐỂ THẤY RẰNG VIỆC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI SẼ RẤT GIAN KHỔ. VÀ VIỆT NAM CHÚNG TA THẬM CHÍ LÀ CHƯA ĐỨNG Ở VẠCH XUẤT PHÁT VÀ CÒN LỚ NGỚ, CHƯA BIẾT XUẤT PHÁT NHƯ THẾ NÀO, NÓI CHI TỚI CHUYỆN PHÁT TRIỂN.NHÀ NƯỚC TA “NGÂY THƠ” MỘT CÁCH ĐÁNG SỢ. VÀ RẤT DỄ BỊ LỪA.*

Vào khoảng năm 1978, 1979 gì đó, khi còn làm phóng viên báo Tuổi Trẻ, tôi được (hay bị) đưa đi “vô sản hoá” tại nhà máy Sinco ở Sàigòn.Nhà máy này vốn của chế độ cũ để lại, chuyên sản xuất máy may lấy hiệu là Sinco. Khi các “tồng chí” tiếp quản được ít lâu thì hết mẹ nó phụ tùng nên đếch hoạt động được.

Lúc tôi đến xin làm công nhân ở đó (có lẽ người ta định sau này “cơ cấu” tôi làm Tổng Bí thư nên cho tôi bắt chước đồng chí Nguyễn Văn Cừ đi vô sản hoá ở các mỏ than Hòn Gay năm nào!) thì thấy Giám đốc cùng mấy anh kỹ sư, thợ tiện, thợ phay, thợ nguội… đang ngồi bàn cách phục hồi hoạt động của nhà máy, để chế tạo cho được một cái máy may mang thương hiệu Việt Nam chính cống.

Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Những bài học từ Esperanto

CHÚ THÍCH ẢNH: Nhà ngôn ngữ học Ludwik Lejzer Zamenhof

LTS: Trước âm mưu đưa 7 ngoại ngữ vào dạy tại các trường trung học, tôi xin đăng lại bài này để bạn đọc tham khảo..

Cách đây hơn 130 năm, một học giả, một nhà ngôn ngữ học Ba Lan tên là Ludwik Lejzer Zamenhof đã chắt lọc những tinh hoa của các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức… để sáng chế ra một thứ ngôn ngữ vừa dễ học, dễ nói, dễ viết, lại rất khoa học, rất trong sáng… gọi tên là Quốc tế ngữ Esperanto.

Trong khoảng thời gian 13 năm (từ 1872 đến 1885), ngôn ngữ Esperanto không ngừng được các học giả châu Âu, nhất là các tu sĩ công giáo La Mã hoàn thiện, trở thành một ngôn ngữ toàn bích, được nhiều người kỳ vọng là một ngôn ngữ chung của toàn nhân loại. Chẳng bao lâu loài người sẽ nói chung một thứ tiếng, viết chung một chữ viết, mọi rào cản ngôn ngữ trước đây sẽ không còn nữa, loài người hiểu nhau hơn, gần gũi và thân ái hơn.


Đó là giấc mơ đẹp của một thế giới đại đồng.Thế nhưng giờ đây, sau hơn 130 năm, nhắc đến từ “Esperanto” có lẽ không mấy người biết nó là cái gì.
Theo kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc vào năm 1996 thì số người sử dụng Quốc tế ngữ Esperanto chỉ là khoảng từ 200 cho tới 2.000 người. Có khoảng 2 triệu người khác trải khắp 115 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng ngôn ngữ này như ngôn ngữ thứ hai của mình. Hai triệu người này đa số là các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học và các tu sĩ dùng Esperanto để… dịch Kinh Thánh.
Tại sao một công trình ngôn ngữ học đồ sộ như thế, chuyên nghiệp như thế, đầy tâm huyết và có mục đích cao đẹp như thế lại bị nhân loại lãng quên, bị ruồng bỏ một cách phũ phàng?

Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Chuyện phiếm về con trâu

Chẳng biết vì sao con trâu lại nằm kế con chuột. Chuột thì bé mà trâu thì to, hai con đứng cạnh nhau chẳng khác nào Minh Nhí khoác vai Bé Bự đi bát phố (xin phép hai danh hài cho tại hạ quậy chút cho vui.)

Nhưng xưa nay hai con vật ấy vẫn đứng xếp hàng cạnh nhau mà không thấy có xích mích cãi cọ gì. Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ thì một tiểu đội mười hai con giáp xếp hàng dọc so le quá cỡ như thế coi chẳng khác nào mười hai cái răng lòi xỉ!

Người ta thường dùng thành ngữ đầu voi đuôi chuột để chê bai những người ưa phô trương thanh thế mà hiệu quả công việc thì chẳng ra gì, nhưng  tình huống của năm nay lại khác: Ðầu Chuộtđuôi… Trâu, biểu lộ một sự nở hậu. Ði mua nhà mua đất mà gặp một địa thế nở hậu thì ai cũng ham, làm ăn mà trước thì nhỏ, sau khuyếch trương lớn lên thì ai cũng khoái, nhưng về mặt sắc đẹp thì cái bộ phận đàng trước (vòng số một) nhỏ như con chuột nhắt mà đàng sau (vòng số ba) bự như con trâu thì ai thấy cũng chạy dài!

Thực ra con trâu chẳng có dính dáng gì tới sắc đẹp. Con gà con chó, thậm chí con ruồi còn biết vuốt ve đôi cánh để làm đẹp nhưng con trâu thì không.

Thú vui của nó là vùi mình xuống sình, sình sẽ khô đi tạo ra một lớp áo sần sùi, nứt nẻ. Ðó là tổ ấm của những gia đình sâu bọ, rệp, rận… chúng sinh sôi nảy nở tràn lan. Và những con sáo đen, chích chòe, chào mào… bay đến đậu trên mình trâu để vừa ăn sâu bọ,  vừa gãi ngứa cho trâu.

Tiếp tục đọc