VŨ THẠCH – Giải pháp lạ lùng cho từng quốc nạn

nguoi-sai-gon-cang-minh-chong-choi-voi-nuoc-ngap-2_1383795953Có thể nói những tia hy vọng cuối cùng về tứ trụ mới sẽ đổi thay đất nước đã hoàn toàn tắt lịm dù họ chỉ mới lên ngôi được vài tháng. Thay vào đó là nỗi thất vọng mông mênh khi người dân nhìn thấy thái độ cố sức chạy trốn, cố sức bịt tai của tam trụ Trọng – Quang – Ngân. Trước hàng loạt các vấn nạn nghiêm trọng xảy ra liên tục, họ chỉ  “tươi vui” đi thăm cán bộ ở vài tỉnh xa; không dám bén mảng các khu ngư dân, các khu ngập lụt, các buổi viếng tang phi công rớt máy bay, …

Tất cả trách nhiệm được đùn hết cho thủ tướng – một người mà nay đã lộ rõ khả năng chỉ ở mức “ma dzê inh VN”, và một ban phụ tá còn kém ông hơn nữa, như phó thủ tướng Vương Đình Huệ chứng minh khả năng cạnh tranh kinh tế vượt trội của VN là có “gà đi bộ và vịt trời”.  

Và đó là nguyên nhân dẫn đến các giải pháp cực kỳ lạ lùng đến sững sờ người nghe. Sau đây là một vài thí dụ điển hình: Tiếp tục đọc

Trung Quốc là một đất nước dã man chưa trưởng thành

FB Mạnh Kim 

6-6-2016

Ảnh: internet

Ảnh: internet

Hơn ba tuần chúi mũi vào đống tài liệu làm trong gần 10 năm lẫn lượng tài liệu khổng lồ trước đây chưa có thời gian đọc hoặc đọc chưa thật sự kỹ, về sự “trỗi dậy” của Trung Quốc, để nhìn lại sức mạnh thật sự và điểm yếu của họ, vẫn chỉ thấy một xác tín không thể chối bỏ: Trung Quốc là một đất nước dã man chưa trưởng thành. Bất luận kinh tế họ phát triển như thế nào và đời sống vật chất người dân khác biệt so với thời Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc thế kỷ 21 vẫn còn cách rất xa những giá trị văn minh hiện đại.

Trung Quốc thế kỷ 21 vẫn tồn tại song song với Trung Quốc thế kỷ 19, với phế tích phong kiến, với mô hình toàn trị trong đó người dân bị chà đạp bằng gót giày quan lại hủ lậu vừa ngu dốt vừa ác độc. Pháp luật không có đất sống ở một đất nước công an trị như Trung Quốc. Sự tham lam dã man của chế độ cai trị Trung Quốc không chỉ diễn ra với người dân họ. Chính sách đối ngoại của họ cũng dã man và bán khai tương tự. Họ không giống bất kỳ quốc gia văn minh nào, không phải vì họ vượt trội về mặt “tư cách quốc gia”, mà vì họ không xây dựng được những chuẩn mực và giá trị phổ quát tạo nên một cường quốc. Họ tách biệt với phần còn lại thế giới không phải vì họ “lớn” hơn tất cả mà vì họ “nhỏ” hơn, và ti tiện hơn, so với tất cả.

Siêu cường không chỉ nói đến sức mạnh kinh tế. Siêu cường còn là quốc gia tạo ra được những giá trị mà thế giới phải học theo. Thế giới vẫn nghe đến và học từ “giá trị Mỹ” hoặc “giá trị Nhật”. Một số giá trị đó không bất biến. Chúng thay đổi theo thời gian cùng sự thay đổi cách sống lẫn nhận thức. Giá trị Nhật thế kỷ 19 là cầu tiến và canh tân. Giá trị Nhật ngày nay là bác ái và nhân đạo. Giá trị Mỹ ngày trước là giấc mơ thịnh vượng. Giá trị Mỹ ngày nay là sự khai mở kiến thức lẫn các ý tưởng về dân chủ và tự do. Các giá trị ấy luôn mang lại cảm hứng cho nhân loại. Với Trung Quốc, hình ảnh quốc gia họ lại được miêu tả bằng những từ như tàn ác, nhẫn tâm, tham lam, ích kỷ, dối trá, ngang ngược…

Sau nhiều thập niên phát triển như một hiện tượng, một Trung Quốc hiện đại chưa bao giờ là niềm “cảm hứng” cho thế giới, lẫn cho chính người dân nước này. “Giấc mơ Mỹ”, một khái niệm hình thành đầu thập niên 1930, đến nay vẫn đúng. Nó rất đúng thậm chí với nhiều người Trung Quốc, những người sẵn sàng từ bỏ “Trung Quốc mộng” để chọn “giấc mơ Mỹ”. Giá trị quốc gia, nói thêm, còn là những giá trị mà quốc gia đó tự tạo nên bằng thực lực, một cách có đạo đức và dựa trên tinh thần nhân bản. Giá trị quốc gia không thể được tạo nên từ sự bắt chước và ăn cắp. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại hàng ngàn năm, chưa có quốc gia nào có thể “lớn lên” thành siêu cường bằng “chủ nghĩa trộm cắp” (“stealism” – một thuật từ tôi đặt ra để chỉ văn hóa ăn cắp phát triển như một chủ trương của Trung Quốc). “Chủ nghĩa trộm cắp” chỉ mang lại một xã hội bạc nhược tư duy. Một quốc gia có thói quen “ăn bám” kiến thức nhân loại sẽ vĩnh viễn là nhược tiểu cho dù họ có nhiều tiền như thế nào.

Nghiên cứu sự trỗi dậy Trung Quốc là đề tài thu hút giới học thuật lẫn chính trị thế giới nhiều năm nay. Có vô số quyển sách về Trung Quốc đã ra đời, bằng tiếng Anh. Một quyển sách về những điểm yếu, chứ không phải sức mạnh của họ, bằng tiếng Việt, đến nay vẫn chưa có. Đã đến lúc cần ít nhất một quyển sách như vậy, để đặt lại vị trí đúng hơn cho Trung Quốc và bản chất của Trung Quốc: một con ngáo ộp khổng lồ của thế giới hôm nay.

FB MẠNH KIM

​ Đại quốc – tiểu nhân

Untitled-105/06/2016 00:08 GMT+7

Chúng ta ai cũng biết Trung Quốc là một cường quốc ở châu Á, tuy nhiên “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”, người Trung Quốc có bao giờ tự hỏi tại sao sức hấp dẫn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc (một phần của sức mạnh mềm) không được cộng đồng thế giới đón nhận và tin tưởng là mấy? Đó chính là cách hành xử của một “đại quốc – tiểu nhân”, không có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và cư xử một cách thô lỗ.

Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn tìm cách bẻ cong luật quốc tế theo cách của riêng họ, những luận điểm nghe như đã nhàm tai, nhưng được các đại biểu Trung Quốc “phát loa” ở bất cứ nơi đâu hòng đánh lừa dư luận. Họ luôn khẳng định người Trung Quốc là người phát hiện sớm nhất các quần đảo ở Biển Đông và vì thế họ có chủ quyền trên vùng biển này từ xa xưa.

Đây là một lập luận hết sức nực cười. Luật pháp quốc tế về thiết lập chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ nào đó không hề đơn giản như vậy.

Thứ nhất, các quốc gia dân tộc xuất hiện ở phương Tây sau năm 1648 với định ước Westphalia và kể từ đó, hệ thống luật quốc tế hiện đại mới được dần thiết lập.

Các quy định của luật quốc tế về xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia bắt đầu hình thành từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 và được hoàn thiện ở thế kỷ 20. Vậy thì cái mà người Trung Quốc gọi là họ phát hiện từ thời nhà Hán (trước Công nguyên) thì dựa trên thứ luật pháp nào mà gọi là luật pháp quốc tế? Tiếp tục đọc

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama dưới cái nhìn của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

1(6)LỜI GIỚI THIỆU:

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đuợc các Tổ chức Nhân quyền gọi là” Nhà họat động luật pháp trực ngôn, người bảo vệ Nhân quyền…”
Ông có nhiều bài trả lời phỏng vấn và bình luận đặc biệt về sự kiện Tranh chấp Biển Đông có tầm nhìn sâu sắc!
Năm 2010 Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã công khai” kêu gọi Mỹ khẩn trương quay trở lại Đông nam Á để cùng Việt Nam và các nuớc khác trong khu vực lập liên minh quân sự nhằm ngăn chặn bành trướng lãnh thổ bằng vũ lực của Trung quốc…”
Năm 2011, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã tuyên bố” Đồng hành quân sự với Hoa Kỳ để đối phó với Trung Quốc là mệnh lệnh của thời đại”. Có nhận định cho rằng:” Lời tiến đoán của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã hiệu nghiệm khi Tổng thống Obama đưa ra chính sách Tái cân bằng  ở Châu Á Thái Bình Dương”
Nhân chuyến công du Việt Nam của Tõng thống Obama trong những ngày qua. Trâm Oanh đã liên lạc với Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ để phỏng vấn ông. Kính mời quí vị và các bạn theo dõi

 Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thuyết trình về Nhân quyền Việt Nam tại Viện quốc gia yểm trợ Dân chủ Mỹ (NED). Tiếp tục đọc