KỶ NIỆM ĐÀN BÀ kỳ 08 – Đào Hiếu

LIEU TRAIThục ném chùm mận chín xuống vạt cỏ. Vẩn Thạch lái chiếc máy kéo đi gần tới nơi, thấy chùm mận thì dừng lại.

-Leo lên đây!

Thạch đu lên một nhánh thấp, toòng teng như con vượn. Tiếng còi xe vang lên từ ngoài cổng. Thục nói:

-Có khách.

-Đại úy Hưng đó mà.

-Đại úy Hưng nào, anh?

-Đại úy phi công ở Đà Lạt đó. Hắn không xuống một mình đâu. Thế nào cũng dẫn cô Xuân theo. Em đã gặp cô Xuân chưa?

-Chính cô ấy chỉ chỗ cho em tìm anh.

Chiếc Datsun màu xanh da trời lượn vô vườn.

Đại úy Hưng hỏi:

-Xong chưa?

-Xong.

-Sao không sửa soạn đi.

-Cần gì sửa soạn. Muốn đi là bốc đi ngay.

-Còn người đẹp này?

-Cũng vậy. Từ nay sẽ đi chung với mình.

Thạch chỉ vô lều để lấy mấy bao thuốc lá và Thục lấy cái ví da rồi ra xe ngay.

Chiếc Datsun  lượn ra cổng.

Đại úy Hưng lại hỏi:

-Nó hẹn giao tại đâu?

-Nha Trang.

-Xe gốc ở đâu?

-Số 50A.

Vẩn Thạch hỏi:

-Lâu nay Đà Lạt có gì lạ không?

-Không. À, thằng Phi nó bán xứ Đà Lạt rồi.

-Sao vậy?

-Ẩu quá thì có ngày bán xứ mà đi. Nó bịp cả trung tá công an.

Thạch hỏi:

-Bây giờ mày biết nó chuồn đâu không?

-Không. Đã lâu lắm không ai gặp nó. Đ.m thằng đó đi cũng bớt được một mối lo cho tụi mình.

Chiếc Datsun do Vẩn Thạch lái cứ lướt băng băng như con thuyền trên đại dương phẳng lặng. Hắn hỏi:

-Trưa nay ăn đâu đây?

-Đâu cũng được, Xuân đáp.

Đại úy Hưng:

-Khách sạn Liên Mai. Chỗ đó gần biển tao khoái.

Thạch nhìn sang Thục, nàng gật đầu. Tiếp tục đọc

Advertisement

KỶ NIỆM ĐÀN BÀ 07 – Đào Hiếu

07Thục lắng nghe tiếng giun dế chung quanh, thấy mình như bồng bềnh trên một biển sáng bạc lung linh huyền hoặc. Vẫn Thạch ném mẩu thuốc lá vào đêm tối.

-Em chịu được lối sống của anh không?

-Em thấy hạnh phúc.

-Nhưng em có biết hiện anh đang làm gì không?

-Biết hết. Nhưng khi gần anh, em thấy trên đời này chẳng có gì là quan trọng.

Thục nhắm mắt lại. Nàng muốn ngủ một giấc dài giữa trời sao như cô bé hồn nhiên trước thiên nhiên kỳ diệu. Nàng khám ra vẻ đẹp rực rỡ của trời đất lúc hừng đông, những tiếng động của đêm, những thầm kín của hoa lá. Nàng khám phá ra cái yên lặng du du của buổi trưa bắc võng giữa hai cành cây nằm đong đưa trong cơn gió hây mát. Nàng đã đứng hàng giờ lặng ngắm hoàng hôn phai nắng trên sườn đồi.

Những thứ đó vẫn tồn tại sinh động ngàn đời nhưng bao nhiêu năm qua nàng đã không hề biết tới, cuộc sống tiện nghi ở thành phố đã làm cho tâm hồn nàng cũ mòn, luẩn quẩn với những đại lộ, những cao ốc, những căn phòng, những khuôn mặt, những xe cộ ồn ào.

Thục buông bàn tay hắn ra, hỏi:

-Anh đang nghĩ gì vậy?

Hắn chỉ cười. Sự thật hắn đang chờ bọn đàn em tới. Hắn ôm lấy đầu Thục và trong cử chỉ ấy hắn nhìn đồng hồ dạ quang. Hơn mười hai giờ khuya. Hắn hôn lên tóc cô gái. Lúc ấy có tiếng máy xe và ánh đèn pha lóe sáng rồi tắt phụt. Thục giật mình: Tiếp tục đọc

KỶ NIỆM ĐÀN BÀ kỳ 06 – Đào Hiếu

KY NIEM DAN BAThục trở lại Đà Lạt sớm hơn dự định mấy ngày. Nàng hơi bị choáng váng vì nắng quá rực rỡ. Nàng cảm thấy mình nhẹ như chiếc lá khô, bước đi ngơ ngác, mệt mỏi. 

Thục ném hành lý xuống giường rồi ra ngoài hiên. Nàng muốn trở về Sài Gòn ngay tức khắc. Nàng sợ hãi căn phòng trống trải và cô đơn này.

Thục băng ra đường cái. Lúc đứng ở đầu dốc nàng mới thấy mình điên rồ. Ánh nắng rực rỡ của buổi trưa làm nàng tỉnh táo hơn. Nàng gọi một chiếc xe ôm đến nhà Vẩn Thạch. Ở đó nàng gặp Xuân, người đàn bà có bức hình treo ở phòng khách.

-Ông Thạch có đây không, thưa bà?

-Thạch nào?

Nàng ngượng nghịu nói:

-Xin lỗi, tôi muốn hỏi người đàn ông thường mặc chiếc áo khoác màu vàng sẫm.

Người đàn bà kêu lên:

-A, ảnh đi Nha Trang rồi.

-Bà có thể cho tôi biết địa chỉ không? Tôi có chuyện cần gặp ông ta lắm.

Cái nhìn của người đàn bà dừng khá lâu trên gương mặt Thục.

-Nhớ rồi. Cô từng đến đây mấy lần phải không?

Người đàn bà bảo Thục chờ một lát rồi quay vào trong, lát sau đem ra một tấm danh thiếp đưa cho Thục.

-Ảnh thường ở chỗ này.

Thục cám ơn rồi hấp tấp đi ra bến xe cho kịp chuyến chót. Nàng đến nơi lúc xế chiều và tìm nhà hắn cũng không mấy khó khăn. Đó là một căn nhà nhỏ nhưng khá sang trọng, có một ít cây ăn trái. Tiếp tục đọc

Chai nước có ruồi: Nguyên thẩm phán TAND Tối cao sẽ bào chữa cho bị cáo Minh

(PLO)- Đầu giờ chiều 28-1, luật sư Phạm Công Hùng (nguyên Thẩm phán TAND Tối cao) đã nhận lời tham gia bào chữa miễn phí cho bị cáo Võ Văn Minh tại phiên tòa phúc thẩm sắp tới. 


 Bị cáo Võ Văn Minh tại phiên tòa sơ thẩm.

Trước mắt, ông sẽ cùng với hai luật sư đã bào chữa cho bị cáo tại phiên sơ thẩm (luật sư Nguyễn Tấn Thi và Phạm Hoài Nam) tiếp tục nghiên cứu hồ sơ để bàn phương án bào chữa tốt nhất. “Đây là vụ án hình sự đầu tiên mà tôi sẽ tham gia tranh tụng tại phiên tòa sau khi chuyển sang làm nghề luật sư” – ông Phạm Công Hùng nói.


 Luật sư Phạm Công Hùng (trái) nhận đơn yêu cầu luật sư của cha bị cáo Minh. 

Người nhà bị cáo Minh chụp ảnh với luật sư Phạm Công Hùng (phải) và luật sư Phạm Hoài Nam (giữa). Ảnh: T.TÙNG

Trước đó ngày 18-12-2015, TAND tỉnh Tiền Giang đã xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Võ Văn Minh bảy năm tù giam về tội cưỡng đoạt tài sản (cáo trạng truy tố theo khoản 4 Điều 135 BLHS, có mức hình phạt từ 12 đến 20 năm tù). Sau đó, bị cáo đã có đơn kháng cáo kêu oan gửi TAND cấp cao tại TP.HCM, hiện chưa có lịch xét xử phúc thẩm.

Trong đơn kháng cáo, bị cáo Minh cho rằng mình chỉ giao dịch dân sự với Công ty TNHH MTV Tân Hiệp Phát chứ không có hành vi đe dọa cưỡng đoạt tài sản như tòa sơ thẩm đã kết tội. Cũng sau phiên xử sơ thẩm luật sư Phạm Hoài Nam đã nhận cháu bé con bị cáo Minh làm con nuôi…

Như đã đưa tin, theo hồ sơ, khoảng 15 giờ 30 ngày 27-1-2015, tại một quán cà phê thuộc huyện Cái Bè (Tiền Giang), các trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) – Công an tỉnh Tiền Giang đã bắt quả tang Võ Văn Minh, bán quán cơm tại huyện Cái Bè, đang nhận 500 triệu đồng của Công ty TNHH TM&DV Tân Hiệp Phát. Tại cơ quan điều tra, Minh khai cuối tháng 12-2014, lúc đem chai nước ngọt hiệu Number One để bán cho khách, Minh phát hiện bên trong chai có con ruồi nên đã gọi điện thoại báo công ty này.

Minh yêu cầu Công ty Tân Hiệp Phát phải đưa cho Minh 1 tỉ đồng, nếu không sẽ phát tờ rơi, cung cấp thông tin cho báo chí đăng. Sau nhiều lần thương lượng, công ty đã đồng ý đưa Minh số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời trình báo vụ việc cho công an. Khi Minh đang nhận tiền thì bị bắt quả tang.

THANH TÙNG

 

KỶ NIỆM ĐÀN BÀ kỳ 05 – Đào Hiếu

05Vẩn Thạch và Thục thường tổ chức những cuộc đi chơi tùy hứng. Có khi đang ăn sáng hắn rủ đi Liên Khương, khi trời đang mưa bụi hắn rủ đi uống cà phê hay lang thang trên những ngọn đồi vắng ngoại ô thành phố, những ngọn đồi xưa nay không ai đặt chân tới.

Hắn thường gói tiền trong tờ giấy báo cũ, nhét vô túi áo khoác, xài phí bừa bãi. Tuy vậy hắn ăn mặc rất xuềnh xoàng. Gần như hắn chỉ có hai bộ đồ thay đổi.

Hắn có giọng hát trầm, không điêu luyện nhưng có chất phóng đãng. Hắn tự đệm đàn ghi-ta cho mình, hắn chơi tùy hứng, tài tử nhưng nhiều cảm xúc. Khi nghe hắn hát, Thục thấy hắn không còn là hắn nữa mà là những giai điệu trầm lắng kết tụ lại, mong manh, ấm áp. Nàng cảm thấy mình thật sự hạnh phúc vì đã yêu hắn. Nàng nói: em chỉ cần được sống như thế này thôi. Không mơ ước gì hơn nữa.

Thục sống những ngày tuyệt thú nhất đời mình nơi phố núi. Nàng quên cả ngày tháng, giờ giấc, không để ý đến buổi trưa buổi chiều, không biết mùa đông tàn từ lúc nào, nàng chỉ biết có cỏ hoa, thiên nhiên, suối rừng. Một buổi sáng đi dạo phố với hắn tình cờ nàng nghe radio hát một bài ca xuân, thấy người ta bày bán hoa trên các hè phố nàng mới hỏi hắn có phải đã gần Tết rồi không, hắn trả lời bằng một câu hỏi: Tiếp tục đọc

KỶ NIỆM ĐÀN BÀ kỳ 04 – Đào Hiếu

KY NIEM DAN BAChiếc Mazda đến Phan Rang lúc hơn bốn giờ chiều, trời mưa như thác đổ nhưng viên đại úy phi công vẫn cho xe chạy hết tốc lực, trên môi lúc nào cũng gắn điếu thuốc.

Người đàn ông ngồi bên cạnh hắn chính là Vẩn Thạch. Ở ghế sau là người đàn bà tạm gọi là vợ đại úy. Bà ta nhai kẹo cao su luôn miệng thỉnh thoảng lại đưa hai tay lên săm soi những móng vuốt mỹ miều đỏ chói của mình. Viên đại úy quay sang Vẩn Thạch:

– Trễ quá, điệu này về đến Cam Ranh chắc hơn sáu giờ.

– Thế còn may. Tao tưởng lúc nãy phải nằm giữa đèo. Chưa bao giờ sương mù khủng khiếp như vậy.

– Đ.m. xui quá. Tao chẳng thấy đường sá chi cả, cứ phóng đại xuống.

Người đàn bà hút thuốc cho đỡ buồn ngủ, giọng bà khàn khàn:

– Em chưa thấy ai lái xe đẹp như anh. Có điều đáng tiếc là đại úy phi công mà chưa lên máy bay bao giờ.

Viên đại úy cười:

– Sao không? Ít ra anh cũng lái máy bay ba lần rồi.

– Đừng xạo.

– Em không nhớ à?

– Nhớ rồi. Trong sở thú.

Bà ta lục xách lấy táo phát cho mỗi người một trái.

Xe giảm tốc độ. Mưa trắng xóa cả trời đất. Cái gạt nước quay liên tục vẫn không ăn thua. Đường xấu, đầy những ổ gà đọng nước, tầm nhìn xa không đầy hai chục mét mặc dù đã bật đèn pha sáng trưng.

Vẩn Thạch lim dim. Thực ra hắn không ngủ, hắn đang sống với những hình ảnh buổi chiều trên đồi Cù với Thục. Cả đời hắn, từ lúc nhỏ đi chăn trâu đến khi lớn lên, tự kiếm sống, đi học, đi lính rồi bị thương trở về làm cái nghề này, hắn đã sống khắp nơi, trong nhiều môi trường nhiều tình huống. Hắn đã gặp rất nhiều người con gái nhưng chưa bao giờ thấy ai có nét hoang dã độc đáo như Thục. Đó là khuôn mặt mà hắn không ngờ. Tiếp tục đọc

KỶ NIỆM ĐÀN BÀ kỳ 03 – Đào Hiếu

03Trong bữa cơm nàng nghĩ: Thế là hôm nay không đến thăm hắn được. Hắn có buồn không hay cũng chẳng để ý gì đến chuyện ấy. Tuy nhiên Thục xua đuổi những ý nghĩ ấy rất nhanh, nàng có bao nhiêu điều để hỏi han má về gia đình.

Người mẹ cho biết là Chương có gởi thư về thăm, tuy vậy mãi đến khi Thục tiễn má ra xe về Sài Gòn bà mới đưa bức thư cho Thục.

Lúc quay về, Thục thấy nhức đầu muốn đi dạo một lát. Nàng lấy thư của Chương ra cầm tay nhưng không muốn đọc vì đầu óc không ổn định. Nàng nghĩ nếu buổi chiều nay mà nằm nhà thì buồn chết được, nên quyết định đi thăm người đàn ông ấy.

Lúc Thục đến nơi thì người đàn ông đang đứng trong sân bệnh viện nhìn lơ đãng lên các ngọn thông cao.

– Bonjour! Hôm nay vui rồi chứ?

– Chiều nay trời rất đẹp. Hoàng hôn rực rỡ.

– Ông có đợi em không?

– Tôi vẫn nghĩ là em sẽ đến.

Thục cười, hỏi:

– Nhưng ông tên là gì?

– Vẩn Thạch.

– Tên lạ quá vậy. Có phải là những mảnh vụn của các thiên thể rơi lạc vào trái đất không?

Vẩn Thạch cười:

– Đó là những thứ vô dụng. Hôm nay tôi ra viện. Vừa định đi thì em đến. Tiếp tục đọc

KỶ NIỆM ĐÀN BÀ 02 – Đào Hiếu

KY NIEM DAN BA van ngheLúc Quang trở về thì Thục đang nghe nhạc một mình nơi phòng khách. Thục hỏi anh:

– Phim gì đấy?

– Borsalino.

Quang vò bao thuốc ném lên tóc cô gái. Anh nói:

– Mày cũng xem rồi chứ gì. Tao biết tụi con gái thích Alain Delon lắm.

– Em khoái Belmondo hơn.

– Tại sao?

– Vì hắn du đãng hơn.

Quang đi thay đồ. Má Thục ở trên lầu xuống, bà nói:

– Má mới nhận được thư của Chương.

– Ảnh nói gì đó, má?

– Nó nói bây giờ cắt tóc cao, ăn mặc như Sạclô nên mắc cỡ không muốn về.

– Con biết không phải vì thế đâu.

Tiếng người giúp việc hỏi vọng lên:

– Cô Hai có tính đem cái áo len đỏ đi theo không?

– Thôi. Áo cũ quá rồi. Nhưng khăn quấn cổ thì xếp hết vào cho chị nhé.

Bà mẹ hỏi:

– Mấy giờ con lên phi trường?

– Ăn cơm xong con phải đi liền.

Bà mẹ xuống nhà dưới. Quang hỏi:

– Chương nó giận mày à?

– Em đâu biết.

– Ăn nhằm gì. Rồi nó sẽ quên và lại sống phây phây. Em cũng sẽ có một cuộc đời khác. Cố gắng thích nghi với công việc mới.

Thục xoay người, nhí nhảnh bước đi theo điệu nhạc. Tiếp tục đọc

By daohieu Posted in Chưa phân loại

KỶ NIỆM ĐÀN BÀ 01 – Đào Hiếu

KY NIEM DAN BA

Đột phá! Nhưng nếu thất bại có thể sẽ mất mạng. Không mất mạng thì cũng bị điên, hay tâm thần.

Chương đã từng quan sát một kẻ tâm thần. Hắn lang thang trong các quán ăn. Áo quần nhàu nát, bẩn thỉu. Cái nhìn bạc màu. Cho tiền không lấy. Nhưng cái xương cá rớt xuống đất thì cúi nhặt. Gặm và mút. Hắn nhặt từng hạt cơm đổ. Như gà.

Chương ném cuốn sách xuống sàn nhà. Chàng đứng dậy một cách liều lĩnh, cố trấn áp sự run sợ.

Thục cầm cái áo cụt màu đỏ tía lên.

-Em đem cái áo này đi giặt.

Chương nói:

-Mai tôi đi rồi. Thục không có gì để nói với tôi sao?

Thục làm thinh, đầu hơi cúi xuống. Chương nói:

-Em cho anh xin cái áo này nhé?

-Sẽ có quà, nhưng không phải cái này đâu.

Chương nắm lấy chiếc áo Thục đang cầm, hai bàn tay chạm nhau. Chàng nắm mấy ngón tay:

-Anh rất cần một chút hơi hướng của em để ra đi. Có thể anh sẽ không bao giờ trở về nữa.

Thục gỡ nhẹ tay Chương ra. Chương run lên mà không dám kéo Thục vô lòng cho tới khi Thục bước đến đầu cầu thang thì chàng tiếc ngẩn ngơ cái cơ hội ngàn năm ấy.

-Sẽ có quà. Thục vừa bước xuống thang lầu vừa nói một cách nhí nhảnh. Em xuống đây.

Đột phá! Phải đột phá! Chương liều mạng đuổi theo, kéo áo người con gái lại:

-Thục ơi! Anh yêu em.

Thục quay mặt tránh cái hôn, tình cờ nàng nhận ra đôi giày Chương mang hôm nay là đôi giày mới nàng chưa từng thấy bao giờ. Hình ảnh ấy làm nàng thấy tội nghiệp.

Nhưng nàng vẫn nói:

-Anh hiểu lầm rồi. Tình yêu không phải như thế đâu.

Thục nói vừa hết câu thì đôi tay của Chương đã rời ra khỏi thân thể nàng như lớp vữa hồ mà người thợ vụng về đắp vội vàng trên vách đá. Chương không dám nhìn mặt người con gái, hấp tấp bước thẳng xuống cầu thang.

Thục gọi:

-Anh Chương! Anh phải ở lại dự liên hoan chớ.

-Xin lỗi Thục. Tôi điên rồ.

-Không có gì cả, Thục kêu khẽ. Em không giận anh đâu, anh hãy ở lại.

Nhưng Chương đã bước ra cửa và đi lẩn vào trong phố đông người. Chương nhảy lên một chiếc xích lô đạp định ra trung tâm Sài Gòn nhưng khi ngang qua trường đại học tổng hợp chàng bảo xe ngừng lại. Chàng trả tiền xe rồi bước vô cổng. Những kỳ thi ồn ào đã qua, giờ chỉ còn lại người quét sân quanh quẩn một mình bên bờ tường. Chương đứng trong hành lang tối nhìn lên cao. Trời nhiều mây, bàng bạc. Khoảng trời ấy gắn liền với quá khứ tình ái của chàng, với biển Nha Trang, những cuộc cắm trại mùa hè cái thuở chàng quen biết Thục, cô nữ sinh lớp chín thập thò phía ngoài lều nơi Chương đang tập hát cho bạn bè. Chàng nhìn ra bắt gặp đôi mắt ngơ ngác. Chàng bảo:

-Vô đây hát với tụi anh cho vui.

Cô bé vẫn đưa mắt tìm kiếm trên bãi biển.

-Em tìm ai?

-Em tìm anh Quang. Anh có biết anh Quang không?

-Ảnh đang tắm. Để anh dẫn em lại đó.

Và chàng nắm tay Thục đi về phía rừng dương liễu.

Năm năm qua, chàng lui tới căn nhà đó như một người thân. Có nhiều lần Chương ngủ ở đó, khi thức dậy mọi người trong nhà đã đi hết, chàng tưởng như căn nhà này là của mình, cả bàn ghế, sách vở, bức màn và những cánh cửa sổ, chàng tưởng mình là con cái nhà này. Mọi quan hệ điều thân mật, dễ chịu.

Hành lang của trường đại học tổng hợp đã tối mịt, chàng buồn và huýt sáo, thơ thẩn đi ra sân. Ta sẽ chẳng bao giờ còn trở lại đây nữa. Chàng đã đến gần cổng trường. Lúc ấy có tiếng cười khúc khích.

-Em biết ngay là anh ấy đến đây mà.

Chương dừng lại. Quang và Thục đã đứng ngay trước mặt. Quang hỏi:

-Đến đây làm gì vậy?

-Từ giã trường.

Thục nói:

-Mọi người đang đợi anh.

-Sao biết tôi ở đây?

-Anh Quang bảo anh đi uống cà phê nhưng em biết thế nào anh cũng đến đây.

Chương bước ra khỏi cổng. Thục đi giữa hai chàng trai. Chương thấy lòng mình dịu lại và một tình cảm vô danh đang ve vuốt chàng. Chàng tự bảo: Được làm một người anh của Thục đã là hạnh phúc rồi, sao ta lại muốn đánh mất đi?

 

*

Buổi tiệc nhỏ không đầy mười người tham dự nhưng cũng thật náo nhiệt. Ba chiếc bàn kê nối nhau thành một cái bàn dài phủ khăn trắng. Thực khách là các bạn hữu của Thục và Quang trong số đó có vài người quen biết Chương.

Các cô bạn của Thục ăn mặc lộng lẫy, người nào cũng tươi cười và trang điểm rất kỹ, bọn thanh niên thì ít chải chuốt hơn nhưng ai cũng vui vẻ. Chương ngồi cạnh một anh chàng đeo kính cận được giới thiệu là “giáo sư”, bên trái chàng là một cô gái nhan sắc trung bình nhưng hơi làm dáng. Anh giáo sư nói nhiều quá, dường như anh ta đã say dù mới uống hai lon bia. Anh ta đứng dậy nói:

– Tại sao các cô không nói chuyện với bọn tôi mà chỉ rù rì với nhau. Mời nâng ly. Nào, cô Trâm!

Anh ta cầm chai Maxim rót vô cái ly nhỏ trước mặt Trâm. Cô gái chỉ nhếch cười, không nói gì.

– Trâm ơi, nâng ly lên. Thục bảo. Mi cạn với tao chứ.

– Được quá.

Chương uống cạn phần của mình còn chàng giáo sư thì đã bắt đầu nghiêng ngả. Khi anh ta gục xuống bàn thì căn phòng trở nên yên tĩnh, lịch sự hơn. Chương quay sang Trâm:

– Chị là bạn của Quang hay Thục?

– Tôi học cùng lớp với Thục. Hình như anh có chuyện gì buồn phải không?

– Ngày mai tôi đã đi rồi.

– Anh đi nước ngoài?

– Không. Tôi đi học ngành công an.

– Anh thích nghề ấy lắm à?

– Tôi thi hoài không đậu. Và ba tôi đã khuyên như thế. Gia đình tôi ai cũng làm công an cả.

Trâm cười khúc khích:

– Đối với tôi đó là một lời đe dọa.

Chương cười. Hai ly chạm nhau. Trâm mời Chương liên tục. Cô uống rượu một cách sành điệu, điều đó làm Chương thích thú. Nỗi buồn khi chiều dường như đã tan hết. Hai người uống tràn. Trong cơn mơ màng chàng nghe có tiếng ai hát, chàng không biết có phải cái bóng hồng mờ nhạt đang đứng trước mặt mình là Thục không, nhưng tiếng hát ấy làm chàng nao lòng. Chàng ngã người ra sau, để mặc cho tiếng hát vuốt ve.

Bỗng dưng có người nào đó giúi vào tay chàng một chiếc khăn nhỏ, chàng muốn giữ bàn tay người đó lại nhưng lại nắm vào khoảng không. Tiếng vỗ tay vang lên, Chương như chợt tỉnh. Chàng nói với Trâm:

– Tôi xin phép ra ngoài một chút.

Chàng định rửa mặt cho tỉnh táo nhưng khi ra đến sân chàng mới biết là thành phố đang chìm ngập trong một cơn mưa rả rích, đường phố loang loáng ánh đèn, vắng ngắt và lạnh lẽo. Tự nhiên Chương không muốn quay vào bàn tiệc nữa. Chàng cúi đầu cay đắng bảo thầm: Mình dư thừa trong thế giới đó. Dư thừa.

Tiếng cười nghe lẩn trong tiếng vỗ tay tán thưởng.

Chàng bước ra đường, men theo hè phố.

Gió càng lúc càng lạnh, rượu làm cho chàng muốn nôn mửa. Khi chàng đón được chiếc xích lô thì đã say mềm. Người phu xe hỏi:

– Về đâu?

Chàng nói địa chỉ và gục xuống.

ĐÀO HIẾU – Những đứa trẻ của ngày 30/4/1975

Lanhdao1-ID6327Ngày 30/4/1975 tôi có 3 đứa con: năm tuổi, bốn tuổi và một tuổi. Bây giờ chúng đã là những viên chức, có chỗ đứng tốt trong xã hội. Chúng có học vấn, có cuộc sống ổn định. Chúng sống bình lặng, khiêm nhường và lương thiện như mọi công dân Việt Nam khác.

Nhưng không phải ai cũng sống bình thường như vậy.

Bởi vì cũng có những đứa trẻ của ngày 30/4/75 đang sống khá đặc biệt. Đó là những người hiện nay thuộc lứa tuổi từ 50 trở xuống (tức là ở thời điểm 30/4/75 các vị ấy chỉ vừa mới cất tiếng khóc chào đời cho đến 12 tuổi), chẳng những không hề tham gia cách mạng mà thậm chí không biết cách mạng là gì, chiến tranh là gì, nhưng hiện nay họ là những ông bà quan lớn cách mạng, giàu có và đầy quyền lực.

Họ coi chính quyền này là của riêng họ, làm như thể chính họ đẻ ra cái chính quyền này, họ là bố mẹ của dân, là ông chủ của dân.

Trong hàng ngũ các bộ trưởng, thứ trưởng, giám đốc, chủ tịch tỉnh, chủ tịch quận, chủ tịch phường, xã… không ít những người thuộc thế hệ ấy (có những vị bộ trưởng chỉ mới 48 tuổi, có vị chỉ 45 tuổi, bí thư tỉnh Hà Giang 45 tuổi, phó chủ tịch Đà Nẵng 35 tuổi (con trai một ủy viên BCT), còn ở cấp quận, huyện, phường, xã… thì người trẻ vô số). Tiếp tục đọc

%d người thích bài này: