ĐÀO HIẾU TẠP VĂN – Hứa lèo

deCó việc cần giúp đỡ, chạm phải một khuôn mặt lạnh tanh. Dội liền! Gõ cửa một công ty xin việc làm, gặp cô thư ký ngồi ngáp vặt. Ðã buồn mà gặp một ông giám đốc mặt sắt đen sì không thèm nói nửa tiếng, lại càng buồn hơn.

Sự thờ ơ và lạnh lùng làm chúng ta khó chịu và đôi khi tủi thân.

Ngược lại, sự nhiệt tình của người khác làm chúng ta vui vẻ, tin tưởng và hy vọng.

Bạn có người thân bị bịnh nặng?  Quá dễ, mình có người bạn làm giám đốc bệnh viện, để mình nói một tiếng là xong ngay. Nằm phòng chăm sóc đặc biệt, và miễn phí.

Con bạn mới tốt nghiệp đại học kinh tế hả?  Cháu nó muốn xin việc làm ở công ty xuất nhập khẩu hả?  Ba mươi giây!  Ông anh  ruột mình làm trưởng phòng tổ chức ở đó, có gì mà lo. Về làm hồ sơ gấp đi.

Bạn đang bị người ta tranh chấp nhà đất hả? Ðã đưa đơn kiện khắp nơi mà không ép phê hả?  Sao không cho mình biết sớm! Mình chỉ cần viết một bài báo là xong. Tờ báo ấy coi mình như người nhà.Tay trưởng ban biên tập là đàn em của mình. Tiếp tục đọc

Advertisement

Cái giá hình sự hóa con ruồi: Sẽ lên tới 5.000 tỷ?

Đất Việt22/12/2015 14:3595

Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang, mới đây đã tuyên mức án 7 năm tù giam đối với bị cáo Võ Văn Minh về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Thế nhưng, đây cũng không phải trường hợp đầu tiên phải lĩnh án tù vì có liên quan đến sản phẩm của Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Trước trường hợp của anh Minh, đã có 3 trường hợp khác vì nhận tiền bồi thường của Tân Hiệp Phát cũng bị bắt và đi tù. Cụ thể, năm 2011, một người ở Gò Vấp phát hiện sản phẩm lỗi của Tân Hiệp Phát, đòi bồi thường 70 triệu đồng và Tân Hiệp Phát đồng ý trả 1/3, lúc trao tiền, bị bắt. Năm 2013, anh T. cũng thương lượng, lúc nhận tiền bị bắt. Năm 2014, chị H ở Đồng Nai cũng đang giao tiền thì bị bắt.

“Con ruồi nửa tỷ”: Tân Hiệp Phát thiệt lớn vẫn thương người

Trước sự lặp đi lặp lại một hình thức xử lý sự cố này của Tân Hiệp Phát, trao đổi với Đất Việt, ngày 21/12, TS Vũ Trí Dũng – Giảng viên khoa Marketing, ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: “Trước mỗi sự cố khủng hoảng truyền thông có rất nhiều cách tiếp cận, theo những góc độ khác nhau.

Theo tôi, khi chuẩn bị phương án xử lý rất cần tham khảo ý kiến luật sư và biện pháp xử lý phải dựa theo tình. Để chuẩn bị hồ sơ thì phải làm theo luật sư về nguyên tắc, nhưng khi xử lý phải thiên về tình, bởi vì, nếu một người đi tù tất nhiên họ thiệt, nhưng thiệt hại của công ty cũng vô cùng lớn.

Hơn nữa, nếu thực hiện được việc tha thứ, hành động đó sẽ có tính nhân văn, giá trị rất cao, đó là tư tưởng mới hiện nay, chứ không phải làm theo xu hướng “rắn độc”, gài bẫy khách hàng.

Trong câu chuyện này, cũng có thể động cơ của anh Võ Văn Minh là không tốt, thì phải chịu phạt, nhưng mức chịu phạt hình sự là quá lớn. Riêng cá nhân tôi, tôi không đồng tình với cách xử lý của Tân Hiệp Phát”.

Bị cáo Minh gặp mặt đứa con trai trong lúc chờ hội đồng xét xử nghị án

Cũng đưa ra quan điểm về sự việc, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang cho rằng, bản thân Tân Hiệp Phát xử lý sự cố không có đạo đức, nên hậu quả rất nguy hiểm. Thứ nhất, một dây chuyền có vài sản phẩm lỗi, lâu lâu xảy ra một lần thì đó cũng chỉ là việc bình thường, nhưng thường thì nhà sản xuất và khách hàng hai bên sẽ chỉ xử lý dân sự với nhau.

Hơn nữa, trong hợp đồng thương mại đều ghi rõ, nếu xảy ra tranh chấp thì hai bên cùng bàn bạc, xử lý, không xử lý được thì mang ra trọng tài kinh tế, phán quyết của trọng tài kinh tế là phán quyết sau cùng.

Thứ hai, các nước văn minh những chuyện này xảy ra rất bình thường, nhưng người ta bảo vệ người tiêu dùng, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, nếu một công ty không nâng cao chất lượng, hệ thống quản trị phát sinh ra lỗi, thì công ty khác làm tốt hơn sẽ xứng đáng được người tiêu dùng ủng hộ.

“Nếu vụ việc xảy ra ở Mỹ hay trong một Tập đoàn thương hiệu đa quốc gia, có lẽ sự việc đã diễn biến theo một hướng khác. Phải xem xét nguyên nhân theo hai hướng, nguyên nhân nào dẫn đến việc có con ruồi, do sản xuất hay có sự phá hoại từ bên thứ ba, tất cả đều phải điều tra.

Mặt khác, nếu như Tân Hiệp Phát không giao 500 triệu đồng thì có ai bị uy hiếp hay không, họ có quyền từ chối, trong khi, ông Minh là người không có quyền lực, không uy hiếp tài sản, bắt cóc.

Ở đây, chỉ uy hiếp một thương hiệu, mà thương hiệu nó là vô hình, còn uy hiếp hình sự thì bên bị hại phải là một cái gì đó cụ thể, con người cụ thể, từ xưa đến nay không ai xử lý hình sự, chỉ là dân sự. Nghĩa là Tân Hiệp Phát đang cố gắng hình sự hóa một sự việc dân sự”, ông Quang nhấn mạnh.

Hơn nữa, theo ông Quang, nếu đứng về phía nhà sản xuất, khi sản phẩm phát hiện bị lỗi liên tục thì nhà sản xuất phải chứng minh sản phẩm của mình đạt chất lượng cao. Có rất nhiều giải pháp để làm việc này, bản thân ông Quang đã từng xử lý sự cố truyền thông cho nhiều tập đoàn đa quốc gia.

Theo ông, một là, thông báo nội bộ cho các đại lý, gửi thư cho tất cả các đại lý, đại lý nào phát hiện sản phẩm lỗi thì báo riêng để thu hồi, rồi thưởng cho đại lý đó 50 triệu đồng, với điều kiện phải báo ngay, gửi sản phẩm lỗi về cho công ty, không được báo cho cơ quan điều tra, chính quyền, cơ quan quản lý thị trường, coi như chuyện nội bộ, kiểm tra chất lượng nối dài.

Hai là, sản xuất trên tinh thần đảm bảo chất lượng tuyệt đối; Ba là, phải biết xác định, đã làm thương hiệu thì phải làm hình ảnh đẹp trước hàng chục triệu người, chinh phục người tiêu dùng.

%d người thích bài này: