Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết ở biển Trường Sa

h1294TTO – Theo thông tin ban đầu Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu, ngư dân Trương Đình Bảy bị bắn chết ngày 26-11 tại khu vực biển gần đá Suối Ngọc.

Ông Nguyễn Thanh Nam, người trực icom cộng động xã Bình Châu vẫn đang tiếp tục liên lạc với tàu cá QNg 95861 để theo dõi thông tin tàu đang về đất liền – Ảnh: Trần Mai

Ngày 29-11, ông Nguyễn Thanh Hùng, chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết vẫn đang giữ liên lạc với tàu cá QNg 95861 của ông Bùi Văn Cu (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) để theo dõi tình hình trở về đất liền của các ngư dân sau khi biết thông tin về trường hợp ngư dân Trương Đình Bảy (42 tuổi, thôn An Hải, xã Bình Châu) bị bắn chết khi đang đánh bắt khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo thông tin ban đầu Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu nắm được, ông Bảy bị bắn chết ngày 26-11 tại khu vực biển cách đá Suối Ngọc khoảng 30 hải lý.

Đây là khu vực biển lâu nay ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt bình thường chưa bao giờ có sự việc bị tàu nước ngoài tấn công hay xua đuổi. Tuy nhiên vào ngày 26-11 tàu ông Cu đang đánh bắt hải sản thì bất ngờ bị một tàu nước ngoài áp sát.

Một nhóm khoảng 5 người có vũ trang đã nhảy lên tàu của ông Cu, trấn áp và bắn chết ngư dân Bảy. Ngay sau khi xảy ra sự việc, các ngư dân đã dùng icom báo cáo sự việc với Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu và đang trên đường trở về đất liền. Tiếp tục đọc

Advertisement

Kẻ Tử Đạo Cuối Cùng -kỳ 01- NGƯỜI MUA VE CHAI VÀ NHẠC SĨ

KE TU DAO black 2 B (1)Người mua ve chai ấy ăn mặc rất tàng, chiếc mũ vải rách đội hờ hững trên đầu, tóc cứng và bẩn, chân đi dép da cũ mèm. Hắn đi qua đi lại trước căn nhà ấy đã ba bốn hôm nay, đôi mắt đục, mặt lờ đờ như người say rượu. Nhưng hắn không say. Ðã mấy lần hắn thò đầu vô cửa nhà nhạc sĩ Phạm Hưng và hỏi:

– Ông có giấy vụn, sách báo cũ bán không?

Hưng lắc đầu. Nhưng hôm nay khi nghe hắn hỏi thì Hưng lại nghĩ ngay đến mớ sách cũ của mình, anh ngoắc hắn lại:

– Báo thì tôi không có, nhưng sách cũ thì nhiều. Cậu có mua sách tiếng Tây không?

Hắn không trả lời. Hắn đứng ngay cửa ra vào, mặt lạnh, cái nhìn dửng dưng như không. Hắn nhìn chăm chăm vào mặt gia chủ. Ðến khi hắn định bước vào nhà thì Hưng ngăn lại:

– Cậu làm ơn bỏ dép bên ngoài.

Hắn bỏ dép. Hưng lại chỉ cái miếng chùi chân làm bằng xơ dừa và nói:

– Cậu chùi chân lên đây.

Hắn chùi chân. Chẳng có vẻ gì là khó chịu. Mặt thì cứ lạnh. Khi hắn đã bước vào trong nhà rồi thì không nhìn đống sách cũ mà nhìn quanh căn phòng, nhìn những tờ lịch, nhìn bức ảnh bán thân để trên nắp đàn piano của Hưng rồi nhìn ra cửa sau. Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU QUÊ MỘT CỤC

TRANH CHOECó một dạo lão Đào Hiếu rất buồn. Bạn bè lão người nào cũng làm quan lớn, kẻ thì chủ tịch, người thì giám đốc, tệ lắm cũng được chức trưởng phòng hay trưởng ban gì đó, còn lão thì suốt đời làm nhân viên quèn, nói nôm na là làm lính. Lão nghĩ mình cũng chẳng phải là một thằng cù lần hay thất học vậy mà ông trời không ngó lại.

Ngày nọ như chợt tỉnh cơn mê, lão nhớ câu: “nhân định thắng thiên”, bèn quyết định gom góp tiền bạc rắp tâm mở công ty, tự nghĩ: nếu trời không cho ta làm giám đốc thì ta mở công ty tự xưng làm giám đốc vậy. Bèn đem một gói bạc đến cửa quan xin mở công ty. Quan nói phải có 300 triệu để làm vốn điều lệ. Đào Hiếu đã chuẩn bị sẵn, liền đưa ra. Quan lại hỏi:

-Hiện giờ ngươi đang làm chi?

-Làm nhân viên nhà nước.

-Thế thì không được. Luật pháp cấm nhân viên nhà nước làm kinh doanh.

Đào Hiếu “quê” quá, lủi thủi ra về.

Đó là lần quê thứ nhất. Tiếp tục đọc

PHẦN LAN – Thủ tướng Phần Lan phải ngồi trong toilet trong suốt chuyến bay

cf652e2e-45c3-43b2-aa69-4584ff7a1ceaTheo một số nguồn tin nước ngoài (xem, ví dụ rushincrash.com hoặc en.news-4-u.ru), trong chuyến bay từ Helsinki tới Oula hôm 7 tháng 11, vì hết chỗ ngồi trong khoang hành khách, thủ tướng Phần Lan, chủ tịch Đảng Trung Tâm Phần Lan (Centre Party of Finland) Juha Sipilã đã phải ngồi trong toilet từ khi vào máy bay đến khi máy bay hạ cánh.

Tin cho hay, do ông Juha Sipilã phải có mặt trong cuộc tranh luận về cải cách hệ thống an ninh và y tế kéo dài suốt ngày đêm nên ông đã bị lỡ tất cả các chuyến bay ngày hôm đó tới Oula cùng bà vợ. Đến sáng, khi vừa họp xong, ông bà đã buộc phải dùng chuyến bay của một máy bay cứu hộ. Nhưng vì trong máy bay chỉ còn đúng một chỗ trống, thủ tướng phải nhường cho vợ và ngồi trên bồn cầu trong suốt thời gian của cuộc hành trình.

Thủ tướng Juha Sipilã cũng là người cách đây chừng một tháng đã tuyên bố nhường nhà riêng cho dân di cư Trung Đông.

Theo trang mạng en.news-4-u.ru, các chính khách Phần Lan thường gặp những tình huống bất thường. Và trong những tình huống bất thường đó, cách xử sự của họ cũng rất “bất thường”. Sự “bất thường” trong cách xử sự của họ thực ra là hoàn toàn giống như cách của những công dân bình thường, tức là không đòi hỏi quyền được ưu tiên, nhưng so với chính khách nhiều nước khác thì nó là bất thường. Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU TẠP VĂN – Hạnh phúc trong một chiếc lá

hinh-nen-xanh-la-cay-[vnmylife.com] (15)Nhiều người hỏi: Hạnh phúc là gì? Là được yêu. Là giàu có. Là không còn đau khổ. Khái quát hơn, người ta nói: Hạnh phúc là thỏa mãn được ước mơ của mình. Nhưng ước mơ là một thứ vô hình, vô định. Nó có thể lớn như một tòa lâu đài, có thể xa như một vì sao, long lanh như một hạt ngọc, nhưng cũng có thể nhỏ như một hòn bi, gần như một vòng tay và giản dị như một chiếc lá.

Hạnh phúc gắn liền với sự vô định, sự mong manh, sự tạm bợ. Vì thế tất cả những cái gì là cố định, là trường tồn, là vĩnh cửu đều không phải là hạnh phúc. Một đóa hoa không bao giờ tàn thì không phải là hoa, một hương thơm không bao giờ phai thì không còn sự quyến rũ, một trận cười bất tận sẽ biến thành cơn điên. Một nhan sắc vĩnh cửu với thời gian sẽ làm mọi người sợ hãi.

Đó là bi kịch của hạnh phúc. Mọi người đều cầu mong được hạnh phúc, nhưng bản chất của hạnh phúc là mong manh, là tạm bợ, trong khi nhân loại khát vọng vĩnh cữu và trường tồn. Nhưng vĩnh cữu và trường tồn để làm gì nếu không có hạnh phúc? Nói cách khác: trường tồn để làm gì nếu không có sự tạm bợ và mong manh?! Tiếp tục đọc

Hình ảnh

TẠP VĂN ĐÀO HIẾU – Bạn có dám tỏ tình như thế không?

73Chuyện xưa nhất trên trái đất có lẽ là chuyện tình. Và các chàng trai, các cô gái từ hàng chục thế kỷ qua đã nghĩ ra được nhiều cách tỏ tình. Từ cách xách cây đàn ghi-ta, nửa đêm đứng dưới khung cửa sổ nhà người đẹp, đến việc cho máy bay rải xuống sân nhà nàng một cơn mưa hoa hồng, hoặc như ông hoàng Ali Khan mua nước hoa đổ đầy bể bơi cho nàng Rita Hayworth tắm…

Mô đen ”cây đàn ghi-ta dưới cửa sổ“ là mốt nhà nghèo, còn cái trò ”mưa hoa hồng“ hay ”hồ bơi nước hoa“ là mốt nhà giàu.

Anh nhà nghèo kia yêu mà chỉ biết xách cây đàn đứng dưới cửa sổ, xem ra cũng chẳng có gì là tha thiết. Hành động ấy thiếu sáng tạo và biểu lộ sự lười biếng. Hai hành động nhà giàu tiếp theo thì nặng về phô trương tiền của nhưng cũng là lười biếng. Tiền bạc đã làm thay cho họ việc tỏ tình. Ðó là lối tỏ tình công nghiệp, lối tỏ tình của ông chủ ngồi trong văn phòng nhấn nút điều khiển từ xa. Nó còn tệ hại hơn việc nhờ bưu điện gởi hoa đến người đẹp bởi vì rất có thể vì sự nhút nhát mà người ta không dám trực tiếp đem hoa đến.

Những cách tỏ tình của  các anh nhà giàu xem ra có vẻ giật gân, có vẻ độc đáo nhưng thật ra là nhạt. Họ có thể bỏ ra 30 triệu đôla để mua một bức tranh hay 100 ngàn đôla chỉ để mua chiếc giày rách của một nữ minh tinh nổi tiếng nào đó, thì việc rải một trận mưa hoa hồng trước sân nhà Brigitte Bardot có gì là đáng nói. Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU TẠP VĂN – Biện hộ cho vòng số 4

02Người đàn ông thường tự hào về bộ râu, còn người đàn bà thì nổi tiếng nhờ ba cái vòng. Quí vị giám khảo các cuộc thi hoa hậu đều căn cứ vào ba cái vòng ấy mà chấm điểm. Ðẹp hay xấu đều phụ thuộc vào chúng. Khỏi cần diễn tả, một đứa con nít cũng thuộc lòng tên gọi của từng vòng một. Nhưng nếu ai hỏi ”vòng thứ tư“ trên cơ thể người đàn bà là cái gì thì sẽ có nhiều người ngạc nhiên lắm.

Tôi chưa vội giới thiệu cái vòng thứ tư đó đâu vì đó là một ”nhân vật“ quan trọng, mà đã là VIP thì phải đợi thiên hạ tới trước, mình mới tà tà tới sau.

Vậy trước hết xin bàn về vòng số Một: đó là bộ ngực được đặt tên theo lối ”kinh tế thị trường”.

Rất nhiều người lầm lẫn giữa ”ngực“ và ”vú”. Ngực là phần thân thể ở giữa cổ và bụng, còn vú là bầu sữa dành cho việc bảo tồn nòi giống. Cụ thể hơn, ngực là cái nền móng, cái khuôn viên, còn vú là tòa nhà…Vậy ”ngực“ và ”vú“ cái nào quan trọng hơn? Nếu bạn có hai vú căng tròn nhưng ngực thì lép xẹp, xương đòn gánh nhô cao, tạo nên hai cái hõm dưới cổ thì cặp vú sẽ lạc lõng vô duyên. Ngược lại nếu bạn có một tảng ngực đầy đặn, vồng cao lên, thì cho dù cặp vú có nhỏ một tí vẫn thấy gợi cảm. Tất nhiên nếu bạn vừa có một tảng ngực đầy đặn vừa có một cặp vú căng tròn thì không gì quí bằng. Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU TẠP VĂN – Đàn ông làm điệu

dan ongTất nhiên là đàn ông cũng làm điệu nhưng họ không lộ liễu, không khoa trương như đàn bà. Ðàn ông họ làm điệu ”khôn“ và ”mánh“ hơn đàn bà nhiều. Những người đàn ông thuộc loại ”mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao“ đi giày, thắt cà vạt, xức nước hoa… là hình ảnh thường ngày, tuy có chút đỏm dáng đấy nhưng không có gì đáng nói. Cái đáng nói trong cách làm điệu của đàn ông nằm ở chỗ khác:

QUẦN ÁO

Nếu bạn vào một quán cà phê, thấy có một người đàn ông mặt mày trầm tư, tóc biếng chải, áo nhàu nát, quần sờn rách, mũ bẩn thỉu, thì đích thực đó là các bậc văn nhân nghệ sĩ. Bạn đừng vội kết luận rằng họ là những người không thèm quan tâm đến nhan sắc của mình. Kiểu ăn mặc ấy là mô-đen của họ đấy. Họ tự hào về sự nhếch nhác ấy, cũng giống như các bà tự hào về bộ đầm lộng lẫy giá bạc triệu của mình.

THUỐC LÁ.

Trước đây, đàn ông Sài Gòn có mô-đen hút thuốc lá đen. Thường là Bastos xanh. Ai hút thuốc thơm, thuốc có cán bị coi là công tử bột, là gà mái. Ðặc biệt Ba Số Năm chỉ dành cho giới áp phe. Hiện nay, mô-đen ấy bị đảo ngược. Dân lao động, công chức nghèo mới hút thuốc lá đen, còn giới trung lưu, giới trí thức trở lên thì hút có cán, phổ biến là Jet, Con Mèo, Sài Gòn, sang trọng hơn thì có Ba Số, Dunhill đỏ… Rải rác một số người hút Lucky Strike, Camel. Bastos xanh gần như vắng bóng trên thị trường. Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU TẠP VĂN – Những biến tấu của chiếc áo dài

TNV THIEU NU BEN HOA HUE 02Áo dài tự nó đã là một biến tấu. Thời Pháp thuộc, một nhà tạo mốt tên là Cát Tường đã lấy cảm hứng từ chiếc áo dài truyền thống của các cụ đồ nho ngày xưa để biến tấu ra chiếc áo dài tân thời. Vì thế chiếc áo dài được mang tên ông. Nhưng vì “Tường” tiếng Pháp gọi là “Le Mur” nên chiếc áo dài được giới chuộng thời trang thời ấy gọi là áo Le Mur.

Nhìn lại những bức ảnh cũ của các người mẫu trong tranh lụa của họa sĩ Tú Duyên ta thấy áo Le Mur không khác với áo dài ngày nay là mấy. Cổ áo thấp, vạt áo ngắn, tà ôm ngay dưới đầu gối, chỉ khác áo dài raglan cái ”tay ráp”. Tuy vậy áo dài của các cô gái Hà Nội và Sài Gòn thời ấy cũng là một kiệt tác nhờ vẻ dáng thanh lịch với hai tà áo tha thướt, vòng eo ôm sát cái lưng ong yểu điệu của giai nhân. Các cô mặc áo dài thường đeo kiềng vàng.

Về sau, với các nghệ sĩ như Phùng Há, Năm Phỉ, Thái Hằng, Thái Thanh, Khánh Ngọc… cổ áo được nâng cao lên sát quai hàm. Ðó là một mốt mới, biến tấu của chiếc Le Mur.

Có người nói phụ nữ thời ấy chuộng cái cổ cao vì họ chưa có nhu cầu nhìn ngang liếc dọc. Ra đường, chị em thường nhìn thẳng ra dáng con nhà lành, cành vàng lá ngọc. Cũng có thể thời ấy mỹ phẩm chưa nhiều, da dẻ của các  chị chưa thật mịn màng trắng trẻo nên chiếc áo cổ cao đóng vai trò che chắn bớt những nhược điểm đó chăng?

Về sau này đời sống khá hơn nên trong văn thơ xuất hiện những cụm từ như “chiếc cổ trắng ngần“, “gáy nàng thơm như sữa”… do đó cổ áo dài thấp xuống còn hai phân để phô bày cái phần da thịt thơm tho mát mẻ đó.

Cũng có thể vì đời sống khá hơn, phố xá đẹp hơn, nam thanh nữ tú nhiều hơn  nên xe gắn máy kè kè tán tỉnh dồn dập, các nàng có nhu cầu nhìn sang phải ngó sang trái và… đàng sau quay! Vì thế mà cái cổ cao trở nên bất tiện.

Cổ áo thấp quả thật có ưu điểm là làm tôn vẻ đẹp của cổ, đồng thời giúp cho cái cổ ngắn tạo được cảm giác “dài“ ra thêm chút đỉnh.

Nhưng phải đợi đến thời ma-đam Ngô Ðình Nhu thì chiếc áo dài xinh đẹp của chúng ta mới bị đem ra pháp trường xử trảm. Và có lẽ vì đao phủ hơi mạnh tay nên vết chém khoét sâu xuống ngực để ló hai cái xương đòn gánh. Tất nhiên không phải ai cũng lòi xương đòn gánh như bà cố vấn. Có người cũng nhờ áo dài mô-đen hở ngực này mà khoe được tí của. Nhưng kiểu áo dài nửa Tây nửa ta ấy cũng không mấy ai ưa chuộng nên cổ áo lại dần dần nhú lên, nhân tiện rụng mất hai tay, thay vào đó là hai  tay ráp mà giới sành điệu gọi là ”áo dài raglan”. Mốt ấy tồn tại cho đến bây giờ. Nó tồn tại vì nó có ưu điểm là làm cho ngực áo thẳng, nách và hai tay không nhăn nheo như kiểu Le Mur, tạo được cảm giác tròn lẳn cho vùng ngực và thon thả cho hai cánh tay.

Nhưng nãy giờ chúng ta mới sơ lược lịch sử của cái cổ mà chưa nói đến nỗi thăng trầm của hai tà áo và vòng eo.

Cổ áo và tà áo quả thật là có mối quan hệ với nhau như thủy triều quan hệ với mặt trăng. Thời Le Mur cổ hạ thấp thì hai tà áo cũng chỉ quá gối. Sang thời Thái Thanh, Khánh Ngọc cổ mọc cao lên thì hai tà áo cũng dài ra thêm cho đến chấm gót. Tà áo dài quá làm cho dáng trở nên lùng bùng vướng víu và nếu ai có cặp đùi đẹp thì chẳng có cơ hội để mà khoe khoang tí chút. Vạt áo dài chấm gót làm cho dáng người trở nên lùn. Chính vì thế mà về sau khi cổ áo hạ xuống thì hai vạt áo cũng ngắn lại chỉ lửng lơ dưới đầu gối độ vài tấc.

Tà áo ngắn tạo ấn tượng tươi trẻ, linh hoạt. Khi bóng hồng lướt đi, làn gió nhẹ thoảng qua, nâng tà áo lên, tạo ra dáng vẻ lãng mạn như cánh chim bay.

Tuy nhiên cũng có kẻ tưởng lầm áo dài là cái mini-jupe nên cắt hai tà áo lên thật ngắn, trên đầu gối. Chiếc áo của chúng ta dở khóc dở cười bởi vì nó vừa giống áo bà ba mà lại không phải  áo bà ba. Còn nếu gọi nó là áo dài thì mắc cỡ vì thật ra nó quá… ngắn.

Âu đó cũng là cố gắng của các nhà tạo mốt.

Cái vòng eo cũng thế. Ðể cho nó thật ôm sát vào người, các vị thợ may cho ”chít banh“ bốn hướng đông tây nam bắc.

Áo thì có eo thật nhưng góc cạnh quá. Cái lưng ong thon thả của giai nhân bỗng biến thành cái hộp gỗ cứng đờ. Nhiều người thấy nhược điểm ấy liền bỏ kỹ thuật “chít banh“ đi và lưỡi kéo của nhà tạo mốt lượn một đường lả lướt cho lưng áo được tự nhiên, tạo vẻ mềm mại uyển chuyển của đường nét từ lưng xuống vùng mông phía sau, và từ bụng lượn xuống vùng đùi gợi cảm phía trước. Sự thả lỏng cố ý và đầy nghệ thuật ấy đã tôn vinh và thánh hóa ”những đường cong tuyệt mỹ” mà thượng đế đã phú cho người nữ.

Có nhà tạo mốt còn tiến xa hơn với mốt áo dài không eo, nghĩa là suôn đuộc từ trên xuống dưới. Bạn đừng cười và cho họ là điên rồ nhé. Môđen ấy trước kia đã một thời được giới nữ sinh trung học hâm mộ. Người ta gọi đó là ”mốt nữ sinh”. Không cầu kỳ, không làm điệu.

Có lẽ một ngày nào đó,  nhà tạo mốt đi lang thang trên con đường có nhiều tu viện chợt bắt gặp một nữ tu với chiếc áo dòng rộng thùng thình đi lẻ loi giữa hàng cây cao. Nhà tạo mốt chợt nhìn thấy vẻ thánh thiện toát ra từ kiểu áo rộng thùng thình ấy và đã biến tấu thành mốt nữ sinh một thời nổi tiếng.

Chẳng biết ngày nay có em nữ sinh nào còn giữ được cái mốt ấy hay không?

Ðã lâu rồi tôi giã từ bục giảng, tôi không có dịp gần gũi các em, nhưng tôi vẫn nhớ.

ĐÀO HIẾU

(Trích “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN ĐỒI CỎ”)

Tranh minh hoạ: Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ của HS Tô Ngọc Vân

ĐÀO HIẾU TẠP VĂN – Màu sắc của thời trang

002Mùa Ðông năm 1997 khi lang thang qua các đường phố tại những thủ đô nổi tiếng châu Âu như Bruxelles, Paris, Berlin… tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy gần như mọi người đều mặc đồ đen. Thỉnh thoảng người ta cũng có mặc màu sáng nhưng thường là những màu đơn giản như trắng, xám nhạt… ít ai ăn mặc lòe loẹt.

Trái lại, nếu bạn đến một bản làng người dân tộc ở những miền thượng du phía Bắc hoặc Tây Nguyên, bạn sẽ bắt gặp những trang phục đầy màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, tím, vàng… với những hoa văn rằn ri vui mắt.

Xuôi xuống đồng bằng, len lỏi trong các miền nông thôn, gặp lúc có hội hè đình đám chúng ta cũng sẽ bắt gặp những màu sắc tương tự trên những chiếc áo dài màu lá chuối non rực rỡ, những chiếc sơ mi đỏ chói chang, những đôi dép nhựa màu vàng, những “đề can“ xanh đỏ tím vàng dán trên xe đạp, xe gắn máy, những khung cửa sổ sơn xanh dương với các bông sắt đỏ trắng xen kẽ nhau. Bàn thờ, tủ áo, tường vôi thì dán đấy hình ảnh diễn viên điện ảnh lẫn lộn với tranh Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi.

Ở nông thôn, màu sắc của trang phục xem ra không phản ảnh tâm hồn con người mà phản ảnh khát vọng, ước mơ của họ. Cô thôn nữ quanh năm lam lũ với bùn đen, đất xỉn… thường khát khao những màu sắc rực rỡ tươi sáng. Cậu thợ hồ suốt ngày tiếp xúc với gạch cát xi măng thì mơ ước một cái quần jeans xanh da trời kèm một chiếc áo sơ mi vàng hoa cúc.

Ở nông thôn, ngay cả những con vật vây quanh con người đều có những màu tối như con heo, con bò, con trâu… phải chăng vì vậy mà con người ở đó cần những trang phục màu tươi sáng để hưởng thụ một chút huy hoàng?

Những người trẻ tuổi của đồng ruộng, rẫy nương suốt ngày vật lộn với mưa nắng, da của họ sậm đen lại, tóc khô cháy. Chẳng phải vì thế mà trong những giờ giải trí họ cần diện những trang phục rực rỡ để cố níu lại một chút thanh xuân sao? Tiếp tục đọc