ĐÀO HIẾU – Triết gia và ông thần đèn

TRIET GIACó một triết gia nọ, tài cao học rộng, tư tưởng uyên bác và lòng yêu nước thì mênh mông như biển cả. Nhưng ông thường hay sầu thảm vì thấy Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng chiến tranh liên miên, sau đó lại rơi vào xung đột giữa chủ nghĩa tư bản Mỹ và chủ nghĩa cộng sản Nga, Tàu. Đến khi hoà bình thống nhất thì lại độc tài, tham nhũng tràn lan làm cho đất nước tụt hậu quá xa so với thế giới, kế tiếp là Tàu cộng tìm cách thôn tính Việt Nam trên mọi lãnh vực, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, lãnh thổ, biển đảo…
Triết gia nghĩ rằng chỉ có một con đường cứu nước là nghĩ ra một học thuyết mới, không phải tư bản mà cũng không phải cộng sản, để làm tư tưởng chỉ đạo cho cả dân tộc Việt Nam, thay thế triết học Mác-Lênin hiện nay, thì mới có thể đem lại độc lập, tự do và hoà bình trường cửu cho dân tộc.
Triết gia bèn vắt óc, suy tư nhiều năm liền và viết xong một tác phẩm dày cộm lấy tên sách là CỨU QUỐC LUẬN.

Triết gia mừng lắm, bèn khoe với người bạn thân là một nhà báo. Nhà báo xem qua một lúc rồi hỏi:

-Anh có biết Việt Nam ta từng có một triết gia lớn không?

-Ai vậy?

-Đó là Trần Đức Thảo. Ông Thảo học triết bên Pháp và từng được nhà văn Jean Paul Satre (người từ chối giải Nobel văn chương năm 1964) công nhận là một tài năng lớn triết học… Nhưng khi ông Thảo theo Bác Hồ về Việt Nam thì anh biết ông ta được giao nhiệm vụ gì không? Tiếp tục đọc

Advertisement

MẠT LỘ 20 + 21: Ba hạt dẻ – Trúc Xinh xuất chiêu

20Hai người chuẩn bị tổ ấm như hai con chim sáo nhỏ. Tổ ấm ở trên cù lao nên hai con sáo phải bay sang sông mỗi ngày. Chúng tha những cọng rơm khô, những cọng cỏ chỉ. Chúng lựa cỏ mảnh, mềm và thơm, những cọng rơm còn phảng phất mùi lúa mới.

Đàn ong trong rừng tràm bay về từ sáng sớm, chúng rót mật vào cái lọ thủy tinh để giữa bàn ăn rồi quay trở lại rừng tràm ở cách đấy hai mươi dặm. Những con két xanh đem đến những hũ mứt quả mơ rất thơm và bầy khỉ nhảy từ cành cây hai bên bờ sông qua tán lá rộng của cây bàng, đem trái cây chín đỏ cho đôi vợ chồng trẻ.

Ngày hôm sau cô Lọ Lem gởi tặng Trúc ba hạt dẻ. Trúc đem chỉ thêu giăng quanh túp lều tranh của mình và đàn bướm trắng bay về đậu sáng rực cả một góc vườn. Túp lều biến thành một lâu đài nhỏ được lợp bằng ngàn cánh bướm.

Trúc ném hạt dẻ thứ nhất xuống cỏ, lập tức hiện ra một chiếc áo cưới lộng lẫy. Nàng chưa kịp mặc thì Sen đã bơi xuồng về:

-Trên xã họ chưa chịu ký giấy hôn thú.

-Tại sao?

-Họ biểu anh và em phải đi xét nghiệm máu.

-Trời đất! Có phải mình đang ở Sài Gòn đâu! Đây chỉ là một cái làng quê. Sao thủ tục rườm rà vậy?

-Có lẽ họ nghĩ rằng em vừa mới ở thành phố về.

-O.k. Khi nào thì đi?

-Ngay bây giờ. Anh sẽ chở em lên huyện.

Họ chèo xuồng đi và làm xong mọi việc khi trời đã đứng bóng. Tiếp tục đọc