NHỮNG ĐỨA EM TÔI 15 – Tay thầy thuốc lạ lùng

NHUNG DUA EM TOI 15Sằng là người cùng quê với tôi. Tôi biết hắn từ khi hắn khoảng 13-14. Từ đó đến nay đã bốn mươi mấy năm, cái mặt của hắn gần như không thay đổi, chỉ to thêm ra.

Đó là một cái mặt khá đen và hơi sần sùi. Nó không đen đến mức như người châu Phi, nhưng rất tối, đến mức khó nhìn rõ được các nét. Chắc là chính vì cái vẻ tối đó mà những dấu hiệu của tuổi tác không lộ ra. Đôi mắt mờ đục của Sằng hầu như luôn nhìn xuống, nên cũng khó xác định được hình dạng và màu sắc của chúng.

Về tầm vóc, Sằng cao khoảng 1m55, vai hơi gù. Lúc trẻ thì gầy, ngoài 40 thì hơi mập.

*

Mùa Đông 1993, tôi đến chơi nhà một người bạn thân tên Hoài, ở cách nhà tôi gần 40 km. Lúc tôi đang đứng nói chuyện với Hoài ở trước cổng nhà thì thấy một người đi xe máy đến gần. Khi đến nơi, người đó giảm tốc độ, nói to: “Ơ anh!” rồi dừng lại, dựng xe, quay sang chào Hoài rồi đi đến bên tôi, chạm vào tay áo tôi và nói:

“Lâu quá không gặp anh. Dạo này anh ở đâu? Nhà em kia kìa. Lúc nào anh đến chơi nhé.”

“A, Sằng à. Mua nhà ở đây từ bao giờ thế?” Tôi nói.

Sau vài câu trao đổi ngắn, Sằng dắt xe về. Tôi và Hoài cũng đi vào trong nhà. Hoài hỏi:

“Tay này quen ông à?”

“Ờ, cùng quê.” Tôi nói.

“Ông ấy về đây hành nghề y.” Hoài nói. “Ông thấy đó, xe máy dựng đầy trước nhà. Sẵn khách hàng lắm.” Tiếp tục đọc

Advertisement

NHÀ VĂN VÕ PHIẾN QUA ĐỜI TẠI HOA KỲ

VO PHIEN

Hình ảnh cuối cùng của nhà văn Võ Phiến (Đoàn Thế Nhơn) lúc 7 giờ tối 28/9/2015 (giờ California). Người đứng chắp tay là bác Viễn Phố phu nhân của nhà văn.

Võ Phiến là con của ông Đoàn Thế Cần và bà Ngô Thị Cương. Ông có người em ruột là Đoàn Thế Hối (sinh 1932) cũng là nhà văn với bút hiệu Lê Vĩnh Hoà.

Khoảng 1933, bố mẹ cùng em ông xuống Rạch Giá còn ông vẫn ở lại Bình Định với bà nội. Ông theo học trường làng và trung học ở Quy Nhơn.

Năm 1942, ông ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên Những đêm đông được ông viết năm 1943 và đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật.

Năm 1945, Võ Phiến đi bộ đội cho đến năm 1946 thì ông ra Hà Nội học trường Văn Lang. Năm 1948, ông kết hôn với bà Võ Thị Viễn Phố và dạy học ở trường trung học bình dân Liên Khu V.

Cuối năm 1954, Võ Phiến ra Huế làm việc tại Nha Thông Tin một thời gian rồi chuyển vào lại Quy Nhơn, tại đây ông tự xuất bản hai tác phẩm đầu là Chữ tình (1956) và Người tù (1957), gửi bài đăng trên hai tạp chí Sáng Tạo và Bách Khoa.

Sau tác phẩm Mưa đêm cuối năm (1958, Sài Gòn), Võ Phiến bắt đầu được biết đến. Ông vào làm việc tại Sài Gòn và cộng tác với các báo Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Khởi Hành, Mai, Tân Văn, Bách Khoa…

Năm 1962, Võ Phiến lập nhà xuất bản Thời Mới.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, ông định cư tại Los AngelesHoa Kỳ.

Võ Phiến tiếp tục xây dựng nền văn học Việt Nam tại hải ngoại, xuất bản tập san Văn Học Nghệ Thuật từ 1978 đến 1979, và từ 1985 đến 1986.

Võ Phiến được giới văn học đánh giá là nhà văn kiệt xuất của Việt Nam, nhất là thể loại tạp bút, tiểu luận văn học. Văn chương của ông tinh tế, sắc sảo, mô tả những chi tiết nhỏ nhặt nhưng lấp lánh của thiên nhiên và từ trong sâu thẳm của con người.
Tiếp tục đọc

NGUYỄN TRẦN SÂM – Bin Laden: Không được đụng đến Việt Nam!

osama_bin_laden01Dân cư mạng chắc nhiều người thừa biết cái “tít” của bài này là “ăn cắp” từ cái status message trên trang facebook Dũng Ngô Việt được một số blog đăng lại.

Trước hết, xin nói ngay rằng tôi ở trong số những người rất thích cái “status” đó của Dũng. Chỉ bằng vài chục câu ngắn ngủi, tác giả đã “dùng” mấy tên đàn em của Bin Laden để vẽ nên thực trạng của đất nước VN một cách sinh động và hài hước, mà phía sau đó là nỗi buồn.

Tuy nhiên, tôi phải viết bài này để đưa ra một cách giải thích khác về lý do để Bin Laden nói “Không được đụng đến VN”. Bởi… tôi đã gặp Bin Laden và nghe lời giải thích từ miệng của ông ta.

Hôm qua, lúc nửa đêm, do kém vui nên tôi quyết định đi lang thang để giải tỏa tâm trạng. Tôi lên cầu Nhật Tân, định đứng trên đó vài chục phút, nhìn xuống dòng sông để tìm sự thoáng đãng. Dường như ông Trời chiều tôi, đêm qua hầu như không có người và xe cộ đi lại trên cầu. Đèn trên cầu không hiểu sao cũng kém sáng hơn mọi đêm, và đó chính là điều tôi muốn. Khi đến gần giữa cầu, tôi thấy một bóng đen khá cao. Có vẻ như ông ta quấn khăn trên đầu giống như người Ấn hay A Phú Hãn, và để râu rất rậm. Giống Bin Laden, tôi nghĩ bụng. Khi lại gần, người đó quay lại. Đúng là rất giống Bin, đến mức tôi giật mình. Tiếp tục đọc

MẠT LỘ 26+27 (HẾT) – Có thể do một cơn gió + Hai người đàn bà

26Thu bước vô cổng nhà mình, trôi dạt như một cái bóng. Bà mơ hồ thấy người chồng đang ngồi trên chiếc ghế mây ngoài vườn hoa, mặt nhìn ra sông. Trên chiếc bàn nhỏ trước mặt có một ly cà phê đen.

Từ khi ở bệnh viện Chợ Quán trở về, có lúc bà hỏi, ông cũng không trả lời, có thể ông không muốn trả lời, nhưng cũng có thể là ông bắt đầu nặng tai.

Lúc nãy, khi đi thăm mộ Huy trở về bằng xe hơi, bà đi lạc lên tận Phú Giáo, phải hỏi thăm đường mấy bận mới định hướng được, nhưng khi qua khỏi Hóc Môn thì lại lạc vào một bãi phế liệu.

Tình cờ bà nhìn thấy một tượng Phật bằng đá bị ai bỏ bên lề đường. Bà liền dừng xe lại. Bức tượng cao chừng bốn tấc, gãy mất chóp mũi, được tạc bằng một loại đá sần sùi màu nâu đen, chất liệu gần giống với tượng Chàm.

Bà lên xe, ngồi sau vô-lăng, đặt bức tượng ở ghế bên cạnh, nhưng đầu óc tự nhiên rỗng không, chẳng biết mình đang ở đâu và định đi đâu. Trạng thái ấy làm bà sợ hãi. Bà phải tập trung một lúc lâu mới hình dung được đường về nhà. Tiếp tục đọc

MẠT LỘ 25 – Tìm cha

25Tiếng động nhịp đều, khô, tròn trịa và ấm. Người đàn bà ngồi trong bóng tối, tóc xõa như một đạo cô nhưng lại không mặc áo tu mà mặc bà ba đen. Tiếng mõ như giọt nước rơi nhanh xuống thềm đá, như hòn cuội tròn ném liên tiếp vào mặt ao tĩnh lặng, lạnh lẽo.

Khách vừa đến. Nhẹ, lẩn khuất vào bóng tối, bàn chân như con mèo đặt vào một không gian ảo, tranh tối tranh sáng. Đạo cô không hay biết có khách đến. Khách cũng không muốn ra mặt, bèn ngồi im trong góc phòng.

Tiếng mõ như sự tan chảy của một vật thể không còn sức để tự kết hợp. Một đời người đầy biến động giờ đang tan rã, vỡ vụn thành những hạt âm thanh khô rơi rụng, lốc cốc, mà không để lại chút dấu vết nào trên sàn gỗ của thiền viện. Những mảnh vỡ của âm thanh ấy chưa kịp chạm xuống sàn đã tan biến vào bóng tối, rồi bị những làn hương thật mỏng cuốn đi mất tăm trong một vòng xoáy vô ảnh.

Đạo cô đang gõ vào đời mình, gõ vào một linh hồn đã khô rốc.

Rồi bỗng dưng tiếng mõ ngừng lại. Chiếc dùi rớt xuống. Giống như ngày xưa Bá Nha đang ngồi đàn trên sông Hán Dương chợt dây đàn đứt, biết có người tri âm đang nghe lén, bèn sai lính lên bờ hỏi và tìm được Chung Tử Kỳ.

Tôi không nghĩ mình là Chung Tử Kỳ nhưng rõ ràng một cử động nhỏ của tôi đã làm tiếng mõ ngừng lại.

-Chào em. Tôi nói mà vẫn ngồi im trong xó, để trắc nghiệm trí nhớ của một người đang được chẩn đoán là “có khả năng mắc bệnh alzheimer”. Tiếp tục đọc

MẠT LỘ 24 – Lễ thượng thọ của Vương Gia

24Sách Luận Ngữ viết: “thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ”  tức là người bảy mươi tuổi thì có thể thuận theo lòng mình muốn, mà không sợ ra ngoài khuôn phép.

Thời ấy bảy mươi tuổi là đã biết cái đạo của trời, cái đức của vạn vật, cái quy luật của muôn loài, cái bản chất của sinh tử…cho nên phong thái ung dung, vào ra tự tại…

Tuổi bảy mươi của vương gia không phải như vậy. Ông không cần biết đạo trời. Ông chỉ biết quyền lực, bởi vì nó chi phối xã hội, điều khiển mọi người.

Cho nên hàng triệu người đã chết dưới tay ông, một đứa con đã bị chính cận vệ ông giết để bảo vệ ông, đứa kia thì đang điên cuồng đi gieo rắc những con HIV khắp thiên hạ, mà ông cứ điềm nhiên tọa thị. Mặt lạnh. Cái nhìn như tro tàn. Trong con mắt ông không hề có bóng người. Nó luôn rỗng. Như một khoảng trống vô tận.

Ông thường im lặng, nhưng không có sự ung dung. Ông vô cảm nhưng đầy tham vọng. Ông bất động nhưng cường tráng. Ở tuổi bảy mươi, khả năng tình dục của ông còn rất mạnh mẽ. Nếu như nhà văn Lâm Ngữ Đường bảo rằng đời sống tình dục của Võ Tắc Thiên chỉ bắt đầu năm bà sáu mươi tuổi, thì chúng ta cũng có thể nói vương gia là bậc sư phụ của bà hoàng họ Võ ấy. Có lần ông khoe với giám đốc Thu: “Khi nào lấy kim chích vào người anh mà còn có máu, khi ấy anh còn khả năng truyền giống.”

Truyền thuyết nói rằng vua Minh Mạng thường khoe mình “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”, biết đâu trong máu của vương gia, những tinh hoa của vị tổ phụ ngày xưa đang hãy còn rạo rực?

Vương gia không tham quyền cố vị, ông biết rút lui đúng lúc, nhưng dù đã rút lui, quyền lực của ông vẫn bao trùm thiên hạ. Vì thế lễ mừng thọ của ông vẫn được các đồng chí tổ chức rất hoành tráng tại khu du lịch Paradise nơi cách đây không lâu giám đốc Minh, đứa con rơi của ông đã biểu diễn các màn “truyền giống” đầy ấn tượng. Tiếp tục đọc

MẠT LỘ 23 – Truyền giống

23Minh hoàn toàn không có ý định tự tử nhưng hắn đã bơi ra khơi giữa đêm tối. Hắn liều. Vì biển ban đêm hoàn toàn khác biển ban ngày. Ban ngày biển là một quang cảnh, là sóng và nước, ban đêm nó là một cái hang tối thui, lạnh lẽo và không bờ bến.

Bơi trong biển đêm giống như treo mình lơ lửng trên vực thẳm không đáy. Có cảm giác “hỏng chân”, bên dưới là một cái hang vô tận, bạch tuột lượn lờ, cá mập, rắn biển, thủy quái đang lùng sục.

Hắn muốn thử xem mình có sợ chết không. Và hắn đã sợ. Nhưng tại sao ta lại phải sợ? Ta sắp tiêu rồi mà, còn sợ gì?

Rồi hắn lại sải dài ra khơi. Trong một lúc, hắn cảm thấy mất phương hướng. Chung quanh đen kịt. Những ngọn sóng to như con quái thú lù lù hiện ra rồi chụp xuống. Hắn rập rềnh trong cái lòng chảo mù mịt.

Hắn nằm ngửa trên mặt nước và chợt nhìn thấy sao lấp lánh đầy trời. Giống hệt một bầy cú mèo đang giương mắt nhìn hắn. Và đợi hắn nói. Hắn gào lên:

-Ta sắp chết rồi! Sắp tiêu rồi! Nghiệp chướng đã đến. Và chỉ mình ta chịu. Tại sao lại chỉ mình ta? 

Vương gia ơi! Ông là cha của tôi, nhưng tôi chưa hề gặp mặt ông, chỉ nghe nói rằng ông là một người có quyền lực bao trùm thiên hạ. Ông là ai vậy? Ông là một con người hay một tập thể? Hay chỉ là một cái bóng, một nhân vật ảo, một thế lực vô hình?

Một con sóng lớn ập đến, nhận chìm Minh xuống cái hang tối mênh mông. Hắn đạp chân ngoi lên và ngạc nhiên khi nhìn thấy một đỉnh núi sáng rực ánh đèn. Ban đầu hắn không biết đó là đâu, nhưng khi hắn thấy một chuỗi ánh sáng đang trôi dạt từ từ đến cái đỉnh núi rực rỡ ấy, thì hắn mới biết đó là khu du lịch Paradise nổi tiếng. Đột nhiên hắn bừng tỉnh, thoát ra khỏi tâm trạng trầm uất lúc nãy.

Ban đêm, Paradise giống như một thiên đường. Sao ta không đến làm vua ở đó mà lại ngụp lặn trong cái vực thẳm đen kịt và man rợ này? Ta còn trẻ, ta phải sống huy hoàng, mãnh liệt, phải sống bù cho những năm tháng mà cái chết sẽ mang ta đi. Tiếp tục đọc

MẠT LỘ 22 – Sẽ yêu và sẽ chết ở đó

22Hồi còn chiến tranh, sau một trận rải thảm B52 của Mỹ, chúng tôi sống sót và tìm đường về đơn vị. Địa bàn ấy, những khu rừng ấy chúng tôi đã quen thuộc, đã từng đi qua bao nhiêu lần, nhưng lúc bấy giờ không biết đường đi.

Vì mặt đất đã thay đổi.

Rừng bị tàn sát, cây cối nằm la liệt, gãy nát, cháy sém. Khói đặc quánh mùi xác chết và bom đạn nên không bay lên được. Và lửa thì loang lổ khắp nơi như những vết thương đang tóe máu tươi.

Chúng tôi hoang mang, lạc lối giữa cái địa ngục mới được hình thành dưới đôi cánh sắt của những chiếc pháo đài bay B52.

Anh em chúng tôi có bốn người, tất cả đều bị thương trong đó có một người bị cụt chân, chúng tôi phải xé áo buột vết thương cầm máu và thay phiên cõng.

Chúng tôi chỉ còn biết đi theo những vùng đã tắt lửa. Lúc đó là buổi xế, trời đang sáng. Bỗng nhiên một mảng đen khổng lồ án ngữ trước mắt.

Như một sa mạc đen mênh mông. Không ai biết đó là cái gì, hiện tượng gì. Hình như chúng tôi đã ra khỏi rừng vì bầu trời rất rộng, nhưng mặt đất thì đen kịt, phẳng lì, lạnh lẽo và tuyệt đối im lặng.

Thú rừng đã chết. Chim chóc cũng không còn. Vì thế cả mặt đất và bầu trời đều im tiếng. Chúng tôi đang đứng giữa một khoảng rộng bát ngát, không chướng ngại, không lửa khói, không chông gai, nhưng lại chẳng biết đi hướng nào.

Tôi bước đến cái sa mạc đen ấy một cách thận trọng. Khi đến biên giới của nó, tôi ngồi xuống, đặt một bàn tay lên đó.

Không phải là cát. Cũng không phải nước. Không phải lá rừng hay vỏ cây. Mà đó là trấu. Những hạt thóc cháy vẫn còn lưu lại cảm giác thô ráp trên đầu ngón tay.

Thì ra chúng tôi đã đi lạc về phía đồng bằng. Đó là một cánh đồng lúa chín! Một cánh đồng lúa chín vàng đẹp biết dường nào, thơm tho biết dường nào! Vây mà chỉ trong phút chốc đã biến thành một sa mạc đen. Tiếp tục đọc

ĐÀO HIẾU – Triết gia và ông thần đèn

TRIET GIACó một triết gia nọ, tài cao học rộng, tư tưởng uyên bác và lòng yêu nước thì mênh mông như biển cả. Nhưng ông thường hay sầu thảm vì thấy Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng chiến tranh liên miên, sau đó lại rơi vào xung đột giữa chủ nghĩa tư bản Mỹ và chủ nghĩa cộng sản Nga, Tàu. Đến khi hoà bình thống nhất thì lại độc tài, tham nhũng tràn lan làm cho đất nước tụt hậu quá xa so với thế giới, kế tiếp là Tàu cộng tìm cách thôn tính Việt Nam trên mọi lãnh vực, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, lãnh thổ, biển đảo…
Triết gia nghĩ rằng chỉ có một con đường cứu nước là nghĩ ra một học thuyết mới, không phải tư bản mà cũng không phải cộng sản, để làm tư tưởng chỉ đạo cho cả dân tộc Việt Nam, thay thế triết học Mác-Lênin hiện nay, thì mới có thể đem lại độc lập, tự do và hoà bình trường cửu cho dân tộc.
Triết gia bèn vắt óc, suy tư nhiều năm liền và viết xong một tác phẩm dày cộm lấy tên sách là CỨU QUỐC LUẬN.

Triết gia mừng lắm, bèn khoe với người bạn thân là một nhà báo. Nhà báo xem qua một lúc rồi hỏi:

-Anh có biết Việt Nam ta từng có một triết gia lớn không?

-Ai vậy?

-Đó là Trần Đức Thảo. Ông Thảo học triết bên Pháp và từng được nhà văn Jean Paul Satre (người từ chối giải Nobel văn chương năm 1964) công nhận là một tài năng lớn triết học… Nhưng khi ông Thảo theo Bác Hồ về Việt Nam thì anh biết ông ta được giao nhiệm vụ gì không? Tiếp tục đọc