Trước đây, Tết Trung thu quả là niềm vui, niềm mong đợi của thiếu nhi. Tôi nhớ những mùa Trung thu xa lắm, ba tôi từng ngồi vót tre, làm những chiếc lồng đèn ông sao, bánh ú…, nhà trường tổ chức kẹo bánh đơn sơ, mà vui, vui lắm.
Giờ đây rất dễ dàng nhìn thấy Tết Trung thu đã biến tướng, lòe loẹt với các thương hiệu bánh bày bán lấn chiếm lòng lề đường từ đầu tháng 7 âm lịch. Đủ loại bánh, bình dân có mà đắt tiền, cực đắt tiền cũng nhiều.
Các loại bánh Trung thu này giành cho ai? Phần lớn bánh đắt tiền là quà biếu cho cán bộ, nghe nói có khi kèm theo đó là những phong bì dày, hoặc để tránh “tai mắt” người ta độn trong bánh là… vàng?!
Trong khi đó các trường học cũng tổ chức cho có lệ, có trường vận động phụ huynh đóng góp. Thời tiết những ngày giữa tháng 8 âm lịch mưa rất nhiều, nhất là buổi chiều tối tại miền Nam, có khi mưa trên cả nước, nên các cháu cũng không hào hứng lắm.
Quay lại chuyện bánh, ngoài bánh đắt tiền làm quà biếu mà người nghèo không mơ tới, các loại bánh trung thu thường không được kiểm tra chất lượng nghiêm túc, mấy năm gần đây các hãng bánh lớn nhỏ thay nhau nhập nhân bánh giá rẻ từ Trung Quốc, chỉ cần làm vỏ bánh là hốt bạc. Báo vừa đăng bắt mấy công ten nơ nhân bánh từ Tàu qua, cái bắt được chỉ là phần nổi của tảng băng. Mà hàng Trung Quốc độc hại ra sao thì ai cũng biết rồi.
Ý kiến cá nhân tôi là nên tổ chức một Tết thiếu nhi trong một tháng nào đó có thời tiết đẹp tại 3 miền. Bỏ Tết Trung thu không phải để “thoát Trung” (tết này có nguồn gốc từ họ) mà chính vì nó đã biến tướng, trở thành vô vị.
Nguồn: fb NGUYỄN ĐÌNH BỔN
Lễ tết ở VN giờ nhiều trò nhố nhăng lắm. Mà chẳng ai sướng, kể cả nhà giàu.
Bây giờ chỉ là dịp cho tham quan nhận hối lộ, làm khổ người dân mà thôi. Nghèo chỉ cần ăn no; giàu hơn mới nghĩ đến ăn ngon; khá hơn nữa mới nghĩ đến mặc đẹp; sau cùng khi ấy con người mới nghĩ đến các vấn đề cao xa, trừu tượng như: mình từ đâu đến, chết đi về đâu.