NGUYỄN TRẦN SÂM – Người Việt ta lo tương lai cho con cái kiểu gì?

dat-dai_1Có vẻ như người Việt là một dân tộc hết lòng lo cho thế hệ tương lai.

Nhìn ra chung quanh, trong phố phường, làng xã, đâu đâu cũng thấy những gia đình mà ở đó các bậc cha mẹ suốt đời lo cho con cái. Đa số là hy sinh mọi nhu cầu của bản thân vì tương lai của những đứa con. Trong nhiều năm ta từng nghe thành ngữ “hy sinh đời bố, củng cố đời con” như một phương châm và triết lý sống. Nhất là ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, khi người dân thấy không có hy vọng gì để bản thân mình có được một cuộc sống “ra hồn” thì việc tạo lập cuộc sống cho con cái trở thành lý tưởng, thành lẽ sống của nhiều người. Đa số là nhịn ăn, nhịn mặc, dồn tất cả cho con cái để chúng được đổi đời, không phải sống cái kiếp khổ sở như cha mẹ chúng.

So với người phương Tây, những người có điều kiện hưởng thụ cuộc sống và đề cao sự tự lập của con cái, thì người Việt ta đúng là hết lòng vì con. Những người giàu có cũng lo để lại cho con một tài sản lớn. Người quyền thế thì mở đường sẵn để con tiến thân qua việc sắp xếp để con cái có vai vế, chức tước.

Nhưng hãy thử nhìn vào thế hệ trẻ ngày nay để xem sự phấn đấu hy sinh của cha mẹ chúng đã mang lại cho chúng được những gì.

Trên đất nước ta, tỉ lệ những thanh niên có bằng tốt nghiệp đại học là khá cao, nếu có thua thì chỉ thua một vài nước hoặc vài chục nước trong số hàng trăm quốc gia trên thế giới. Thế nhưng có hàng chục ngàn cử nhân, thậm chí thạc sỹ, thất nghiệp. Nhiều thanh niên tuy không được gọi là thất nghiệp nhưng phải làm những việc tay chân hoặc làm tạp vụ, không sử dụng kiến thức đại học, thậm chí kiến thức trung học. Nhiều gia đình lao động bị khánh kiệt vì nuôi con ăn học mà không tìm được việc làm, dẫn đến tình trạng gần như không còn gì để trang trải những nhu cầu thấp nhất là ăn và mặc. Hàng ngàn gia đình lâm vào cảnh bần cùng, chỉ còn tồn tại lay lắt, sống vạ vật qua ngày. Tiếp tục đọc

Advertisement

CUỘC CÁCH MẠNG BỊ THẤT LẠC – Vân Tiên ngồi núp bụi môn

luc van tienXưa có chàng thư sinh tên là Lục Vân Tiên, văn võ song toàn, trên đường ra kinh ứng thí chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang uy hiếp một chiếc kiệu. Lúc ấy Lục Vân Tiên đi hai tay không nên chàng bèn bẻ cành cây làm vũ khí đánh đuổi bọn cướp, giải cứu người ngồi trong kiệu.

Khi bọn cướp tháo chạy, Vân Tiên đến gần chiếc kiệu thì mới biết người mình vừa cứu là một tiểu thư tên Nguyệt Nga.

Đó là đoạn đầu câu chuyện được kể trong tác phẩm Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Bây giờ chúng ta thử giả định hai tình huống khác  cho câu chuyện này xem sao.

TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT:

Mặc dù Vân Tiên “văn võ song toàn”, dư sức đánh đuổi bọn cướp, nhưng vì muốn cầu an nên phớt lờ bỏ đi, mặc cho Nguyệt Nga kêu khóc cầu cứu. Chàng ta tiếp tục lên đường ra kinh ứng thí và đậu trạng nguyên. Trong trường hợp này thì ông trạng nguyên ấy là người tốt hay người xấu? Tiếp tục đọc