QUANG THIỆN – Nạn đói năm 1945

NẠN ĐÓI NĂM 1945 LÀ MỘT THẢM HỌA CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM, XẢY RA CÁCH ĐÂY ĐÃ HƠN 60 NĂM. NGÀY NAY NẠN ĐÓI  ĐÓ ĐÃ TRỞ THÀNH QUÁ KHƯ NHƯNG NHÂN DÂN LAO ĐỘNG VIỆT NAM VẪN CÒN SỐNG  LẦM THAN CƠ CỰC. CHÚNG TÔI CHO ĐĂNG LẠI BÀI KÝ SỰ NÀY TỪ NGUỒN http://www.vietnamnet.vn

KY 01KỲ 1: THẢM CẢNH QUÊ NHÀ

Ông Lại Thanh Hằng, người thôn Trung Tiến, 77 tuổi, kể: nạn đói tàn khốc nhất lịch sử chính thức ập đến từ vụ mùa năm 1944. Năm ấy điềm trời hung gở khác thường. Không chỉ cánh đồng mấy trăm mẫu của Tây Lương mà khắp nơi đâu đâu lúa cũng chết vàng. Lúa dâu, lúa di, lúa tám đều bị hoàng trùng (nay gọi là rầy) phá hết.

Năm đó ông 17 tuổi, sức đương trai nhưng mỗi ngày cũng chỉ có nửa bát cơm, hai củ khoai. Sau rồi mỗi sáng ông đi chăn trâu, mẹ ông cho một nắm thóc rang vừa đầy một lòng bàn tay. Ông gói qua mấy lần lá rồi vài tiếng lại lấy ra vã vào mồm nhai cả trấu, chia đều cho cả ngày dài.

Đêm đêm gia đình ông hì hụp ngoài sông Sứ cất vó tép. Ba, bốn người ngoi ngóp cả đêm may ra hôm sau đem ra chợ đổi được một chén thóc. Có hôm không ai mua thì đem về đổ vào nồi nấu cháo. Đầu tháng giêng, mẹ ông bắt đầu đem nồi đồng, mâm, ấm, lư hương, tủ thờ… đi bán.

Rồi bố ông dắt trâu xuống huyện cầm cố đem về được 2 yến thóc. Mẹ ông giấu lúa vào bì, lấy gỗ đá, cối xay chất lên làm sao để không ai có thể lấy ra được. Chỉ mình bà biết một cái lỗ thông bằng mắt trâu có thể thọc tay móc ra ít một. Thỉnh thoảng bố ông nói: “Bọn cướp đang rình nhà mình…” rồi ông kê chõng ngủ bên ngoài với một cái thuổng sắc.

Tất cả các loại cây đu đủ, dứa dại, chuối, giong… ngoài đường, trong vườn đều bị đốn ăn không còn một mống. Có gia đình đói quá nghiền trấu, trộn mùn cưa vào cháo ăn. Cháo ít hồ dần, cuối cùng toàn mùn cưa với trấu. Làng bên còn có người ăn cả đất. Lại có người ngày nào cũng chạy theo mấy con ngựa của Nhật, Tây để hốt phân của nó về đãi lấy hạt ngô chưa bị tiêu hóa để ăn…

Cái đói giày vò, đày đọa con người đến cùng cực. Nó cào ruột suốt ngày đêm. Nó mở banh con mắt không cho ngủ. Nó kéo bàn chân lê khắp ruộng, khắp làng. Nhà mình đói, làng mình đói thì nhà người ta, làng người ta cũng đói nên có gì đâu mà kiếm. Nhưng cái đói nó không cho ngồi, nó bắt phải đi. Kể cả đi đến nơi mà hôm qua vừa bỏ về…

Làng quê tan hoang xơ xác. Cỏ dại lút đầu gối mọc khắp đường đi, sân nhà, ngõ xóm. Tiếng trẻ con khóc như mèo hoang ai oán suốt đêm. Người người đổ hết ra đường, lê la ngoài bụi chuối, cánh đồng. Cái lạnh thấu xương, bóng đêm đen đặc xuyên qua cái tết lúc nào chẳng hay… Cả thế gian là một màu vàng vọt, xiêu vẹo của đói và đói… Bắt đầu đã có người chết đói trong làng… Tiếp tục đọc

Advertisement

TÁC PHẨM CỦA PHẠM VŨ LUẬN – Thuê xe cấp cứu vượt hơn 350 km ra Hà Nội nộp hồ sơ đại học

CHUYỆN NÀY ĐÃ PHỔ BIẾN NHIỀU NHƯNG VÌ NÓ ĐÁNH DẤU MỘT CHÍNH SÁCH THI TUYỂN “KỲ LẠ NHẤT THẾ GIỚI” NÊN KHÔNG THỂ KHÔNG LƯU LẠI CHO HẬU THẾ CHIÊM NGƯỠNG.

Anh Trần Văn Đại (31 tuổi, lái xe Trung tâm cấp cứu 115 Hà Tĩnh) kể hơn 10h sáng 20/8, anh nhận được một cuộc gọi tới chở chị Tâm và con trai ở TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) ra Hà Nội có việc gấp. Lúc đó anh nghĩ hai người này ra Hà Nội đón bệnh nhân cấp cứu về Hà Tĩnh điều trị nên khẩn trương tới chở.

Trong quá trình di chuyển, chị Tâm luôn tỏ ra bận rộn, liên tục gọi điện, con trai thì nóng ruột hỏi “bao lâu nữa tới nơi”. “Ra đến Thanh Hóa, tôi mới biết là con trai chị Tâm đang ra Hà Nội rút hồ sơ ở Học viện An Ninh”, anh kể.

Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, con trai chị Tâm đạt 25,75 điểm, đã nộp hồ sơ vào hệ dân sự của Học viện An ninh. Với số điểm này, em hy vọng trúng tuyển, tuy nhiên tới thời điểm gần chốt hồ sơ, theo dõi thấy lượng thí sinh đăng ký quá lớn nên trong ngày cuối cùng đã quyết định đi từ Hà Tĩnh ra Hà Nội rút hồ sơ để nộp vào Đại học Bách khoa Hà Nội.

Anh Đại cho hay, biết khách không phải ra Hà Nội đón người cấp cứu, nhưng vẫn làm đúng bổn phận. Sau hơn 5 tiếng chạy xe liên tục, tới khoảng 15h38, xe tới cổng Học viện An ninh, mẹ con chị Tâm xuống xe và trả công 4,8 triệu đồng cho chuyến đi, sau đó vào làm thủ tục rút hồ sơ. Anh Đại nghỉ ngơi một lúc rồi tiếp tục hành trình trở về Hà Tĩnh.

Ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Hà Tĩnh cho biết, ngoài tài xế, trung tâm cử thêm một y sĩ đi cùng. “Khi biết không phải đi đón bệnh nhân về cấp cứu, ra tới Hà Nội chúng tôi cho xe về ngay”, ông Huy nói.
Theo vnexpress.net
Tài xế Đại và chiếc xe cấp cứu chở hai mẹ con thí sinh đi rút và nộp hồ sơ. Ảnh: Lao Động

 Nam Tran's photo.