NGUYỄN TRẦN SÂM – Về bài viết “Giáo dục VN và ‘thói chửi’ đặc ‘Chí Phèo’” của Nam Phong

NAM PHONGBBC tiếng Việt 20 tháng 8 có bài của một người lấy tên là Nam Phong, với tiêu đề “Giáo dục VN và ‘thói chửi’ đặc ‘Chí Phèo’”.

Trong bài viết, tác giả nêu lại trường hợp một học sinh lớp 8 nói nền giáo dục VN là “thối nát”. Bản thân tác giả cũng thấy nền giáo dục nước nhà là “khá tệ”. Nhưng tác giả không đồng tình với việc mọi người “chửi” nền giáo dục. Thay vào đó, vị này (tạm gọi là “ông”) yêu cầu mọi người góp ý, “chỉ ra những điểm bất hợp lý, cần khắc phục” và “đưa ra giải pháp”. Ông viết:

“Những lời chỉ trích có làm nền giáo dục này đang “thối nát” trở lên “thơm phức” không? Có làm nền giáo dục này trở lên tốt đẹp hơn không? Hay chỉ đơn giản có tính giải tỏa bức xúc cho mỗi cá nhân?”

“Muốn thay đổi, xin hãy chỉ trích một cách xây dựng và đưa ra các giải pháp. Hoặc là ít nhất chỉ trích bằng cách chỉ ra những điểm bất hợp lý, cần khắc phục.”

Đọc những dòng này, tôi có cảm giác Nam Phong mới từ trên trời rơi xuống, hoặc vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài. Hoặc giả vờ không biết.

“Góp ý” ư? “Chỉ ra những điểm bất hợp lý, cần khắc phục” ư? Ông Nam Phong sống ở đâu mà chưa biết rằng đã có hàng chục, hàng trăm nhà khoa học đã nói ra rả để góp ý về giáo dục, đã có hàng trăm bài báo viết về những điểm cần khắc phục, nhưng họ, lãnh đạo bộ GD, đã làm gì để sửa chữa? Ngay giờ đây, dư luận và truyền thông đang chỉ ra những bất cập trong quy trình tuyển sinh nhiêu khê rối rắm mà GS Võ Tòng Xuân gọi là “lạ lùng nhất không thể tìm thấy nơi nào trên quả địa cầu này”, với “… một quy chế rất sai lầm, phản khoa học, làm hại tương lai của thanh niên ta”, nhưng thử hỏi lãnh đạo bộ GD có thừa nhận sai lầm và chịu sửa hay không? Hay họ vẫn cố tình biện hộ cho cách làm của họ? Tiếp tục đọc

Advertisement

MẶT ĐẤT VẪN RUNG CHUYỂN – Những vùng đất chó ỉa

DAT CHO IAChuyện mua bán trong xã hội là một sinh hoạt rất cần thiết vì nó giúp lưu thông hàng hóa, phục vụ cho đời sống hàng ngày. Đất đai cũng là hàng hóa vì vậy việc mua bán đất cũng là chuyện bình thường.

Tuy nhiên chính vì luật đất đai ở Việt Nam hiện nay quy định người dân không được quyền sở hữu đất, kể cả đất mình đang ở, đang canh tác, kể cả đất do ông bà tổ tiên để lại. Chính vì vậy mà dân không được quyền “bán đất”, không có quyền “ra giá” mà cũng không có quyền từ chối bán đất nếu khu đất đó đã “dính” quy hoạch.

Từ đó đẻ ra những tranh chấp quyết liệt: ẩu đả, kêu khóc, nguyền rủa, biểu tình, đàn áp…nhiều khi phải đổ máu, chết người, tù tội…

*

Tất nhiên một khu đất “chó ỉa”, một khu đất “không ai thèm mua” bây giờ có người mua đương nhiên họ phải trả giá rẻ.

Nhưng thế nào là “đất chó ỉa”?

Đất của Đoàn Văn Vươn có phải là “đất chó ỉa” không? Đất ở Tây Nguyên cho Trung Quốc vào khai thác bauxite, những mỏ than ở Hòn Gai, mỏ ti-tan ở Bình Định cũng từng là “đất chó ỉa”.  Những cánh đồng cỏ lát ngập úng quanh năm ở Nhà Bè (nay là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng) chẳng phải cũng từng là đất chó ỉa đó sao?

Vậy vì cớ gì mà các nhà đầu tư nước ngoài tranh nhau đi lượm cứt chó vậy? Tiếp tục đọc