TRẦN DƯƠNG – Thấy gì qua việc dân Nga đòi bãi bỏ lệnh tiêu hủy thực phẩm nhập khẩu?

5-loai-thuc-pham-pha-huy-no-luc-giam-can-cua-ban-19be12f9f492114bcb74c3d830b841fbdf31db8dTuần qua xảy ra sự kiện hàng trăm ngàn người dân nước Nga ký tên vào kiến nghị yêu cầu tổng thống nước này bãi bỏ lệnh tiêu hủy thực phẩm nhập “trái phép” từ các nước châu Âu “bị Nga cấm vận”. Đến thứ tư 12 tháng 8, số chữ ký thu thập được đã lên đến hơn 220 ngàn.

Trước đó, tổng thống Putin đã ban hành một sắc lệnh như vậy, với lý do thực hiện lệnh “cấm vận” trả đũa đối với các nước thuộc EU và vì những thực phẩm này “kém chất lượng”, không đáp ứng được những tiêu chuẩn về thực phẩm của Nga.

Hãy thử đặt câu hỏi: Ông Putin nhắm những mục đích gì khi đưa ra sắc lệnh này? Rõ ràng, ông ta thừa hiểu rằng việc tiêu hủy thực phẩm này chỉ làm trò cười cho các chính khách phương Tây. Về đối ngoại, có lẽ ông ta chỉ đạt được mỗi một mục đích là tỏ dấu cho thấy ông ta đang bực bội, và biết rằng sự bực bội của kẻ nắm trong tay kho vũ khí nguyên tử vào loại lớn nhất thế giới là điều không thể cho qua. Về kinh tế, một quyết định tương tự chẳng có ảnh hưởng gì đáng kể đến các nước EU.

Như vậy, quyết định tiêu hủy thực phẩm chủ yếu có tác dụng đối nội. Với dân chúng, Putin muốn nói rằng “chúng ta” không cần đến thứ thực phẩm kém chất lượng đó. Nước Nga, dưới sự chèo lái tài tình của lãnh tụ Putin, vẫn đang đứng vững trước sự o ép của phương Tây. Nền kinh tế của Nga vẫn ổn định. Ngành sản xuất thực phẩm của Nga vẫn đang làm ra những loại thực phẩm có giá trị cao để cung cấp cho dân. Các bạn cứ chờ đó, không có những thứ thực phẩm của châu Âu thì chúng tôi sẽ đưa đến cho các bạn những thứ khác ngon hơn, sạch hơn. Việc ban hành sắc lệnh tiêu hủy này sẽ gây khốn đốn cho các nước phương Tây, vì bọn họ chỉ trông chờ người Nga mua cho để lấy tiền trang trải cuộc sống. Bây giờ chúng ta tiêu hủy tức là chặn mọi con đường để thực phẩm châu Âu xâm nhập vào Nga. Châu Âu sẽ khốn đốn vì điều đó. Vân vân và vân vân. Tiếp tục đọc

Advertisement

MẶT ĐẤT VẪN RUNG CHUYỂN – Giải cứu binh nhì Ryan

01

Bà Lê Thị Nghê, hiện còn sống

Tất nhiên tôi không có ý định kể lại câu chuyện trong phim Giải Cứu Binh Nhì Ryan của đạo diễn Steven Spielberg, do diễn viên Tom Hanks thủ vai chính.

Và tôi cũng không muốn làm công việc của một người phê bình điện ảnh để phân tích xem phim hay, dở thế nào.

Nhưng từ lâu tôi vẫn ôm ấp ý định viết về bộ phim nổi tiếng này, bởi vì ở Việt Nam, thời chiến tranh chống Mỹ cũng từng có một câu chuyện mang một thứ triết lý nhân bản kiểu như vậy nhưng lại là một thứ nhân bản lộn đầu. Nó bị đẻ ngược, với hai chân ra trước. Nó là một thứ nhân bản màu máu, mang diện mạo của “chiến tranh nhân dân” trong khi thứ nhân bản trong phim Giải Cứu binh Nhì Ryan có màu xanh của biển cả và bầu trời.

Chuyện giải cứu binh nhì Ryan xảy ra vào giữa năm 1944 trong Thế chiến thứ 2 khi quân Mỹ đổ bộ lên vùng Normandy nước Pháp. Một biệt đội gồm 8 người do đại uý Miller chỉ huy được thành lập chỉ để đi giải cứu một anh binh nhì tên là Ryan theo lệnh của Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa kỳ, tướng Marshall.

Ryan là đứa con cuối cùng còn sống sót của một bà mẹ đã có ba đứa con trai chết trận. Vì thế bằng mọi giá phải đem Ryan trở về với người mẹ đau khổ ấy.

Trong cuộc giải thoát này, sáu người trong số tám người của biệt đội do đại uý Miller chỉ huy đã chết, trong đó có Miller. Biệt đội chỉ còn lại 2 người nhưng họ đã đem được người chiến sĩ dũng cảm: binh nhì Ryan về với mẹ.

Câu chuyện ở Việt Nam thì ngược lại. Nó xảy ra trong một hang đá ở xã Quế Tân thuộc tỉnh Quang Nam mùa đông năm 1969.

Trong cái hang đá kinh hoàng ấy cũng có một người mẹ tên Lê Thị Nghê 32 tuổi và một đứa con trai tên Lê Tân, 3 tháng tuổi. Tiếp tục đọc