NGƯỜI DÂN ĐỨC PHỔ (QUẢNG NGÃI) TỰ THIÊU VÌ BỊ CƯỚP ĐẤT – HÃY PHỔ BIẾN RỘNG RÃI HÌNH ẢNH NÀY
Nếu không đọc bài viết trên VTC dẫn giải rằng đó là quốc lộ 5 từ Km 70 – Km94 (qua địa bàn huyện Kim Thành, Hải Dương và các quận, huyện TP Hải Phòng) thì chúng ta khó biết nó là con đường, mà tưởng là một đám ruộng mà người nông dân vừa cày ải để chuẩn bị xuống giống.
Vậy nhưng ai cũng biết chi phí làm đường quốc lộ, cao tốc và mọi thứ đường giao thông tại VN đều cao hơn cả thế giới, Mỹ Nhật hay Trung Quốc cũng chào thua!
Điều này giải thích một nửa cho câu hỏi của ông PTT Vũ Đức Đam: Tại sao chúng ta tốt mà vẫn cứ nghèo? Tôi nói một nửa câu hỏi vì tôi không biết ông dùng từ “chúng ta tốt” là giành cho ai? Ai tốt? Phải chăng cũng có thể suy luận từ câu hỏi của ông rằng “người tốt là người quá nghèo”?
Nghèo là đất nước nghèo, dân nghèo, chớ cán bộ các ông chẳng ai nghèo cả. Nếu ai cho tôi 01 ví dụ về 01 cán bộ đương chức mà nghèo ở mức trung bình thu nhập của người dân VN hiện nay tôi xin chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình.
Đất nước nghèo, dân nghèo là do bị xà xẻo, ví dụ như cái quốc lộ trong hình thành cái dị hợm như vậy đó, thưa ông!
Bù Khú chở Ka Anh trên xe máy đi về phía ngôi mộ của Đào. Họ đắp thêm đất lên đó và trồng rất nhiều hoa Mười Giờ phủ kín nấm mộ. Cỏ trên đồi xanh rờn như một thảm nhung phẳng. Ka Anh đi ra xa tìm mấy củ cỏ gấu cất trong cái túi thổ cẩm nhỏ đeo bên hông, còn Bù Khú thì nằm bên nấm mộ và hút thuốc rê. Ông nghe tiếng những con chim chào mào hót đâu đó trong tàn cây và thấy tâm hồn mình như muốn tan theo cơn gió. Những cơn gió rất mỏng, chảy qua tâm thức ông làm cho nó mụ mị, mơ hồ, bất định.
Ka Anh trở lại với rất nhiều cỏ gấu. Cô níu Bù Khú ngồi dậy. Họ lại vượt qua một con dốc cao mới tới được ngôi làng nhỏ của người Mạ.
Trên đỉnh dốc là một vùng đất bằng phẳng vàng cháy và trơ trụi. Bù Khú không thể tưởng tượng được rằng giữa vùng rừng núi bạt ngàn này lại có một ngôi làng cằn khô như thế. Như ốc đảo trong sa mạc. Như một thị trấn hoang sơ của miền viễn tây Hoa Kỳ cách đây 200 năm.
Hai bên con đường đất bụi mù là những ngôi nhà gỗ lụp xụp ủ rũ dưới nắng cháy. Những ngõ cụt màu nâu đỏ mất hút sau các vách ván so le, vỡ nát, thủng lỗ. Không một bóng người. Không tiếng chim. Không tiếng heo gà. Ngôi làng lạnh lẽo dưới nắng chói.
Rồi đột nhiên hàng chục đứa trẻ từ trong các ngõ ngách hiện ra. Đứng như trời trồng. Không nói. Không cười. Không cử động. Chỉ thấy những cái bụng ỏng và những cặp mắt đầy ghèn.
Mình đang lạc vào thế giới nào vậy?
Những đứa trẻ như vừa mọc ra từ đất. Chúng như những bụi xương rồng lùn tịt, khẳng khiu trên cát nóng. Chúng đang thủ thế với mình hay đang chào đón?
Dường như sắp xảy ra một cuộc đấu súng.
Những chàng cao bồi nhỏ thì áo quần rách rưới, ruồi đậu quanh mép, còn Bù Khú thì toát mồ hôi. Không ai có súng cả. Dường như đó là một sự căng thẳng giả tạo. Cũng có thể đó chỉ là một sự ngạc nhiên kéo dài.
Ka Anh nói một câu gì đó bằng tiếng dân tộc.
Ngay tức khắc đám trẻ con chạy ùa đến vây lấy Bù Khú. Tiên sinh ngồi thụp xuống, mở cái bao vải ra. Ông nghèo quá, nên quà không có gì ngoài những bao xì-nách.
Mấy con gà mái không biết từ đâu cũng chạy đến cùng với năm ba con chó vàng và heo mọi ốm nhách.
Dưới gầm ngôi nhà sàn thường là để nhốt trâu bò nhưng dường như đã lâu lắm người ta không dùng đến cái khoảng trống đó. Mặt đất trong chuồng nham nhở. Không có cỏ, cũng không có rơm khô. Cả phân bò cũng không có. Sự sống đang tàn lụi, đang co rúm lại, quắt queo như một trái cây chưa kịp chín đã khô héo.
Ngôi nhà sàn này khá dài và có một cầu thang đi lên. Tỏa ra hai bên là những khoảng trống u ám của những vách lá mục nát đen nhẻm bị hun khói hàng chục năm bởi những bếp lửa phân chia từng gia đình một.
Bếp lửa cũng đã tắt ngóm. Đặt bàn tay lên tro than thấy lạnh tanh. Những que củi cháy dở nằm ngổn ngang như xác chết nám đen trên chiến địa.
Nhìn lên mái thấy hàng trăm cái lỗ thủng. Thấy có đám mây dửng dưng bay ngang qua. Thấy gió phe phẩy những lá mục. Vách ngăn giữa các gia đình làm bằng bao bố kết lại. Cũng đã tả tơi.
Nhưng đây không phải là cái nhà sàn bỏ hoang. Vẫn có mấy bộ quần áo treo trên vách. Mấy cái bầu khô. Xà-gạt và gùi. Những cư dân này đang ở trong rừng. Họ không có chè để hái, không có cà phê để hái, không có bắp để hái. Họ hái củi. Bó từng bó lớn, mang trên vai, gùi trên lưng. Đi bộ mấy chục cây số. Hai bàn chân bè ra. Nứt nẻ. Chai cứng. Băng rừng ra đến chợ. Kiếm được hạt gạo sao mà khốn cùng vậy! Tiếp tục đọc