TẠ QUANG SUM – Đậu cái bằng và đặng cái bầu

Sáng nay (7-8), Báo Tuổi Trẻ đăng bài viết này rất thú vị. Tôi rất, rất là không thích chuyện nữ sinh đi học mà mang thai nhưng rất mong giáo dục nước ta có thêm nhiều người thầy như thầy Hiệu trưởng Tạ Quang Sum

TẠ QUANG SUM
(nguyên hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa)
Cách đây đã lâu, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 trình bày với hiệu trưởng rằng lớp cô chủ nhiệm có một nữ sinh có thai đã hơn năm tháng.
Em này đến lớp rất uể oải, mặc cảm với bạn bè, việc học giảm sút, ảnh hưởng xấu đến phong trào học tập và kết quả thi đua của lớp rất nhiều.
Cô giáo cho biết đã vận động nữ sinh ấy và gia đình cũng bằng lòng cho nghỉ học, giờ xin ý kiến quyết định của thầy hiệu trưởng. Tôi yêu cầu cô giáo đưa học sinh đến gặp tôi tại văn phòng.
Tôi hỏi:
– Con có khỏe không?
– Thưa thầy con khỏe.
– Con đã đi khám thai chưa?
– Thưa thầy khám rồi.
– Tháng mấy con sinh?
– Thưa thầy khoảng tháng 8.
– Cha cháu bé làm gì?
– Thưa thầy ảnh làm biển ở gần nhà con.
– Gia đình hai bên có bằng lòng chuyện các con không?
– Thưa thầy không.
– Việc học của con có khó khăn gì không?
– Thưa thầy không khó, con cố gắng được, nhưng con sợ bị đuổi học!
– Con cần thầy giúp gì không?
– Thưa thầy, việc con có thai thế này gia đình con xấu hổ lắm, con xin nhà trường thông cảm cho con được tiếp tục học để thi xong tốt nghiệp.
– Thầy xem hồ sơ biết con đã 19 tuổi. Việc rất cần từ bây giờ là con giữ gìn sức khỏe, yên tâm học, chuẩn bị thi và còn chuẩn bị thật tốt cho việc sinh cháu. Thầy và các thầy cô luôn có mặt bên cạnh con.
Tiếp theo, tôi chỉ đạo phòng y tế theo dõi thường xuyên sức khỏe của em, có biện pháp cấp cứu khi cần thiết, chuyển lớp học của em từ trên lầu xuống tầng trệt gần phòng y tế. Tôi đã đến sinh hoạt với lớp trong tiết chủ nhiệm, tại đây tôi chính thức thông báo việc bạn có thai.
Tôi chia sẻ tin mừng lớp mình sắp có cháu, vận động cả lớp góp tiền và tôi cũng tham gia để mua tã lót, bình sữa chuẩn bị cho cháu bé. Tôi dặn lớp trưởng dành riêng chỗ ngồi thoáng mát cho em, cắt cử hai nữ sinh thường xuyên ngồi gần để giúp bạn khi cần thiết.
Có thể nói tiết sinh hoạt hôm ấy rất vui và thắm đậm tình người. Cả lớp như được cởi mở tấm lòng với bạn, không còn xem việc bạn có thai như là chuyện “cá biệt” ghê gớm lắm. Tôi cũng đã đến nhà riêng thăm hỏi, vận động cha mẹ em tạo điều kiện tác hợp cho con trẻ trước chuyện đã rồi. Tôi bảo đảm việc cho con họ tiếp tục học và dự thi tốt nghiệp.
Kết quả em đã dự thi tốt nghiệp an toàn và đỗ điểm khá cao, gia đình đã cho hai con được gần nhau, em đã sinh con an toàn. Hôm đầy tháng cháu bé, em mời nhiều thầy cô đến dự, em bế con đặt vào tay tôi và nói: “Cháu ngoại của ông đây”. Tôi tặng em câu thư pháp song hỉ: “Đậu cái bằng và đặng cái bầu”.
Nếu không có ý niệm thân thiện, chúng tôi không dễ dàng vượt qua được sự khắc nghiệt của dư luận xã hội để chấp nhận sự việc: một nữ sinh có thai được mặc áo bầu, tiếp tục ngồi trong nhà trường. Chính trường học thân thiện đã cho phép hiệu trưởng mạnh dạn định hướng dư luận trong và ngoài nhà trường để duy trì việc tiếp tục học của nữ sinh có thai, từ đó vực em dậy và góp phần tạo dựng hạnh phúc cho em. Như vậy đồng bộ với việc thay đổi phương pháp giảng dạy và thay đổi cách kiểm tra đánh giá, thầy cô giáo cũng rất cần và nhất thiết phải thay đổi cách tiếp cận và chăm sóc học sinh của mình.

TQS

Advertisement

NGHĨA TRANG RỪNG CÂY – Thay cho quan tài, túi chôn cất hữu cơ sẽ giúp những người đã khuất hóa thành cây xanh

Tác giả: Dovas | Dịch giả: Jessica

Ý tưởng biến cuộc đời con người thành một vòng tròn khép kín và trở về nơi xuất phát điểm của họ là ý tưởng có thể khiến nhiều người trong số chúng ta quan tâm mặc dù nó có thể bị cản trở bởi đức tin (hoặc thiếu đức tin).Ở Ý, người ta đã nắm bắt ý tưởng này một cách hoàn hảo khi họ xây dựng một phương pháp chôn cất mới thật tuyệt vời. Dự án The Capsule Mundi của hai nhà thiết kế Anna Citelli và Roul Bretzel đã cho ra ý tưởng những túi chôn cất hữu cơ phân hủy sinh học hình con nhộng, những túi chôn cất này biến xác người đã qua đời thành các chất ding dưỡng để nuôi sống một cây xanh, cây xanh này sẽ lớn lên từ những phần còn lại của người đã chết đó.

Sau khi xác được đưa vào vị trí giống tư thế một thai nhi, xác đó sẽ được đem chôn và người ta sẽ trồng một cây xanh hoặc hạt giống cây xanh ở trên chiếc túi chôn cất hình con nhộng đó.

Dự án hiện mới chỉ nằm ở giai đoạn ý tưởng vì luật pháp Ý cấm các hình thức chôn cất người chết như vậy. Tuy nhiên, nếu dự án này được phép tiếp tục thì mục đích của nó là để biến các nghĩa trang tưởng niệm hoàn toàn trở thành các công viên cây xanh chứ không phải là nghĩa trang với các nấm mồ nữa.Và thay vì chặt đốn và hạ các khu rừng để làm quan tài thì đến cuối đời chúng ta vẫn giúp ích bằng việc trở thành nguồn sống cho các cây xanh mới trồng. Qủa vậy, ý tưởng có được những người thân yêu và những thế hệ sau có thể thăm viếng cây xanh của chúng ta, chăm sóc cây và nghỉ ngơi dưới bóng râm mát của nó khiến chúng ta cảm thấy được an ủi phần nào.

Một công ty của Ý đã phát hiện ra một ý tưởng mới thân thiện với môi trường cho quan tài chôn cất người chết

biodegradable-burial-pod-memory-forest-capsula-mundi-9

Bù Khú Tiên Sinh 11 – NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ BẤT HẠNH

BK 11Một nhà sư trẻ, cao lớn, đầu cạo trọc lởm chởm, chạy xe từ ngoài cổng thẳng tới chỗ Bù Khú đang ngồi.

-Mẹ mất rồi.

Bù Khú chỉ kịp xỏ chân vô đôi xăng-đan rồi hai cha con chạy xe ra cổng.

Đó là một đám tang im lặng, không kèn không trống, không tụng kinh gõ mõ, chỉ lan tỏa một dòng nhạc êm dịu của dân ca Nga, giai điệu buồn, trầm ấm mà lúc sinh thời người chết rất ưa thích.

Ảnh trên bàn thờ chụp khi Bắc sinh con được 8 tháng, mặc đồng phục tiếp viên hàng không. Khi Bù Khú thắp nhang trước linh cữu, ông thấy đôi mắt Bắc ngước lên nhìn ông, mày rậm, mắt một mí.

Tòa cao ốc đứng sừng sững trong một khu đất khuất tịch, cảnh trí chung quanh như một tiểu thiên địa, có cây có đá, có dòng suối nhân tạo róc rách. Một đám tang thanh bình, một khoảng sân rộng và mát. Không ai khóc.

Hôm cuối cùng, Bù Khú đến viếng Bắc ở bệnh viện Chợ Rẫy. Một cơn hấp hối kéo dài trong đau đớn, nhọc nhằn. Mê và tỉnh xen kẽ nhau. Cứ mỗi lần tỉnh lại, Bắc hỏi:

“Anh còn nhớ hôm đó trời mưa không?” Rồi không nói được nữa. Lại rơi vào mê sảng. Khi tỉnh dậy lại hỏi: “Anh còn nhớ hôm đó trời mưa không?”

*

Chỉ là một cơn mưa nhỏ, nhưng vì Bắc không mang áo mưa nên ướt tóc. Cô giấu cái túi xách trong áo gió.

-Em chạy thẳng từ phi trường về đây.

Bù Khú ngồi vào máy tính, cô nhân viên bán hàng nhận số mỹ phẩm Bắc đem về, bóc tờ hướng dẫn ra đưa cho Bù Khú. Anh dịch. Trời tối hẳn, mưa càng lúc càng dữ dội, từ trong cửa kính nhìn ra thấy mặt đường trắng xóa. Lá phượng rụng, trôi theo những dòng nước nhỏ.

Bù Khú hoàn tất công việc dịch thuật rất nhanh và Bắc cũng đã sấy khô tóc. Bù Khú nói:

-Mưa không trói buộc, nhưng cũng giữ được khách ở lại rồi.

Bắc hỏi:

-Hình như đó là ý của một câu thơ, đúng không?

-Đúng. Cổ thi hay nhắc đến mưa. Nổi tiếng nhất là bài “Dạ Vũ Ký Bắc” của Lý Thương Ẩn.

-Tên bài thơ đó có nghĩa là gì?

-Tạm dịch là: Mưa đêm nhớ đến cô Bắc.

Bắc cười khúc khích.

-Em và Lý Thương Ẩn sống cách nhau cả ngàn năm sao ông ta nhớ em được? Tiếp tục đọc

%d người thích bài này: