SƠN LA, QUÊ HƯƠNG 1.400 TỶ – Học sinh trường tiểu học Nậm Ty B, xã Nậm Ty, huyện sông Mã, tỉnh Sơn La sống và học tập như thế nào?

Trường học vách nứa, nền đất

Nhà tranh vách nứa, nền đất có lẽ là tình trạng chung của nhiều ngôi trường khó khăn ở các huyện miền núi. Trường tiểu học Nậm Ty B cũng vậy, có 3 cơ sở thì chỉ có 1 điểm trường là khang trang hơn.

Thầy Vũ Đình Thanh, giáo viên của trường cho biết, mùa hè, một tuần lớp học phải tưới nước 2-3 lần vì nền đất đỏ vụn ra rất bụi. Nền đất này cũng không thể dùng chổi quét được mà chỉ tưới nước và tự tay nhặt rác.

Trường còn xập xệ tới mức, những hôm mưa gió, thầy cô phải cho học sinh chạy vào gầm bàn hoặc ngồi trốn tránh vào một góc vì sợ mái nhà rơi vào đầu.

Thầy giáo kể chuyện học sinh khóc đêm vì quá đói - 1

Lớp học xập xệ của trường tiểu học Nậm Ty B.

Đó là khó khăn chung của trường, còn với mỗi học sinh lại là những câu chuyện xúc động khác. Đa số học sinh ở đây là người dân tộc Thái, Khơ Mú có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Mùa đông các em không có quần áo ấm để mặc, thịt da thâm tím. Áo không cúc, chân không dép, quanh năm các em chỉ mặc một bộ đến lớp.

Theo chia sẻ của thầy Thanh, nhiều hôm buổi sáng trời lạnh quá, thầy trò phải đi kiếm củi về đốt trong lớp cho ấm. Khi mặt trời hửng lên mới bắt đầu học được.

Bên cạnh đó, do bản cách trường 8km nên trường đã huy động người dân làm tạm cho các em một gian nhà để có chỗ ngủ nghỉ. Năm học 2014-2015, có 11 học sinh nội trú. Tuy nhiên, cả tuần các em không biết đến miếng thịt. Thức ăn chủ yếu là do các em hoặc thầy cô xuống suối bắt cá.

Hành trang từ nhà đến trường của học sinh nơi đây chỉ là ít măng khô, cá khô bố mẹ gói cho. Có hôm thấy các em lấy cá khô bỏ vào nồi, cho mì chính và củ sả vào làm canh, thầy Thanh phải hướng dẫn nấu lại. Tuy nhiên, bữa ăn chính vẫn là ít cơm, muối ớt và măng.

Với thầy Thanh, có lẽ kỷ niệm nhớ nhất trong quãng đời làm giáo viên là lần mới về trường. Thầy bê mâm cơm đã ăn xong ra chỗ rửa bát. Chưa kịp rửa thầy đã thấy các em ra bốc thức ăn thừa ăn rất ngon lành. Từ hôm đó, các thầy cô trẻ mới về trường đều bảo nhau gọi học sinh nội trú lên chia sẻ miếng ăn cho các em bớt khổ. Thế nhưng, có hôm thầy Thanh phải giật mình vì tiếng khóc đêm. Tá hỏa chạy sang xem có chuyện gì xảy ra, thầy Thanh mới biết vì đói quá các em không ngủ được nên ôm nhau khóc. Lúc đó thầy lục các phòng dậy xem còn gì ăn để cho học sinh Tiếp tục đọc

Advertisement

MICHAEL LANG – Thằng em tui ủng hộ xây tượng đài ngàn tỉ

tuong-dai-BacCó thể nói trong vài ba năm qua những dự án khổng lồ chi hàng ngàn tỉ xuất hiện có vẻ thưa thớt hơn trước năm 2012. Nhưng đợt này dư luận lại rộ lên với những dự án mới vừa được các đòng chí cấp trên phê duyệt. Có vẻ như kinh tế nước nhà đang lên mạnh, đời sống bà con khá lên nhiều lắm.

Vừa tuần trước thấy nói đến dự án bảo tàng 11.277 tỉ, giờ lại đến tượng đài  1.400 tỉ. Mà cái ni là chỉ chi cho một tỉnh thôi đó. Tỉnh Sơn La. Thấy bảo bà con trên đó mong lắm. Mong ngày mong đêm, muốn có cấy tượng đài rõ hoành tráng, với tượng Bác Hồ cao to lồng lộng, để dân khắp tỉnh cứ mỗi cuối tuần thì kéo nhau đến, đem mỳ luộc, bắp nướng ra ăn rồi ngắm cho thỏa nỗi ước ao. Có mưa to, gió lớn, lũ ống lũ quét chi cũng hổng quản. Nhà cửa tạm bợ, trường lớp xụp xụp cũng không răng. Trẻ em cởi truồng đến coi cũng cứ thích. Vì rứa nên bà con mới kiến nghị với đảng bộ và chính quyền trên đó lâu rồi. Đòng chí bí thơ hay chủ tịch tỉnh đó nói rứa. Nguyện vọng bà con, chớ có phải các đòng chí lãnh đạo phịa ra mô.

Nói vậy nhưng mà nghe dân chúng dưới thành phố (cái bọn ít nhiều bị các thế lực thù địch xúi bẩy) bàn tán, có lúc cũng thấy sốt ruột. Chúng nó bảo đó là do lòng tham. Tham nên bày trò như rứa để chi tiền thuế của dân. Tui nghe nói lắm, có lúc cũng thấy phân vân. Tiếp tục đọc