NGUYỄN BẮC SƠN – Đặng Tiến bình luận thơ Nguyễn Bắc Sơn

NBSONLTS: Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn sinh năm 1944 tại Phan Thiết, ông tên thật là Nguyễn Văn Hải rất nổi tiếng với những bài thơ có phong cách rất riêng. Bài thơ đầu tiên của ông được đăng trên tạp chí Khởi Hành để bắt đầu từ đó người yêu thơ Việt Nam theo chân từng bài thơ ông, dẫn dắt khám phá thêm những vùng đất thi ca đậm đặc mùi thuốc súng của một cuộc chiến mà nhà thơ luôn muốn đứng bên ngoài.

Nguyễn Bắc Sơn là người lính ở bên này vĩ tuyến nhưng đồng thời ông cũng có người cha đang cầm súng ở phía bên kia. Bi kịch chiến tranh khiến ông chọn thái độ từ khước nó là điều có thể hiểu được để từ đó mở ra một cánh cửa giải thích thái độ của một ngòi bút phản chiến mang tên Nguyễn Bắc Sơn, từng một thời gây sóng gió trong văn học Việt Nam bên này con sông Bến Hải.

Nhà thơ NGUYỄN BẮC SƠN mất lúc 8g50 sáng nay 4.8.2015 tại nhà riêng ở Phan Thiết. Hưởng thọ 72 tuổi.

Sau đây là nguyên bản bài viết của nhà phê bình Đặng Tiến, hiện sống tại Orleans, Pháp về tập thơ Nguyễn Bắc Sơn:

Đọc lại thơ Miền Nam, ba mươi năm sau ngày chiến tranh kết liễu:

Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui

TÂM TƯ THỜI ĐẠI

Đây là một đoạn thơ Nguyễn Bắc Sơn đã từng làm xao xuyến dư luận khi xuất hiện trên báo giới Sài Gòn khoảng 1970, như trên tuần báo Khởi Hành của hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Nhiều người đọc, nhất là giới thanh niên, ngạc nhiên và sảng khoái trước những lời thơ ngang tàng, bi tráng, ý thơ u uất, kiêu bạc, bất cần đời. Câu thơ phơi trải tâm trạng một lớp thanh niên Miền Nam, vào thời điểm quyết định của chiến tranh – và từ đó – làm chứng từ cho một khía cạnh của cuộc chiến kéo dài non hai mươi năm.

Tâm trạng kia và chứng từ nọ đã được ghi lại trong tập thơ Chiến Tranh Việt Nam và Tôi xuất bản năm 1972[1] thời đó đã ít người được đọc trực tiếp nguyên tác; bây giờ dĩ nhiên là tuyệt bản.

Năm nay nhiều cơ quan tổ chức kỷ niệm ba mươi năm chấm dứt chiến tranh (1975-2005), tưởng cũng nên đọc lại chứng từ Nguyễn Bắc Sơn. Thì may thay, các bạn ở nước ngoài đã sưu tầm và tái bản tập thơ để tặng biếu bạn bè. Đây là một việc làm cao đẹp, đi từ tình bằng hữu thủy chung và nồng nhiệt đến việc bảo tồn văn học lâu dài, bên ngoài mọi ý đồ chính trị. Thậm chí cái năm 2005 kỷ niệm này có lẽ cũng chỉ là tình cờ so với việc tái bản. Việc làm như thế đáng được giới thiệu rộng rãi và nhiệt thành cổ vũ [2]. Tiếp tục đọc

Advertisement

Bù Khú Tiên Sinh 09 – GẶP LẠI THỦ TRƯỞNG

BK 09Cơ quan của Giám Đốc Sở kín cổng cao tường, có lính gác bốn mặt. Lính gác hỏi:

-Có giấy mời không?

-Không. Bù Khú nói và chỉ vào Nhung, đây là con gái của Giám Đốc, tên là Nhung, nhờ anh báo lại.

Lính gác quay số điện thoại, nói mấy câu rồi ra hiệu cho hai người vào ngồi đợi nơi phòng khách. Mười lăm phút sau, một người đàn ông cao lớn xuất hiện. Chủ khách nhìn nhau, một cơn chấn động làm đôi bên chựng lại. Một phút im lặng để trấn tĩnh. Giám Đốc mở lời:

-Mời mọi người vô phòng riêng của tôi.

Chủ rót nước mời khách.

-Trái đất thật là nhỏ bé, ông nói, nếu không sao chúng ta lại gặp nhau ở đây?

-Đó là sự bất ngờ của chiến tranh kể cả khi nó đã chấm dứt.

-Thực ra tất cả những bất ngờ đều có quy luật của nó.

Bù Khú nói:

-Tôi không tin ở quy luật. Tôi nghĩ số phận của ông hoặc tôi hoặc bất cứ ai, không phụ thuộc vào quy luật mà phụ thuôc vào sự áp đặt của quyền lực lên nó. Quyền lực ném nó vào một hoàn cảnh nào đấy, một môi trường nào đấy và nó bị chi phối, dẫn dắt, đun đẩy đến hạnh phúc hay đau khổ, giàu hay nghèo, sống hay chết. Cũng giống như trứng cá sấu, nếu chúng được ấp trong một môi trường có nhiệt độ cao thì sẽ nở ra con đực, ngược lại sẽ là con cái. Như vậy giới tính của chúng – hay nói khác đi: số phận của chúng – được hình thành do sự áp đặt ngẫu nhiên. Tiếp tục đọc