NHỮNG ĐỨA EM TÔI kỳ 13: Nhà khoa học làm chính trị

quan lonNhà khoa học chuyển sang làm chính trị này tên Trọng. Nếu như cánh có bằng cấp cao chuyển sang làm chính trị đa số là do không làm nổi khoa học đúng nghĩa thì Trọng không thuộc loại này.

Trọng vốn thông minh, sinh ra trong một dòng họ có truyền thống học hành đỗ đạt cao, và cậu ta đã kế tục xuất sắc truyền thống đó. Con đường khoa cử đối với cậu ta gần như không có trở ngại nào. Đoạt giải Toán miền Bắc khi học năm cuối phổ thông. Đi du học ở một nước có trình độ khoa học phát triển cao. Tốt nghiệp đại học loại xuất sắc với thành tích nghiên cứu được công bố trên một vài tạp chí khoa học có uy tín quốc tế. 26 tuổi thành phó tiến sỹ. 32 tuổi thành tiến sỹ (bây giờ gọi là TSKH), với một bản luận án được đánh giá cao. 37 tuổi đã được phong giáo sư.

Nhưng Trọng không chỉ kế thừa từ cha ông sự đam mê học thuật và khoa cử. Cậu ta cũng kế thừa cả sự đam mê con đường hoạn lộ.

Ngay từ khi mới làm cán bộ giảng dạy ở một trường đại học được vài năm, Trọng đã thấy cần phải phấn đấu để nắm giữ một một trọng trách trong khoa. Với ưu thế nổi trội về kiến thức, năng lực nghiên cứu và cả sự năng động so với lớp đàn anh, Trọng bắt đầu mở chiến dịch vận động để đồng nghiệp và cấp trên chú ý đến mình. Trọng khéo léo phê phán cách quản lý cũ kỹ của lớp người đi trước, nêu ra cách thức quản lý mới. Sự phê phán của Trọng được khá nhiều đồng nghiệp ủng hộ. Mặt khác, Trọng cũng nhận thức được rằng, ở nước ta, muốn thay thế được lớp đàn anh thì sự vượt trội về năng lực vẫn chưa đủ. Còn phải được lòng cả những nhân vật có quyền bổ nhiệm chức vụ nữa. Và Trọng đã tìm được cách thức hợp lý để tiếp cận được những nhân vật như vậy. Tuy nhiên, phải nói là cậu ta đã không dùng đến cái cách tiếp cận kiểu hạ đẳng là luồn cúi và cung phụng. Cậu vẫn giữ được tư thế trong việc cầu thân với cấp trên.

“Cần phải thay thế lớp người tư duy theo lối cũ để thúc đẩy khoa học phát triển, anh ạ.” Trọng hăm hở nói với tôi trong một lần gặp. Mặc dù tôi thuộc loại thiếu “chí tiến thủ”, song nói chung tôi có cảm tình với Trọng, và tin rằng cậu ta sẽ làm được cái gì đó cho khoa học nước nhà. Tiếp tục đọc

Advertisement

Dân Nga nói gì về cuộc họp báo của Putin?

Vladimir PutinHôm 17 tháng 12 vừa rồi, tổng thống Nga Putin lại cho tổ chức họp báo thường niên. Lần này, các câu hỏi dĩ nhiên là xoáy vào hai vấn đề: xung đột Ukraina và suy thoái kinh tế ở Nga. Tất nhiên, để né tránh bớt những câu hỏi hóc hiểm, Putin nói khá dông dài về cả những chuyện tương đối tào lao. Về hai chủ đề nóng, ông ta nói cũng nhiều, nhưng tựu trung là lên gân lên cốt khẳng định, đại loại: Giá dầu sẽ tăng, tình hình sẽ được cải thiện, nước Nga sẽ mạnh lên. “Chúng tôi” sẽ có giải pháp. Hoàn toàn không có một chứng cứ hay sự biện giải nào thuyết phục.

Một câu hỏi xuất hiện: Nếu Putin giỏi tìm giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng, sao không tìm giải pháp để đừng rơi vào khủng hoảng? Chỉ hỏi thế thôi đã có thể thấy trò ba hoa của Putin thật nực cười.

Về dư luận ngoài xã hội, theo truyền thông Nga và Việt thì đa số dân Nga vẫn tin rằng vị “lãnh tụ lỗi lạc” của mình sẽ tìm ra con đường để nước Nga thoát ra khỏi tình trạng bế tắc “tạm thời” hiện nay và “lấy lại” vị thế siêu cường số 1 thế giới, sẽ lo nuôi được trăm mấy mươi triệu dân Nga. Để chứng minh, các kênh truyền hình Nga và VTV đưa hình ảnh vài chục người dân Nga được phỏng vấn lên TV. Không một ai phản đối Putin! Nhưng ai còn lạ gì mà không biết rằng để giữ an toàn cho bản thân thì dại gì mà chọc tức bọn cầm quyền độc tài. Ngoài ra, kể cả có người nói trái chiều thì không đưa lên TV nữa là xong. Tiếp tục đọc

Về Anh Cu Bịp của Nguyễn Quang Lập – NGUYỄN TRẦN SÂM

NGUYEN QUANG LAP 02Trong các truyện ngắn của Nguyễn Quang Lập, Anh Cu Bịp là truyện khá đặc biệt. Rất khó gọi tên tính chất đặc biệt của nó, nhưng đại loại là thế này. Vẫn là phong cách và chất liệu ngôn ngữ Bọ Lập, vẫn đậm chất trào lộng, với những nhân vật có những hành vi kỳ quặc, và ẩn sau đó vẫn là những suy tư, day dứt, nhưng ở đây tính chất gây cười có vẻ ít hơn, còn những suy tư, day dứt, thậm chí nỗi đau, thì nhiều hơn hẳn so với những truyện khác.

Sự tồn tại của anh cu Bịp trong truyện và những anh cu bịp ngoài đời, trong đó có cả những anh cu bịp đã “thành thánh”, than ôi, là một thực tế vô cùng đau xót ở xã hội ta!

*

Có thể chia truyện ngắn Anh Cu Bịp thành hai phần. Phần đầu nói về những trò lừa đảo thông thường, những tiểu xảo của anh cu này để kiếm ăn. Chiêu lừa thường dùng của anh ta được Lập tả như sau:

“…đến làng nào cũng nghe một trường hợp bị lừa như nhà mình. Anh cu Bịp tung tin ai đó bị chết rồi giả đò đóng vai người cùng đơn vị với người đó về gia đình báo cho gia đình biết người đó còn sống. Thế là chuột sa chĩnh gạo, anh được ăn uống đãi đằng và ôm một mớ tiền đóng quà của người nhà gửi cho người đó rồi biến thẳng. Chẳng ai biết anh ở đâu tên gì, người ta gọi đại là thằng cu Bịp.”

Sau một thời gian (như Lập nói là 10 năm), Lập gặp lại Bịp và chứng kiến một chiêu lừa khác. Và chính vì định vạch mặt Bịp mà Lập bị rơi vào thế bất lợi, bị người chung quanh khinh bỉ. Nhưng lúc đó Bịp vẫn còn là kẻ lừa đảo hạng tầm thường.

Trong phần hai của truyện, Bịp đã trở thành “bậc thánh nhân”!

Lại vẫn 10 năm sau (“khỉ thế!”), Lập đến một nơi “bậc thánh nhân” ấy đang “cứu độ chúng sinh” bằng cách “chữa bệnh” cho mọi người. Lập tả:

“Mình tới đình làng sửng sốt thấy cả mấy trăm người, không, có khi cả ngàn người, ngồi chật kín sân đình, trong khi phía ngoài mọi người đang lũ lượt kéo tới … Thánh là thiên sứ nhà trời chỉ về đây đúng một ngày đêm… Nhác trông mọi người ai nấy mặt mày nghiêm trọng, thành kính ngồi thành hàng lối chờ đến lượt thánh gọi vào, tuyệt không ai gọi to nói lớn, hết thảy đều thầm thầm thì thì, rất kinh… Tiếp tục đọc

CÂY GẬY CỦA BỌ LẬP – Tuấn Khanh

NGUYEN QUANG LAPTrong buổi tối ngày 6-12, khi ngồi ngẫm nghĩ về Bọ Lập, điều tôi thắc mắc là người ta có cho ông mang theo cây gậy của mình hay không. Đơn giản vì đôi chân của ông đã rất yếu, Ngay cả khi có cây gậy kề bên, cũng ít khi nào người nhà để ông đi một mình. 
*
Bọ Lập, tức nhà văn Nguyễn Quang Lập, một trong những nhà văn hiếm hoi của “bên thắng cuộc” mà tôi giữ quan hệ với tình thương mến như đối với một nhân sĩ. Ngoài việc viết xuống, có lẽ chất giang hồ trong con người Bọ Lập còn khiến cho công việc quan sát cuộc sống của ông trở nên tự do, đa chiều hơn, chia sẻ hơn.

Tôi nhớ đến cây gậy của ông, với dáng đi khập khiễng và nụ cười đầy sảng khoái. Những ngày tháng cuối cùng mà người Việt còn vượt thoát được những hàng rào công an chằng chịt để xuống đường chống Trung Quốc đưa giàn khoan xâm lấn trên biển, Bọ Lập hăm hở đi từ nhà ở Thảo Điền đến trung tâm Sài Gòn rất sớm. Đoàn người sải bước quá, bỏ quên lão già ở sau. Thậm chí bạn bè cũng không ai đợi. Cuối buổi, Bọ Lập chống gậy khập khiễng đi về một mình, vừa cười ha hả, vừa mắng “mấy thằng không ra gì, ỷ chân khoẻ đi nhanh, bỏ tau ở lại một mình”.

Những người biết Bọ Lập, ai cũng nhớ rằng các rắc rối đến với ông rất sớm, từ đầu thập niên 2000, chẳng hạn như từ kịch bản phim “Không có Eva”. Hội đồng duyệt do bà Nguyễn Thị Hồng Ngát chủ trì đã phê không duyệt cho kịch bản này được dựng thành phim vì cho rằng tác giả đã mô tả một khung cảnh đời quá u tối và bi quan. Chuyện kể này nhằm để làm rõ lời bàn tán của rất nhiều người rằng Bọ Lập khôn ngoan, gần đây chọn một phương thức phản kháng để “hợp thời”.

Khi tôi viết những dòng này, Bọ Lập với căn bệnh tiểu đường có thể đang nằm đâu đó trong phòng tạm giam, lạnh lẽo và không thể tiện nghi như ở nhà của ông. Tôi từng chăm sóc mẹ mình nhiều ngày. Bà bị bệnh tiểu đường nặng và chân rất yếu. Ngay cả khi chống gậy vẫn phải có người trông. Ở trong phòng tạm giam đó, tôi ngẫm nghĩ, giống như mẹ tôi, rằng ai sẽ giúp cho Bọ Lập đi vệ sinh, ngay cả khi ông có cây gậy quen thuộc của mình.

Hồi giữa năm nay, Bọ Lập gọi tôi ra quán. Ông sợ tôi không đến vì biết rõ tính tôi không thích đám đông, nên gọi bắt nhà thơ Đỗ Trung Quân làm cam kết phải đưa tôi ra cho bằng được. Anh Quân gọi, mắng “thằng quỷ, mày làm gì mà để cho ông Lập ép cả tao”. Lý do của buổi gặp mặt đó, chỉ là cớ để ông nhắc cho tôi biết rằng có “nhiều người quan trọng” khó chịu mấy bài phóng sự về bạo loạn ở Bình Dương của tôi. Khi đưa bài của tôi lên blog Quê Choa, ông nhận được điện thoại giọng lạnh lùng, bảo phải tháo xuống ngay nếu không muốn gặp rắc rối. Dặn tôi cẩn thận rồi lại dúi cho mấy cuốn sách của ông đã ký tặng sẳn. Bọ Lập ra về – cũng dáng đi khập khiễng và cây gậy ấy.

Trang blog Quê Choa đem lại cho ông không ít phiền phức. Trước khi vào phòng tạm giam theo lệnh chính thức của công an, Bọ Lập cũng đã làm quen với một sự giam hãm không tuyên bố từ rất lâu trước đó. Các mục viết thường xuyên của ông trên báo nhà nước đột nhiên bị cắt bỏ, thôi không cho cộng tác nữa. Các nơi làm việc bỗng lơ là và mất dần một cách khó hiểu. Nhà văn Thuỳ Linh ở Hà Nội kể rằng các kịch bản có tên tác giả Nguyễn Quang Lập bị từ chối liên tục. Đến mức, chị phải khuyên rằng nếu chỉ để làm nghề, thôi thì Bọ Lập thử lấy tên khác xem. Quả nhiên, kịch bản mang tên vô danh tiểu tốt nào đó thì lại được duyệt ào ào.

Trước và sau khi Bọ Lập bị bắt, không khí văn nghệ Việt Nam nói chung, và Sài Gòn nói riêng, mỗi lúc một căng thẳng. Những người bị bắt dù không lạ nhưng vẫn làm cho buổi cơm chiều của giới trí thức bị thảng thốt, ngàn ngạt. Đã có lúc tin đồn trên mạng bảo rằng có một danh sách đang được countdown từng ngày. Mọi người kháo nhau và cười rất kiêu bạc rằng Solzhenitsyn mô tả Quần đảo Gulag và nơi này không khác nhau là mấy. “Nghe đồn cái phòng để sẳn đề tên tui, vừa thay bảng tên ông đó nghe”, Đỗ Trung Quân cứ hay trêu Huỳnh Ngọc Chênh theo kiểu đó.

Những lúc như vậy Bọ Lập lại cười ha hả và nâng ly bia. Trang blog của ông vẫn là một trong những nơi mà hàng chục ngàn người tìm đến mỗi ngày, sức hút không thua gì một tờ báo tiền tỉ của nhà nước, nhưng lại rất gần gũi vì chỉ đưa những gì con người muốn nói với nhau, chia sẻ với nhau. Được và mất thật mong manh, nên đâu có gì quan trọng nữa.

Một ngày sau khi Bọ Lập bị tạm giam, có bài báo đánh với theo ông già đi không vững. Người viết nặc danh ghi rằng Bọ Lập là một nhà văn không có phẩm hạnh khi dám chỉ trích tổng bí thư. Tôi thì chỉ nghĩ rằng rất nhiều các nhà văn trên toàn thế giới xã hội chủ nghĩa luôn ca ngợi các tổng bí thư, cũng không có mấy ai trong số họ giới thiệu được chút phẩm hạnh nào của mình. Bọ Lập chắc cũng không màng loại phẩm hạnh đó.

Bao giờ thì Bọ Lập quay về nhỉ? Khi biết tin Bọ Lập bị bắt, tôi lại nhớ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình… Lẽ nào con người hát và viết, nói điều mình nghĩ lại có thể là tội phạm? Hơn nữa, đó lại là những con người yêu nước. Buổi chiều dừng chân trú cơn mưa ở vỉa hè, chợt thấy nơi đó bày bán những cây gậy bằng tre. Tôi nhìn địa chỉ và ghi lại. Biết đâu Bọ Lập khi bước ra, ông vẫn cần một cây gậy mới để đi cùng, trong vòng vây thương mến của mọi người chào đón ông.

Nhạc sĩ TUẤN KHANH

Thư của Hoàng Chí Phong – Joshua Wong gởi Mẹ

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh's photo.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh's photo.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh added 2 new photos.

“Mẹ, con nợ mẹ một bữa cơm tối ăn mừng sinh nhật mẹ.

Chủ Nhật, 30/11 là sinh nhật của mẹ, và con đã có nói với mẹ rằng “Mẹ, con xin lỗi mẹ vì con không thể ở bên mẹ vào ngày đặc biệt này để chúc mừng cùng mẹ. Tình hình ngoài Admiralty đang leo thang và con không thể về kịp để tham gia cùng mẹ và gia đình. Và con xin dời lại bữa cơm để cùng ăn tối với mẹ vào ngày hôm sau 01/12.
Và tiếp đến quyết định tuyệt thực, bữa cơm tối mừng sinh nhật cùng mẹ lại phải hoãn lại một lần nữa.

Thật ra kể từ lúc phong trào diễn ra số lần cùng ăn cơm ở nhà và cơ hội gặp gỡ mẹ đã rất hiếm hoi. Căn lều tạm ở Admiralty lại chính là ngôi nhà thứ hai của con và sự hiện diện của con ở nhà lại trở thành hiếm hoi. Khi con về nhà thay vội áo quần thì là lúc ba mẹ đi làm, và khi ba mẹ về thì lúc con mệt mỏi ngủ thiếp đi không hay. Cả nhà ta lại phải “gặp nhau” trên Whatsapp để liên lạc và cập nhật tin tức của nhau.
Con nhớ, nhớ lắm những buổi trà chiều, hay buổi cơm tối quây quần bên bàn ăn với đầy đủ mọi người.

Khi thảo luận cùng các thành viên khác về hành động tuyệt thực điều duy nhất con nghĩ đến lúc đó là bữa cơm tối sinh nhật mẹ mà con đã lỡ hẹn và lo sẽ khó có thể cùng ngồi bên mâm cơm cùng với mẹ sớm được. Con không lo sợ cảm giác đói hay mệt lả vì tuyệt thực mà con chỉ sợ rằng với hành động này con làm mọi người ở nhà lo lắng hơn và sự vắng mặt của con trong bữa cơm gia đình sẽ làm mọi người buồn.
Nhưng dù sao con cũng đã quyết định và sẽ thực hiện quyết định tuyệt thực của mình với hai thành viên khác. Và cũng vì trách nhiệm của một thủ lĩnh nhóm mà con phải có hành động và trách nhiệm và hơn hết để có thể cho các thành viên khác thấy được sự kiên định và hy vọng cho phong trào.

Có thể hành động tuyệt thực sẽ không có tác dụng đánh động đến chính quyền và làm thay đổi các quyết sách của chính quyền trung ương, nhưng con lo lắng đến việc phong trào không đi đến một điểm nào cũng như trắng tay. Ít ra hành động này cũng tạo được một sự đồng cảm từ người dân, đóng góp cho phong trào, thức tỉnh những người khác với hy vọng mang lại giá trị dân chủ thật sự, không phân biệt màu xanh vàng của nơ, dù.

Phía sau nơ vàng, xanh và dùi cui, gậy gộc kia chính là vấn đề cốt lõi – căng thẳng chính trị được tạo ra bởi những người đang nắm giữ quyền lực, và chính họ phải quay lại bàn đối thoại, thông qua các giải pháp mang tính chính trị.

Con hy vọng mẹ thấu hiểu quyết định của con. Nhớ lại khi con nói chuyện điện thoại với mẹ sau khi con thông báo bắt đầu tuyệt thực, mẹ không một lời la mắng, không một lời kêu than, mẹ chỉ đơn giản buông ra “Aye – Ái dà”
Con đã không ngồi cùng mẹ ăn bữa cơm mừng sinh nhật mẹ, đã cảm thấy có lỗi vô cùng và gọi điện cho me để xin lỗi mẹ, mẹ chỉ nhỏ nhẹ bảo con bớt lên mạng mà hãy nghỉ ngơi nhiều hơn. Con muốn cho mọi người biết rằng con mang ơn mẹ biết nhường nào, và cả ba nữa.
Dù ba luôn la mắng và lớn tiếng vì những việc con làm nhưng từ trong thâm tâm con biết mình được yêu thương. Hôm sinh nhật mẹ con chỉ muốn nói với mẹ rằng con yêu mẹ – I love you.

Cho đến ngày mà ông Lương Chấn Anh đồng ý mở lại đối thoại với sinh viên thì ngày đó chính là ngày con muốn dành để chuộc lỗi và bù đắp lại bữa cơm mừng sinh nhật Mẹ. Con sẽ luôn nhớ lời mẹ dặn, nghỉ ngơi nhiều hơn và nhớ cầu nguyện trong thời gian tuyệt thực.
Con xin được nói là con mang ơn cha mẹ nhiều lắm và con tự hào là con của ba mẹ.”

Hoàng Chí Phong viết sau 23h tuyệt thực.

Bao Thien dịch
Hình : AP (Joshua Wong bên ngoài lều tuyệt thực của mình ở Admiralty)

Putin xử láo với đồng chí Tổng của ta

PUTINHôm rồi, đồng chí Tổng của ta dẫn đầu đoàn đại biểu hùng hậu của đảng và nhà nước ta đi thăm Liên Bang Nga, một trong hai đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam ta (cùng với ông anh Tàu Cộng). Tui coi VTV thấy cảnh đồng chí Tổng đi lại, đứng ngồi, nói năng bên đó, thấy đã quá. Thật mát mặt cho dân tộc mình có một nhà lãnh đạo kiệt xuất được đón tiếp trọng thị tại nước bạn lớn.

Mỗi lần coi xong, tui sướng quá, đi ra đi vô, miệng hơi tủm tỉm, đầu ngẩng cao, cốt để cho thằng em mất dạy của tui, thằng em luôn tỏ ra bất kính với lãnh đạo đảng, thấy vẻ đắc thắng của tui. Phen này thì mi phải chịu rồi nhé, còn chê được đồng chí Tổng với ông anh họ Pú (tức Putin) lãnh tụ Nga vĩ đại được nữa không?

Thấy cái vẻ tí tởn của tui, thằng em tui cuối cùng cũng phải lên tiếng:

“Có chi mà sướng rứa? Sướng vì được coi tồng chí Đổng đi Nga hả?”

Tui nghe nó đai cái mồm ra khi phát âm “tồng chí Đổng” (để nhại và giễu tui) mà đã thấy hơi điên, nhưng niềm vui đắc thắng dâng lên lấn át cảm giác điên đó. Tui vênh cái mặt lên nói:

“Chớ răng? Chuyến đi thành công rứa, được lãnh đạo nước lớn như rứa đón tiếp trọng thị như rứa, không tự hào răng được! Chỉ có những thằng… (tui định nói “mất dạy”) như chú mới coi thường và không quan tâm…” Tiếp tục đọc