TÌM LẠI ZORBA (kỳ 01) – Đào Hiếu

Diễn viên Anthony Quinn trong vai Alexis Zorba

Diễn viên Anthony Quinn trong vai Alexis Zorba

*

LỜI NÓI ĐẦU:

Tôi đọc “Zorba, con người chịu chơi”  từ hồi còn là sinh viên. Sau đó lại xem phim Zorba Le Grec của đạo diễn Michel Cacoyannis với phần âm nhạc của nhà soạn nhạc lừng danh Hy Lạp Mikis Theodarakis. Phim do Anthony Quinn đóng vai chính.

Hồi đó còn trẻ, sự say mê của tôi chỉ nằm ở tính cách “chịu chơi” của nhân vật và nhất là diễn viên Anthony Quinn, người từng chinh phục tôi trong phim “Giờ Thứ 25”.

Bây giờ già rồi, đọc lại Zorba, thấy bàng hoàng, ngậm ngùi về thân phận con người. Bây giờ mới thấy nhân vật Zorba quá lớn. Và tâm hồn nhà văn Nikos Kazantzakis quá sâu thẳm.

Có thể nhiều người đã đọc tác phẩm này bằng nguyên tác hoặc qua bản dịch tiếng Việt, nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ sự lớn lao của nó, vẻ đẹp và sự lay động của nó cho những ai đọc rồi nhưng đã quên, và cho những ai chưa có cơ hội đọc, nhất là các bạn trẻ.

Bài này, do tôi trích dẫn nhiều và dài (vì tôi tiếc, không thể trích ngắn), nên khá dài. Có lẽ tôi phải đăng làm nhiều kỳ mới hết.

Tất cả những đoạn trích dẫn bằng tiếng Việt trong bài đều lấy từ bản dịch của nhà văn Nguyễn Hữu Hiệu và nguồn là Người Việt Online.

Xin cám ơn tác giả, dịch giả, báo Người Việt.

Và cám ơn Zorba

ĐÀO HIẾU

Ngày nọ, bỗng nhiên tôi có ý muốn đưa một vài trích đoạn trong bản dịch cuốn “Zorba, con người chịu chơi” của Nguyễn Hựu Hiệu lên facebook, với hy vọng sự độc đáo của nhân vật sẽ làm cho bạn đọc trẻ thời nay ngạc nhiên thích thú.

Và tôi đã nhận được một comment đáng kinh ngạc:

“Nhục cảm – Xác thịt – Tội lỗi! Hỗn loạn – Vô Đạo – Bầy người như thú? Đọc nghe chóng mặt thật sự! Vô tư – hoang dã – nguyên sơ vậy sao? Ôi ..cần có Một Xã hội trật tự kỷ cương sẽ rất Tuyệt hảo? Văn minh – Văn hóa – Lịch sự – Nét đẹp dành cho Con Người – Cần phải Phân biệt Nam và Nữ, cùng những Đạo Đức ràng buộc cho họ. Những điều đó, vẫn luôn luôn tốt phải không nào?” (tạm giấu tên người bình luận).

Chính cái comment này đã xui tôi viết bài này, vì tôi chợt hoảng sợ khi nghĩ rằng không phải chỉ có độc giả này nhìn Zorba một cách đơn giản như thế mà chắc sẽ còn nhiều người khác. Có thể vì họ quen sống trong một thứ luân lý được dọn sẵn từ ngàn xưa mà cũng có thể là vì họ chưa từng đọc tác phẩm lừng danh này của Nikos Kazantzakis.

Nhưng cho dù nguyên nhân nào, tôi nghĩ mình vẫn phải có bổn phận mời Alexis Zorba về thăm trần gian một chuyến. Và bài viết này sẽ như một con thuyền độc mộc đưa con người mãnh liệt ấy trở lại dòng đời, nơi mà anh đã từ giã ra đi cách đây gần một thế kỷ.

* Tiếp tục đọc

Advertisement

TÂN SƠN NHẤT – ‘Tê liệt sân bay’: Không thể là sự cố kỹ thuật

TP – Trao đổi với Tiền Phong vào ngày 22/11, TS Nguyễn Bách Phúc, chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử- Tin học EEI cho rằng vụ trung tâm kiểm soát không lưu đường dài Hồ Chí Minh mất điện hàng giờ vào trưa 20/11 không phải là sự cố kỹ thuật.

Sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Phúc nói, đây là một sự cố hàng không đặc biệt nghiêm trọng, hy hữu. Các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ để khắc phục, tránh tái diễn trong thời gian tới. 

Cơ sở nào để khẳng định sự việc đáng tiếc vừa qua không phải là sự cố kỹ thuật?Cung cấp điện cho trung tâm điều khiển không lưu trên thực tế không phải ba mà có tới bốn nguồn, gồm nguồn chính, nguồn dự phòng từ lưới điện quốc gia, động cơ điện và bộ lưu điện UPS. Trung tâm kiểm soát không lưu là đối tượng được ngành điện xếp vào diện hộ tiêu thụ loại 1, bao giờ cũng có hai đường dây, hai nguồn cung cấp điện từ điện lưới quốc gia. Nguồn thứ nhất bị sự cố, gián đoạn việc cung cấp điện thì nguồn thứ hai lập tức hoạt động. Việc chuyển đổi giữa hai nguồn nói trên hoàn toàn tự động. Cái này có trong hợp đồng giữa cơ quan quản lý trung tâm kiểm soát không lưu và ngành điện, nếu không có, ngành điện sẽ bị phạt rất nặng. 

Chẳng hạn doanh nghiệp luyện thép cũng được xếp vào hộ tiêu thụ loại 1, bao giờ cũng có hai nguồn, đề phòng trường hợp việc cung cấp điện bị gián đoạn khiến nguyên liệu trong lò bị đông cứng, phải đập bỏ lò, thiệt hại rất lớn. Vì vậy, khó có khả năng cả hai nguồn từ điện lưới quốc gia đều gặp sự cố.

TS Nguyễn Bách Phúc.

Nhưng thưa ông, Cục Hàng không Việt Nam đã thông tin chính thức nguyên nhân là do các thiết bị tích điện trong bộ lưu điện UPS cung cấp cho trung tâm kiểm soát không lưu gặp sự cố, gây mất điện? Giả sử cho rằng cả hai nguồn cung cấp điện từ điện lưới đều mất thì nguồn cung cấp thứ ba là động cơ diezen sẽ lập tức hoạt động, đảm bảo việc cung cấp điện cho trung tâm kiểm soát không lưu. Quy trình này hoàn toàn tự động, không cần mất nhiều thời gian. Các nhà hàng, khách sạn, thậm chí một chung cư hạng trung bình tại TPHCM cũng được thiết kế như vậy để đề phòng mất điện đột ngột, cư dân bị kẹt trong thang máy sẽ gặp nguy hiểm, huống hồ đây lại là trung tâm điều khiển không lưu cho một sân bay lớn. 

Nguồn thứ tư là hệ thống tích điện UPS. Bình thường, UPS nạp và lưu điện từ điện lưới. Khi hệ thống mất điện đột ngột thì UPS tự động chuyển sang chế độ cung cấp điện, đảm bảo hoạt động trong một thời gian. UPS không phải là thứ gì quá cao siêu. Nhà tôi cũng xài UPS cho mấy cái máy vi tính, đề phòng cúp điện đột ngột, dữ liệu vừa cập nhật trên máy sẽ không bị mất. Trung tâm điều khiển không lưu sử dụng điện năng không nhiều. Những nhà máy tiêu thụ điện gấp nhiều lần còn sử dụng UPS.

Nếu đã sử dụng đến UPS cũng có nghĩa là cả ba nguồn kia đã bị hỏng. Nếu tính cả USP thì cả bốn nguồn cung cấp điện đều gặp sự cố. Làm kỹ thuật điện từ 53 năm nay, tôi khẳng định chưa bao giờ có chuyện như vậy, kể cả trên thực tế hay lý thuyết. Càng kỳ lạ hơn là sự cố mất điện vừa qua xử lý rất đơn giản nhưng không hiểu sao phải mất đến hơn một giờ.
Cảm ơn ông.

Nguồn: Tiền Phong 24/11/2014

%d người thích bài này: