Đề nghị xuất khẩu TT cao cấp

Sperm-eggTrước tiên xin giải thích: TT ở đây không phải là thủ tướng hay tổng thống như báo chí thường viết tắt. TT đây là viết tắt cái từ nói về những cái tế bào có đuôi. Chúng được động vật giống đực xuất ra khi làm nhiệm vụ sinh sản. Chúng thi nhau bơi trong môi trường bên trong đường sinh đẻ của con vật giống cái, tìm đến cái trứng để tạo thành cái gọi là hợp tử, để cho ra đời một con con. Nói túm lại thì TT là… tinh trùng. Nhưng mà tương ngay cái từ ni vô cái tít thì đường đột quá, nên Michael Lang tui dùng từ viết tắt.

Cái ý tưởng thiên tài của tui là sự kết hợp xuất sắc của hai cái ý tưởng khoa học được mọi người bàn nhiều trong những ngày ni. Một là ý tưởng về việc xuất khẩu tài năng Việt (cụ thể hơn là xuất khẩu GS, TS). Cái ni đã xuất sắc, nhưng chưa là chi so với ý tưởng thứ hai. Đó là ý tưởng của một con mẹ đàn bà… À xin lỗi, xo-ri, phải gọi một cách lịch sự là của một đồng chí nữ dân biểu của Xứ Sở Bạch Dương. Nàng là một lây-đi khả ái với cái tên nghe thật du dương, E-le-na Bo-ri-xop-na Mi-zu-li-na. Nàng lại còn là TS luật. Cái ý tưởng vĩ đại của nàng là: Cần đem TT của đồng chí TT Nga Vờ-la-đi-mia Puy-tanh (viết là Putin hoặc Putain) thụ tinh cho trứng của hàng vạn phụ nữ Nga, nhằm tạo ra một thế hệ những người con của “lãnh tụ anh minh”, cải tạo nòi giống Nga, làm dân tộc Nga trở nên một dân tộc thượng đẳng!!!

Mình túm ngay cái ý tưởng tuyệt vời này để hình thành cái phát minh vĩ đại của mình là: Xuất khẩu! Xuất khẩu ngay! Xuất khẩu hàng loạt! Cái cần xuất khẩu là TT cao cấp, tức là TT của “cấp chiến lược”! Để cho chánh phủ các nước đem về phối ngẫu với trứng của bọn đàn bà con gái các nước. Tiếp tục đọc

Advertisement

CON GÁI CỦA RỪNG – Đào Hiếu

BAOLOC 10Lời nói đầu

Tôi viết bài bút ký này cách nay hơn một năm, khi huyện Bảo Lâm đang bắt đầu bị tàn phá để phục vụ cho dự án bauxite của Trung Quốc. Nhưng vì lúc ấy chưa có ai lên tiếng nên chúng tôi không có thông tin gì.

Chỉ nghe chính quyền huyện Bảo Lâm nói: “sẽ xây nhà máy bô-xít”, thấy một khu đất rộng đã được san lấp bằng phẳng. Vậy thôi. Không hình dung ra được gì. Không có kiến thức gì. Không ai nhắc tới Trung Quốc.

Buổi chiều các cán bộ của huyện ủy dẫn chúng tôi vào sâu trong rừng để xem một nhà máy thủy điện đang xây dựng. Cũng chẳng ai quan tâm đến cái nhà máy ấy. Lúc đó cái mà tôi chú ý nhất là những dãy núi. Chúng đã bị thiêu cháy không phải lẻ tẻ mà trùng trùng điệp điệp. Màu xanh của lá rừng đã được thay thế bằng màu tím đỏ như máu vừa khô trên những sườn non, dựng đứng một mảng màu đỏ tía khổng lồ, án ngữ phía chân trời khiến cho những đám mây cũng khô héo.

Rừng Tây Nguyên bị đưa lên giàn hỏa. Dưới chân tôi là tro than, thân cây cháy đen, còn phía chân trời là núi tím bầm huyết dụ.

Tôi hỏi vì sao đốt rừng quy mô lớn như vậy thì chính quyền địa phương nói đó là chuyện “làm ăn” gì đó của tỉnh Đắc Lắc kế bên. Gần như chúng tôi không ai biết gì. Còn những cán bộ của huyện Bảo Lâm thì chắc là đã biết cái vụ “ba Tàu vô khai thác bauxite” rồi nhưng họ được lệnh không tiết lộ.

Bây giờ nghĩ lại, thấy lúc ấy người ta tàn phá rừng mà sợ. Không phải là đốt, là phá mà là tàn sát, là hủy diệt hàng loạt.

Vậy mà đó mới chỉ là khúc dạo đầu của cuộc chinh phục Tây Nguyên.

Sau chuyến đi thực tế của Hội Nhà văn TPHCM ấy, hoàn toàn không thấy ai nói gì, bàn tán gì về bauxite, hoàn toàn không ai viết gì về bauxite, chỉ viết về chè, về cà phê về dâu tằm.

Tôi thì viết một bài bút ký về số phận của một người đàn bà trẻ dân tộc Châu Mạ. Chị là công nhân hái chè nhưng cũng là giọng solo sáng giá trong ca đoàn của nhà thờ Tân Rai.

Tân Rai đang bị bauxite hóa. Một ngày nào đó có lẽ nhà thờ Tân Rai cũng không còn. Đó là bi kịch của người Châu Mạ, một dân tộc bị chính quyền Việt Nam bỏ rơi, sống lay lắt, sống như cỏ dại mọc lên giữa đất đá và muông thú. Nhất là những con người sống ở làng Tol bất hạnh mà bạn đọc sẽ thấy ở đoạn cuối bài ký này.

Nó như một đoạn phim giả tưởng giữa thế kỷ 21.

Tôi nghĩ nếu ai đó có hứng thú, nên cùng tôi trở lại Bảo Lâm để làm một cuốn phim về cái làng Tol cùng khổ ấy, về người đàn bà Châu Mạ ấy.

Giờ đây khu vực ấy đang bị giải tỏa, “làng Trung Hoa” đang hình thành với những hàng rào lưới B40, những thanh niên Tàu trà trộn ngày một đông, những cô gái trẻ mang bụng bầu vào xưng tội trong nhà thờ Tân Rai ngày một nhiều, những đứa con hoang mang dòng máu Trung Quốc sắp chào đời… Cuộc lấn chiếm khá bình lặng nhưng rõ nét với sự xuất hiện của tờ giấy bạc “Nhân dân tệ” có hình Mao Chủ tịch màu tím đỏ.

Buôn làng của người Việt hay dân tộc K’ ho, Châu Mạ hẹp dần, nhường chỗ cho bauxite.

Hôm nay, tôi đăng lại bài bút ký này để ghi dấu một vùng thiên nhiên: những rừng sim, những đồi trà, những rẫy bắp, những con suối nhỏ róc rách… sắp biến mất dưới lớp bùn đỏ.

Và cũng để lưu giữ hình bóng một người đàn bà trẻ mạnh mẽ như cây rừng, đơn độc như dòng suối nhưng vẫn sống, vẫn bước qua số phận, số phận hẩm hiu của dân tộc Châu Mạ.

Tôi mong ước có nhà làm phim nào đó sẽ về Việt Nam để cùng tôi viết tiếp câu chuyện về làng Tol và về người đàn bà trẻ này, xem họ sẽ vượt qua thảm họa bauxite hiện nay như thế nào?

_ Tiếp tục đọc

20/11, MỘT KỶ NIỆM BUỒN

KHIEMNguyễn Khiêm

Nhân đọc bài của Tiêu Dao Bảo Cự nói về GD thời VNCH và cũng nhân sắp đến ngày 20-11, xin gửi lên đây một đoạn trích KUSS nhớ về một kỷ niệm buồn chuyện dạy học sau 75.

“…Tâm hồn trẻ thơ thế hệ chúng tôi được dưỡng nuôi bằng những bài văn xuôi của Xuân Diệu (trích trong Phấn thông vàng, Trường ca), của Đinh Gia Trinh (Hoa súng, Một cảnh chùa…), Nguyễn Tuân (Mưa Huế). Đoạn tả buổi sáng mùa xuân tràn nắng mới của Bùi Hiển trong cuốn Nằm vạ là một đoạn tuyệt bút. Không cần gì nội dung phải thiết thực, phải “gắn liền” với cái này cái nọ. Chỉ cần văn hay, lời đẹp để nuôi dưỡng mỹ cảm nơi trẻ thơ, rèn luyện trực giác nơi tâm hồn chúng. Một nhà phê bình văn học có nói cái hay, cái đẹp cũng chính là cái tốt và đạo đức đó thôi. Chúng tôi cũng đã học văn xuôi của nhiều tác giả khác phần lớn đều ở lại đất Bắc, người ta không nề hà gì mà không sao lục cho học sinh học. Tôi có hỏi qua văn xuôi của các tác giả đó, rất ngạc nhiên khi các đồng nghiệp người bắc cho biết chưa hề đọc qua những bài chúng tôi đã học. Sách ngữ pháp thì đồ sộ mà dẫn chứng toàn danh ngôn của các lãnh tụ chính trị, còn văn thơ minh họa phần nhiều là dở,(ngoại trừ ông Cao Xuân Hạo, khi phải minh họa các qui tắc ngữ pháp, bao giờ ông cũng dẫn lời nói phổ biến nhất trong dân gian). Tôi có dịp hỏi học sinh chọn giỏi văn của thành phố thử cho biết bài thơ bài văn nào em thấy hay nhất và đã thuộc lòng, kết quả là không. Các em đã không nhớ bài nào trong sách giáo khoa. Một chuyện oái oăm dạy cho tôi bài học đích đáng về việc “tìm tòi” trong giảng dạy. Tìm tòi là cái nói cho có, tức nói láo. Dại mà tin thì bỏ mạng. Tôi vốn phụ trách phần giáo trình hướng dẫn giáo sinh dạy bài tác văn cho học sinh tiểu học. Dạy phần này đỡ lắm, khỏi giảng văn theo sách quá máy móc chặt chẽ, nhưng rồi cũng có chuyện. Một hôm, tôi đem một bài văn xuôi* ra minh họa về cách dàn ý bài văn theo trình tự thời gian, tôi đọc qua theo trí nhớ để dẫn chứng. Tôi tưởng vậy là ngon lành, ít nhất tiết dạy cũng “đạt yêu cầu”, nhưng không, người ta đem bài dạy ra mổ xẻ, hỏi tôi bài trích ở đâu, tác giả là ai (vô phước cho tôi, tác giả thì…vô danh, trích thì từ trí nhớ!) Nhờ nội dung “tích cực” của nó nên tôi được bỏ qua nhưng khuyến cáo không bao giờ được trích dẫn cái gì không minh bạch, không nguồn gốc, nhất là không được dạy cái gì ngoài sách giáo khoa, sách tham khảo. Người ta bảo thiếu gì bài trong sách hướng dẫn giảng dạy mà phải tìm ở đâu cho xa xôi để dẫn chứng(!) Tiếp tục đọc

Chuyện không hề nhỏ

LUONG HOAI NAMThứ sáu, 14/11/2014 | 06:00 GMT+7
Cái ốc vít cho điện thoại Samsung rất nhỏ, lâu nay Samsung nhập từ nước ngoài vào Việt Nam với giá 50 đồng một chiếc. 1.000 đồng mua được những 20 chiếc. Thế mà nó lại trở thành chuyện lớn, được nêu ra nghị trường để tranh luận.

Không phải là chuyện ốc vít. Đây là chuyện về năng lực nghiên cứu – phát triển, sản xuất và bán hàng hoá công nghiệp. Nôm na là Việt Nam có biết làm công nghiệp không?

Tại diễn đàn “Đẳng cấp quốc tế – Lời giải từ sản phẩm Việt” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hôm 1/11, ông Vũ Thanh Thắng, Phó Chủ tịch BKAV, nói: “Việt Nam hoàn toàn sản xuất được những thiết bị công nghệ cao. Điểm yếu nhất là các doanh nghiệp không khắt khe trong các tiêu chuẩn sản phẩm”.

Cũng tại diễn đàn đó, một số diễn giả cho rằng nước ta thừa sức làm ốc vít, thậm chí cả iPhone 6, nhưng làm để làm gì?

Cuộc tranh luận này làm tôi nhớ lại một chuyện cũ. Ngày 15/11/1988, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ con thoi sử dụng nhiều lần có tên Buran (Bão Tuyết). Khi phỏng vấn ông Valentin Glushko, tổng công trình sư dự án, phóng viên một tờ báo Liên xô hỏi: “Ngành công nghiệp Liên Xô nay đã sản xuất được tàu coi thoi Buran tốt không kém tàu con thoi Colombia của Mỹ. Theo ông, Liên Xô có thể sản xuất được tủ lạnh tốt không kém tủ lạnh Nhật không?”. Glushko đã trả lời hóm hỉnh mà thẳng thắn: “Tất nhiên được chứ! Nhưng tôi e rằng giá thành cái tủ lạnh Liên Xô đó cũng bằng cái… tàu Buran”. Chuyến bay ngày 15/11/1988 là chuyến bay đầu tiên và cũng là cuối cùng của chương trình tàu vũ trụ con thoi tiêu tốn của Liên Xô 20 tỷ rúp (gần 30 tỷ USD theo tỷ giá chính thức lúc đó).

Nó cũng làm tôi nhớ lại ý của một ông giám khảo cuộc thi sắc đẹp nào đó, rằng so với các thí sinh hoa hậu quốc tế thì thí sinh của ta chỉ kém hơn về thể hình, ứng xử và kiến thức. “Chỉ” kém họ ở mấy điểm thế thôi, chứ các mặt khác đều ổn cả. Về các sản phẩm công nghiệp cũng vậy. Ta cũng chỉ kém người về khả năng nghiên cứu – phát triển, thiết kế, sản xuất quy mô lớn, kiểm soát chất lượng sản phẩm và năng lực bán hàng. Các mặt khác đều ổn cả.

Rất nhiều người Việt Nam nghĩ cái gì thế giới đã làm tốt rồi thì Việt Nam chẳng nên làm nữa, mua về mà dùng. Họ nghĩ Việt Nam chỉ nên làm những gì thế giới chưa làm tốt. Tôi nghĩ mãi không ra thứ gì thế giới còn chưa làm tốt và đang trông chờ lời giải từ Việt Nam. Hình như mọi thứ đều có ai ở đâu đó đang làm và làm tốt.

Tôi cũng thắc mắc tại sao khi Nhật đã làm hàng điện tử tốt rồi; Pháp đã làm nước hoa, mỹ phẩm tốt rồi; Italy đã làm thời trang tốt rồi; Mỹ đã làm điện ảnh tốt rồi; Đức đã làm ôtô tốt rồi… Hàn Quốc lại nhảy vào tất cả lĩnh vực đó để rồi… thành công? Họ đầu tư nhiều cho nghiên cứu – phát triển (R&D), cử nhiều người ra nước ngoài học, mời nhiều chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Rồi họ làm được hết và làm rất tốt. Trung Quốc cũng đã và đang sản xuất tất cả mọi thứ lâu nay thiên hạ đã sản xuất tốt rồi. Họ làm không hẳn tốt hơn, nhưng làm số lượng cực lớn, giá cực rẻ và bán hàng cực giỏi. Trung Quốc nay đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) về đầu tư cho R&D. Mỗi năm họ chi 2% GDP, bình quân mỗi ngày gần 1 tỷ USD cho R&D. Họ đứng thứ ba về số lượng đăng ký bản quyền sáng chế PCT (sau Mỹ và Nhật Bản).

Trong lĩnh vực công nghiệp, đối với trí tuệ và khả năng con người, không tồn tại bất kỳ giới hạn nào về chất lượng, giá cả. Mọi thứ đều có thể được làm tốt hơn. Mọi thứ đều có thể được làm rẻ hơn. Trước đây, GPS là một tính năng đắt đỏ, chỉ sử dụng cho các thiết bị quốc phòng. Nay GPS là tính năng bình dân của nhiều điện thoại di động có giá chỉ vài chục USD mỗi chiếc. Trước đây, Boeing của Mỹ là nhà chế tạo máy bay “bất khả cạnh tranh”. Mấy năm gần đây, Airbus của châu Âu đã soán ngôi của Boeing về số loại và số lượng máy bay bán ra mỗi năm. Không có gì là không thể.

Chúng ta đã và đang ngụy biện cho năng lực công nghiệp kém cỏi của mình. Khái niệm “làm được” được hiểu một cách hời hợt. “Làm được” phải là thiết kế được, sản xuất được với số lượng lớn, chất lượng đồng đều, giá thành có tính cạnh tranh và bán được hàng. Nếu chưa phải như thế thì chưa thể nói là “làm được”.

Hơn 30 năm trước, chúng tôi buôn bàn là, nồi áp suất từ Liên Xô về Việt Nam. 30 năm sau, vào các siêu thị hàng gia dụng ở Việt Nam, tôi không thấy cái bàn là, nồi hầm Việt Nam nào cả. Các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp khác cũng rất hiếm. Chỉ còn 6 năm nữa là đến mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp (2020), nhưng xem danh sách 32 sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội, không thấy sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chỉ thấy bia, màn tuyn, săm lốp cao su, cửa sổ nhôm kính, dây cáp điện, đá ốp lát, đồ nhựa, hàng may mặc, phân lân, thức ăn chăn nuôi…

Không quốc gia nào sản xuất đủ và tự cung tự cấp mọi hàng hoá công nghiệp. Nhưng một nước đất chật, dân đông trên 90 triệu người như Việt Nam mà không phát triển sản xuất công nghiệp với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, chỉ gia công lắp ráp và nhập ngoại hàng hoá công nghiệp, là không ổn. Gia công lắp ráp mang lại giá trị gia tăng rất thấp, chỉ là tiền công. Nhập hàng hoá công nghiệp nước ngoài thì phải có tiền. Giá trị hàng hoá nông, thuỷ sản và dịch vụ không thể đủ để nhập khẩu hàng công nghiệp, ta buộc phải bán tài nguyên để cân đối ngoại thương. Nhưng tài nguyên không phải là niêu cơm Thạch Sanh. Nếu Việt Nam không biết làm công nghiệp thì khó mong có sự thịnh vượng.

Trong 9 tháng đầu năm, nhập siêu từ Trung Quốc đạt 20,17 tỷ USD và dự kiến đạt 27 tỷ USD cho cả năm, rất đáng ngại. Tình hình nhập siêu của Việt Nam sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu nền sản xuất công nghiệp Việt Nam cứ đì đẹt mãi như trong mấy chục năm qua.

Thế nên chuyện này không hề nhỏ, nếu không muốn nói là rất lớn.

Lương Hoài Nam (VNEXPRESS)