Chủ nghĩa A-pác-thai là gì?

Tổng thống tiền nhiệm Klerk và Nelson Mandela

Tổng thống tiền nhiệm Klerk và Nelson Mandela

Khi nói về Nelson Mandela hay đất nước Nam Phi, người ta hay nhắc đến cuộc đấu tranh chống “chủ nghĩa A-pác-thai”.

Vậy chủ nghĩa A-pác-thai là gì? Về thực chất, đó là một dạng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, do thiểu số người da trắng ở miền Nam và Tây Nam Phi áp đặt để duy trì ách thống trị của họ đối với đa số người da đen bản địa.

Nhưng tại sao không gọi nó đơn giản là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, mà phải gọi là “chủ nghĩa A-pác-thai”? Liệu nó có phải là học thuyết của một ông A-pác-thai nào đó, giống như chủ nghĩa Marx là hệ tư tưởng do Karl Marx khởi xướng? Không, hoàn toàn không phải vậy. Nó không có gốc từ liên quan đến họ tên của bất kỳ một nhân vật nào. Thực chất, đó đơn giản là vấn đề từ vựng trong tiếng Nam Phi, một biến dạng của tiếng Hà Lan. (Người da trắng thống trị ở Nam Phi chủ yếu là dân gốc Hà Lan.) Đây là một ngôn ngữ rất gần với tiếng Anh. Trong thứ tiếng đó, từ mà báo chí ta phiên âm là a-pác-thai được viết là “apartheid”, có phiên âm quốc tế là [ɐˈpɑːrtɦɛit]. Nó được ghép từ chữ “apart”, có nghĩa là phân biệt, cách ly, ở đây ý nói phân biệt da trắng với da đen, kèm theo sự phân biệt đối xử tệ hại (trong tiếng Anh cũng có từ “apart” là trạng từ với nghĩa là tách rời) và đuôi từ “-heid” (tương ứng với “-hood” trong tiếng Anh) có nghĩa là “tình trạng”.

Như vậy, “apartheid” hiểu thật đúng phải là “tình trạng phân biệt chủng tộc”. Đó đơn giản là một từ trong tiếng Nam Phi, đồng nghĩa với “racism”. Nó là một khái niệm chung, không liên quan đến học thuyết của một cá nhân nào. Việc dùng từ này thay cho từ racism khi nói đến tệ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chỉ để nhấn mạnh rằng ta đang nói đến tệ nạn đó ở chính Nam Phi chứ không phải nơi nào khác.

Apartheid được áp đặt ở Nam Phi và Tây Nam Phi bởi đảng cầm quyền của người da trắng gốc Hà Lan vào khoảng năm 1940, sau khi loại bỏ được sự kiểm soát của người Anh trong cuộc tranh giành quyền khai thác kim cương tại miền đất này. Sau nhiều thập niên đấu tranh kiên cường dưới sự dẫn dắt của Mặt Trận Dân Tộc Phi (ANC) đứng đầu là Nelson Mandela và một số tổ chức khác, nhân dân Nam Phi đã buộc được chính quyền của người da trắng phải thừa nhận quyền bình đẳng của mọi thành viên trong xã hội, bất kể màu da và xuất xứ. Ngày 2 tháng 2 năm 1990, tổng thống da trắng de Klerk tuyên bố hủy bỏ các điều luật phân biệt chủng tộc, thừa nhận ANC và các đảng phái của người da đen là hợp pháp. Chín ngày sau, Nelson Mandela ra khỏi nhà tù Victor Verster. Trong năm 1993, hai ông Nelson Mandela và de Klerk được trao giải Nobel hòa bình. Cuối cùng, vào năm 1994, cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở Nam Phi diễn ra, kết quả là Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên, chấm dứt sự tồn tại của apartheid.

NTS

(Theo en.wikipedia.org và cs-students.stanford.edu. )

Advertisement

12 comments on “Chủ nghĩa A-pác-thai là gì?

  1. Pingback: -Chủ nghĩa A-pác-thai là gì? « ttxcc6

    • Cái thứ gọi là “chủ nghĩa” này thực ra không phải là học thuyết, mà là một thái độ sống. Nó đã tồn tại từ hàng ngàn năm, và chẳng ai “sáng lập” ra nó cả.

      • Thanks bạn vì con trai mình hỏi.câu đó mình thì biết chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nhưng chưa nghe tên người sáng lập bao giờ.mà câu hỏi của hs lớp 7 lại hỏi người sáng lập nên mình bó tay.com vào google cũng no.vậy xin chân thành cảm ơn bạn.

    • Chắc là SGK lớp 7 hoặc nhà trường sẽ cho đáp án là ông de Klerk, cựu TT Nam Phi (trước Nelson Mandela)? He-he.

  2. ”Chủ nghĩa A-pác-thai”-Kỳ Thị…Phân biệt chủng tộc để Ý màu da…Nhất ĐEN thấy quá Xấu Xa…Giống như da Mọi nhìn là thấy ghê!Thuộc người Thượng hết chỗ chê! Sống chỗ núi rừng cận kề đầm lầy.Da màu da vàng cũng vậy.Nào như da trắng quí phái xinh đẹp.Thế đó sinh sự Phân Biệt.Sinh chuyện đẳng cấp”hà hiếp Da Đen”.Đen làm tôi mọi đủ chuyện.Đen làm những việc hạ tiện khổ cực.Đen phải đày đọa đến chết.Đen như con Chó nuôi vứt không thương..”Nhưng may có Kerk-Tổng Thống.Da Trắng còn biết yêu thương Da Đen?”Phối hợp Tổng Thống Da Đen Nelson.Kỳ Thị chủng tộc -giải phóng?Nhưng nghĩ…” Tạm thời giai đoạn..Giảm thôi-dài dài vẫn còn đến NAY….!”

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s